Các lý thuyết nền cho nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện hệ thống kế toán của các đơn vị hành chính sự nghiệp theo định hướng chuẩn mực kế toán công quốc tế nghiên cứu cho các đơn vị hành chính sự nghiệp (Trang 42 - 47)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.4 Các lý thuyết nền cho nghiên cứu

2.4.1 Lý thuyết đại diện hay còn gọi là lý thuyết ủy nhiệm (Agency Theory)

Nội dung lý thuyết đại diện: lý thuyết này bắt nguồn từ những nghiên cứu

đầu tiên tập trung vào vấn đề thông tin bất cân xứng giữa người sở hữu và nhà quản lý trong ngành bảo hiểm (Spence và Zeckhauser, 1971; Ross, 1973), và nhanh chóng trở thành một lý thuyết khái quát những vấn đề liên quan đến hợp đồng đại diện trong những lĩnh vực khác (Jensen và Meckling, 1976; Harris và Raviv, 1978). Chủ sở hữu (principals) là chủ của các nguồn lực và người đại diện (agents) là người được ủy quyền (được thuê) của chủ sở hữu nguồn lực. Người đại diện được

trao một số quyền quản lý nhất định đối với nguồn lực nhằm phục vụ lợi ích của chủ sở hữu. Lý thuyết về đại diện cho rằng, nếu chủ sở hữu và người quản lý cơng ty đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình, thì có cơ sở để tin rằng người quản lý công ty sẽ khơng ln ln hành động vì lợi ích tốt nhất cho người chủ sở hữu. Sự tách biệt giữa người sở hữu và người quản lý tạo ra hiện tượng thông tin khơng cân xứng, nhà quản lý có ưu thế hơn chủ sở hữu về thơng tin, nên dễ dàng hành động tư lợi, hơn nữa việc giám sát các hành động của người đại diện cũng rất tốn kém, khó khăn, phức tạp. Lý thuyết này đưa ra vấn đề chính là khi người đại diện thay mặt người chủ sở hữu để thực hiện cơng việc (họ dĩ nhiên có lợi thế hơn về thơng tin) làm thế nào để họ vì lợi ích của chủ sở hữu.

Ứng dụng của lý thuyết đại diện vào nghiên cứu:

Trong khu vực cơng nói chung và đơn vị HCSN nói riêng, thủ trưởng các đơn vị, chính quyền và quan chức ở cấp thấp, cấp trực tiếp sử dụng tài chính cơng là bên quản lý ln có lợi thế trong việc thu thập, xử lý, cung cấp thông tin tại đơn vị cơng. Trong khi đó Quốc hội và chính quyền, quan chức ở cấp cao là bên sở hữu ở vào thế mong muốn có được thơng tin trung thực, hữu ích tại đơn vị cơng để ra quyết định. Đặc tính này cho thấy giữa bên chủ sở hữu và bên nhà quản lý tồn tại mối quan hệ thơng tin bất cân xứng. Vì vậy, dựa vào quyền lực và sự chi phối của mình Quốc Hội và chính quyền địa phương cấp cao ln muốn thủ trưởng các đơn vị công cấp thấp hơn cơng bố thơng tin về tình hình hoạt động, tình hình tài chính, tình hình lưu chuyển tiền tệ một cách rõ ràng, minh bạch nhất để đánh giá hiệu quả quản lý của chính quyền cấp thấp hơn. Tuy nhiên, do nhiều nhu cầu quyền lợi khác nhau mà chính quyền cấp thấp sẽ có xu hướng cung cấp thơng tin theo hướng có lợi cho họ. Chính tính bất cân xứng đó khiến quan hệ chủ sở hữu – nhà quản lý ln tồn tại một chi phí đại diện. Suy rộng ra, trong mối quan hệ giữa công chúng mà đại diện là quốc hội, nhà quản lý, điều hành các đơn vị công, thủ trưởng các đơn vị công và trong mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương, điều quan trọng là làm sao để Quốc hội và chính quyền trung ương có thể điều khiển hoạt động của chính quyền địa phương đạt được hiệu quả cao với một chi phí đại

diện thấp. Bên chủ sở hữu phải tìm ra các giải pháp để bên nhà quản lý thực hiện nhiều nhất các hoạt động phù hợp với mong muốn hoặc yêu cầu định trước của bên chủ sở hữu và lợi ích của bên nhà quản lý khơng phải hình thành từ thiệt hại của bên chủ sở hữu. Như vậy, để chi phí đại diện bé nhất địi hỏi Quốc hội, Chính phủ phải thiết lập các chuẩn mực yêu cầu các cơ quan chính quyền các cấp tuân thủ.

Như vậy, dựa vào lý thuyết này, luận văn sẽ nghiên cứu các nhân tố: hệ thống chính trị, hệ thống pháp lý, mơi tưởng quốc tế, môi trường kinh tế.

2.4.2 Lý thuyết Quỹ (Fund Theory)

Nội dung lý thuyết: Lý thuyết Quỹ được đề xuất bởi Vatter (1947), ông cho

rằng Quỹ là một đơn vị hoạt động theo một mục đích cụ thể. Phương trình kế tốn được thể hiện như sau:

Tổng tài sản = Tổng các giới hạn của tài sản

Theo lý thuyết này khái niệm “giới hạn tài sản” phản ánh giá trị của một nhóm tài sản bị giới hạn sử dụng cho các mục đích xác định. Nợ phải trả hay vốn chủ sở hữu được xem là các nghĩa vụ kinh tế, pháp lý áp đặt lên việc sử dụng tài sản. Vốn chủ sở hữu là phần giới hạn cuối cùng nhằm cân đối giữa hai bên phương trình. Theo lý thuyết này bảng cân đối kế tốn có thể được trình bày khác nhau khi báo cáo cho các đối tượng khác nhau. Thu nhập được xem là tài sản tăng lên của quỹ. Chi phí là cái phát sinh nhằm thực hiện mục đích của quỹ. Khơng có lợi nhuận nào phản ánh đầy đủ tất cả mục đích các bên quan tâm. Nghiên cứu này cho rằng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong quản lý, nhà nước phân chia các nhiệm vụ theo từng hoạt động tương ứng với các mục đích khác nhau. Theo đó, nguồn lực sẽ được phân bổ theo từng hoạt động. Mỗi quỹ được phản ánh độc lập trên cơ sở ghi nhận thu nhập được phân bổ để thực hiện nhiệm vụ chi được xác định. Báo cáo tài chính được trình bày riêng theo từng quỹ nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động mỗi quỹ.

Ứng dụng của lý thuyết Quỹ vào nghiên cứu:

Theo lý thuyết Quỹ thì nguồn lực giới hạn của tài sản được phân bổ cho các hoạt động khác nhau thuộc khu vực cơng phải được báo cáo và trình bày riêng theo từng

quỹ để đánh giá hiệu quả. Để đảm bảo thơng tin giải trình từ các Quỹ có độ tin cậy nhất thiết phải thiết lập một hệ thống chuẩn mực để đánh giá.

Như vậy, dựa vào lý thuyết này, luận văn sẽ nghiên cứu các nhân tố: môi trường nghề nghiệp, điều kiện tổ chức, thực hiện.

Bảng 2.1 Bảng tổng kết các nhân tố tác động đến việc hồn thiện hệ thống kế tốn đơn vị HCSN theo định hƣớng chuẩn mực KTC quốc tế

STT Nhân tố Cơ sở lý thuyết Chiều tác động

1 Hệ thống chính trị Lý thuyết đại diện Cùng chiều 2 Hệ thống pháp lý Lý thuyết đại diện Cùng chiều 3 Môi trường quốc tế Lý thuyết đại diện Cùng chiều 4 Môi trường kinh tế Lý thuyết đại diện Cùng chiều 5 Môi trường nghề nghiệp Lý thuyết Quỹ Cùng chiều 6 Điều kiện tổ chức, thực hiện Lý thuyết Quỹ Cùng chiều

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chương này tác giả đã trình bày các lý thuyết liên quan như lý thuyết đại diện, lý thuyết Quỹ, một số vấn đề cơ bản về hệ thống kế toán trong đơn vị HCSN, về chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế nhằm giúp người đọc thấy được cơ sở lý thuyết nền về việc hoàn thiện hệ thống kế toán của các đơn vị HCSN theo định hướng chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế. Đồng thời tác giả cũng xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện hệ thống kế toán của các đơn vị HCSN theo định hướng chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế là: hệ thống chính trị, hệ thống pháp lý, mơi trường quốc tế, môi tường kinh tế, môi trường nghề nghiệp, điều kiện tổ chức, thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện hệ thống kế toán của các đơn vị hành chính sự nghiệp theo định hướng chuẩn mực kế toán công quốc tế nghiên cứu cho các đơn vị hành chính sự nghiệp (Trang 42 - 47)