Mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện hệ thống kế toán của các đơn vị hành chính sự nghiệp theo định hướng chuẩn mực kế toán công quốc tế nghiên cứu cho các đơn vị hành chính sự nghiệp (Trang 54)

CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3 Thiết kế nghiên cứu

3.3.2.3 Mẫu nghiên cứu

Phương pháp chọn mẫu:

Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Đây là phương pháp chọn mẫu phi xác xuất trong đó tác giả tiếp cận với phần tử mẫu bằng phương pháp thuận tiện. Nghĩa là tác giả có thể chọn những phần tử nào

mà tác giả có thể tiếp cận được (Nguyễn Đình Thọ, 2011, trang 240). Ưu điểm của phương pháp này là tác giả có thể chọn mẫu theo sự thuận tiện của cá nhân, phù hợp với việc nghiên cứu vì tiết kiệm thời gian và chi phí. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là tính đại diện thấp, khơng tổng qt hóa cho đám đơng (Nguyễn Đình Thọ, 2011, trang 233).

Kích cỡ mẫu:

Phương pháp phân tích dữ liệu tác giả sử dụng trong luận văn là phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA. Theo Bollen (1989), để có thể phân tích nhân tố khám phá cần thu thập dữ liệu với kích thước mẫu ít nhất bằng 5 lần các biến quan sát, theo Hair & ctg (2006) thì phương pháp EFA cần kích thước mẫu lớn, tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ quan sát/biến đo lường tối thiểu là 5:1, tức là kích thước mẫu = số biến quan sát * 5 (Nguyễn Đình Thọ, 2011, trang 409).

Bên cạnh đó, để đảm bảo phân tích hồi quy thì kích thước mẫu phải đảm bảo theo cơng thức n ≥ 50 + 8p, với n là kích thước mẫu tối thiểu cần thiết và p là số lượng biến độc lập trong mơ hình (Nguyễn Đình Thọ, 2011, trang 499).

Trong luận văn, tác giả đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA 23 biến quan sát nên kích thước mẫu được xác định là 5 * 23 = 115 mẫu. Tác giả đã gửi mẫu đi khảo sát thông qua công cụ Google docs và phát bảng khảo sát trực tiếp đến tay người được khảo sát, và kết quả thu về 153 mẫu phù hợp đảm bảo theo điều kiện kích thước mẫu cho phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy.

3.3.2.4 Đối tƣợng khảo sát

Đối tượng khảo sát trong luận văn này là các kế toán viên, kế toán trưởng, kiểm toán viên, cán bộ quản lý đang làm hoặc đã làm cơng tác kế tốn tại các đơn vị HCSN trên địa bàn TPHCM và các đối tượng am hiểu về kế toán đơn vị HCSN đang ở trên địa bàn TPHCM (Phụ lục 6).

3.3.2.5 Các bƣớc thực hiện nghiên cứu

Sau khi thu thập ý kiến khảo sát, một bảng tổng hợp số liệu được lập ra. Tiếp theo, phần mềm SPSS được sử dụng để hỗ trợ cho việc phân tích

Hệ số này đó lường tính nhất quán của các biến quan sát trong cùng một thang đo để đo lường cùng một khái niệm (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Hệ số này được tính tốn trước khi phân tích nhân tố khám phá EFA để loại các biến không phù hợp. Kiểm định Cronbach’s Alpha: theo Nunnally (1994) và Peterson (1994), thang đo được đánh giá là sử dụng được và tốt đòi hỏi thỏa mãn đồng thời hai điều kiện:

+ Hệ số alpha của tổng thể lớn hơn 0,6. Nếu hệ số alpha nhỏ hơn 0,6 thì ta cần loại bỏ biến quan sát đó để đạt tiêu chuẩn

+ Hệ số tương quan biến tổng (corrected item – total correlation) lớn hơn 0,3. Những biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ được coi là biến rác và cần được loại ra khỏi mô hình

Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)

Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và loại bớt các biến số không đảm bảo độ tin cậy thì chúng ta sẽ tiến hành phân tích nhân tố. Phân tích nhân tố khám phá là một kỹ thuật nhằm mục đích giảm khối lượng dữ liệu cần nghiên cứu. Một tập nhiều biến dùng cho phân tích có thể được khái qt hóa bằng một tập các nhân tố nhỏ hơn, gọn gàng hơn. Muốn sử dụng EFA, thì hệ số tương quan giữa các biến phải ≥ 0.30. Để đánh giá mối quan hệ giữa các biến thì dùng các tiêu chí sau:

+ Kiểm định Bartle: dùng để kiểm định giả thuyết Ho: các biến khơng có tương quan với nhau trong tổng thể. Nếu giả thuyết Ho không thể bị bác bỏ thì việc phân tích nhân tố là khơng thích hợp.

+ Kiểm định KMO ( Kaiser – Meyer – Olkin ): là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Để sử dụng EFA, KMO phải lớn hơn 0.50. Kaiser ( 1974) đề nghị KMO ≥ 0.90 : rất tốt, KMO ≥ 0.80 : tốt, KMO ≥ 0.70 : được, KMO ≥ 0.60 : tạm được , KMO ≥ 0.50 : xấu , KMO < 0.50: khơng chấp nhận được (Nguyễn Đình Thọ, 2011, trang 397).

+ Kiểm định phương sai trích (% cumulative variance) của các yếu tố: Trong bảng Tổng phương sai được giải thích (total variance explained), tiêu

chuẩn được chấp nhận là phương sai trích lớn hơn 50%. Kết quả thể hiện phần trăm biến thiên của biến quan sát. Ví dụ: Phương sai cộng dồn của các yếu tố là 73% nghĩa là 73% thay đổi của các nhân tố được giải thích bởi các biến quan sát.

=> Các biến quan sát đảm bảo thỏa bốn điều kiện: Kiểm định Cronbach’s Alpha, Kiểm định Bartle, Kiểm định KMO, Kiểm định phương sai trích của các yếu tố sẽ được chấp nhận. Nếu các biến quan sát nào không thỏa các điều kiện kiểm định sẽ được loại ra. Mơ hình tiếp tục thực hiện quy trình kiểm định các biến quan sát còn lại. Bước cuối cùng chỉ còn lại các biến quan sát thỏa điều kiện kiểm định. Sau đó, thực hiện phân tích EFA riêng cho hai nhóm biến độc lập và biến phụ thuộc. Sau đi xác định các nhân tố nào có sự ảnh hưởng, tác giả tiếp tục xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó thơng qua phân tích mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến dựa trên chương trình SPSS 20.0.

Phân tích hồi quy tuyến tính

Mơ hình hồi qui có dạng:

Yi=β0 + β1X1i + β2X2i + ....+ βPXPi+ ei

Một công việc quan trọng của bất kỳ thủ tục thống kê xây dựng mơ hình nào cũng đều là chứng minh sự phù hợp của mơ hình. Một thước đo cho sự phù hợp của mơ hình tuyến tính thường dùng là hệ số xác định mơ hình R². R² càng gần 1 thì mơ hình ta xây dựng càng gần với tập dữ liệu. Hệ số R² là phần biến thiên của biến phụ thuộc do các biến độc lập giải thích.

Sử dụng phân tích phương sai ANOVA để kiểm định. Nếu mức ý nghĩa có độ tin cậy 95% (sig<=95%), thì mơ hình được xem là phù hợp.

Kiểm tra hiện tƣợng đa cộng tuyến:

Hiện tượng đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc lập có quan hệ tuyến tính với nhau. Để kiểm định hiện tượng này, ta sử dụng hệ số phóng đại phương sai VIF. VIF càng nhỏ thì khả năng đa cộng tuyến càng nhỏ. Theo Hair & ctg (2006) điều kiện để khơng có hiện tượng đa cộng tuyến là VIF<10

3.3.2.6 Cơng cụ phân tích dữ liệu

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Chương này tác giả trình bày quy trình nghiên cứu chung của luận văn, thiết kế thang đo và xây dựng bảng câu hỏi, mục tiêu khảo sát, phương pháp khảo sát, mẫu khảo sát và phương pháp phân tích dữ liệu được sử dụng trong luận văn.

Với mục tiêu khảo sát (1) Các nhân tố nào ảnh hưởng đến việc hoàn thiện hệ thống kế toán đơn vị HCSN theo định hướng chuẩn mực KTC quốc tế, (2) Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này như thế nào, (3) Những giải pháp nào cần được áp dụng để hoàn thiện hệ thống kế toán đơn vị HCSN theo định hướng chuẩn mực KTC quốc tế, luận văn sử công cụ là bảng câu hỏi và thiết kế các thang đo tương ứng với mơ hình nghiên cứu được đề xuất bao gồm 1 biến phụ thuộc và 6 biến độc lập. Qua đó tác giả xây dựng bảng câu hỏi, gửi đến các kế toán viên, kế toán trưởng, cán bộ quản lý, kiểm toán viên và những người am hiểu về kế toán đơn vị HCSN trên địa bàn TPHCM. Sau khi được thu thập đầy đủ số mẫu, dữ liệu sẽ được phân tích bằng các phương pháp phân tích như thống kê tần số, hệ số Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan, phân tích hồi quy tuyến tính bội thơng hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0.

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

4.1 Kết quả nghiên cứu định tính

Thơng qua q trình nghiên cứu định tính, tác giả đã xây dựng được bảng câu hỏi làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu định lượng nhằm thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát, đánh giá và kiểm định mơ hình. Ngồi ra qua q trình phân tích tìm hiểu các nghiên cứu trước, tác giả đã thiết lập được bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện hệ thống kế toán của đơn vị HCSN theo định hướng chuẩn mực KTC quốc tế (Bảng 3.1 Chương 3)

4.2 Kết quả nghiên cứu định lƣợng 4.2.1 Mô tả mẫu quan sát

Bảng câu hỏi khảo sát được thực hiện thông qua công cụ Google docs thu về được 63 bảng trả lời, và thơng qua hình thức phát trực tiếp 120 bảng câu hỏi thì thu được thu được 98 bảng trả lời, trong đó có 8 bảng trả lời không hợp lệ do thiếu nhiều thơng tin. Dữ liệu được mã hóa, nhập và làm sạch thơng qua phần mềm SPSS 20.0. Tất cả các đối tượng được khảo sát đều là những kế toán viên, kế tốn trưởng đang cơng tác trong lĩnh vực kế toán HCSN, hoặc các cán bộ quản lý, kiểm tốn viên và đối tượng khác có am hiểu về hệ thống kế toán đơn vị HCSN.

Thống kê mô tả đặc điểm các đối tượng tham gia khảo sát trong luận văn được tóm tắt theo bảng 4.1 sau:

Bảng 4.1 Thống kê mẫu nghiên cứu

Mẫu n=153 Số lượng ( người) Tỷ lệ (%)

Giới tính Nam 33 21.6

Nữ 120 78.4

Đơn vị sự nghiệp được NSNN đảm bảo tồn bộ kinh phí hoạt động

29 19

Đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo 100% kinh phí hoạt động (tự chủ hồn tồn)

55 35.9

Đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần kinh phí

14 9.2

Vị trí cơng tác Cán bộ quản lý 10 6.5

Kế toán trưởng 39 25.5

Kế toán viên 96 62.7

Kiểm toán viên Khác

2 6

1.3 3.9

Thời gian công tác Dưới 2 năm 4 2.6

Từ 2 năm đến dưới 5 năm 36 23.5

Từ 5 năm đến dưới 10 năm 78 51

Từ trên 10 năm 35 22.9

Trình độ học vấn Sau đại học 26 17

Đại học 116 75.8

Cao đẳng 6 3.9

Trung cấp chuyên nghiệp 2 1.3

Khác 3 2.0

Về giới tính: trong tổng số 153 đối tượng khảo sát, giới tính nam là 33 đối

tượng, chiếm 21.6%, cịn giới tính nữ là 120 đối tượng, chiếm 78.4%

Về đơn vị công tác: trong tổng số 153 đối tượng khảo sát thì có 55 đối tượng

đang cơng tác trong các đơn vị hành chính, chiếm 35.9%, 29 đối tượng đang cơng tác ở đơn vị sự nghiệp được NSNN cấp toàn bộ kinh phí hoạt động tương ứng với 19%, 55 đối tượng đang công tác tại các đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo 100% kinh phí hoạt động ( tự chủ hoàn toàn) chiếm 35.9%, 14 đối tượng đang công tác tại đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần kinh phí tương ứng 9.2%.

Về vị trí cơng tác: trong tổng số 153 đối tượng khảo sát thì có 10 cán bộ quản

lý tương ứng 6.5%, 39 kế toán trưởng chiếm 25.5%, 96 kế toán viên tương ứng với 62.7%, 2 kiểm toán viên chiếm 1.3%, 6 đối tượng khác chiếm 3.9%.

Về thời gian công tác: trong tổng số 153 đối tượng khảo sát thì có 4 đối

tượng có thời gian cơng tác dưới 2 năm tương ứng với 2.6%, thời gian công tác từ 2 năm đến dưới 5 năm có 36 đối tượng tương ứng 23.5%, thời gian công tác từ 5 năm đến 10 năm có 78 đối tượng chiếm 51%, có 35 đối tượng khảo sát có thời gian cơng tác trên 10 năm tương ứng với 22.9%.

Về trình độ học vấn: trong tổng số 153 đối tượng khảo sát thì có 26 đối tượng

có trình độ sau đại học, chiếm 17%, 116 đối tượng có trình độ đại học tương ứng 75.8%, 6 đối tượng có trình độ cao đẳng tương ứng 3.9%, trình độ trung cấp chun nghiệp có 2 đối tượng chiếm 1.3%, và có 3 đối tượng khác chiếm 2%.

4.2.2 Phân tích hệ số Cronbach’s alpha

Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng ( item-total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và thang đo được chọn khi hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên.

Kiểm tra cho nhân tố HT Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .624 5 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted Scale Mean if Item Deleted HT1 13.83 5.589 .514 .512 HT2 14.13 5.904 .410 .558

HT3 13.46 5.645 .498 .519

HT4 13.64 5.745 .404 .558

HT5 14.32 5.324 .205 .711

Kết quả cho thấy, hệ số Cronbach Alpha bằng 0.624 lớn hơn 0.6, hệ số tƣơng quan biến tổng của biến quan sát HT5 nhỏ hơn 0.3 nên tác giả tiến hành loại đi và tiến hành kiểm tra lại thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .711 4 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted Scale Mean if Item Deleted HT1 10.80 3.290 .515 .638 HT2 11.10 3.463 .434 .685 HT3 10.44 3.182 .565 .607 HT4 10.61 3.199 .479 .661

Với hệ số Cronbach Alpha bằng 0.711 lớn hơn 0.6 và hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3 cho thấy nhân tố HT đạt tin cậy với 4 biến quan sát từ HT1 đến HT4

Kiểm tra cho nhân tố HTCT Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .847 3

Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted

Scale Mean if Item Deleted

HTCT1 6.02 2.085 .805 .697

HTCT2 5.94 2.161 .797 .708

HTCT3 6.48 2.593 .561 .926

Với hệ số Cronbach Alpha bằng 0.847 lớn hơn 0.6 và hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3 cho thấy nhân tố HTCT đạt tin cậy với 3 biến quan sát từ HTCT1 đến HTCT3

Kiểm tra cho nhân tố MTQT Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .767 4 Item-Total Statistics Cronbach's Alpha N of Items Cronbach's Alpha N of Items Cronbach's Alpha MTQT1 11.39 5.385 .650 .666 MTQT2 11.52 5.528 .645 .671 MTQT3 11.51 6.423 .297 .863 MTQT4 11.29 5.311 .755 .616

Kết quả cho thấy, hệ số Cronbach Alpha bằng 0.767 lớn hơn 0.6. Tác giả tiến hành loại MTQT3 do hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3. Kết quả sau khi loại thu được như sau:

Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .863 3

Item-Total Statistics Cronbach's Alpha N of Items Cronbach's Alpha N of Items Cronbach's Alpha MTQT1 7.67 3.118 .668 .876 MTQT2 7.79 3.101 .715 .830 MTQT4 7.56 2.932 .845 .711

Với hệ sốc Cronbach Alpha bằng 0.863 lớn hơn 0.6 và hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3 cho thấy nhân tố MTQT đạt tin cậy với 3 biến quan sát là MTQT1, MTQT2 và MTQT4

Kiểm tra cho MTKT Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .867 3 Item-Total Statistics Cronbach's Alpha N of Items Cronbach's Alpha N of Items Cronbach's Alpha MTKT1 8.44 1.340 .741 .818 MTKT2 8.48 1.277 .730 .831 MTKT3 8.47 1.317 .772 .791

Với hệ số Cronbach Alpha bằng 0.867 lớn hơn 0.6 và hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3 cho thấy nhân tố MTKT đạt tin cậy với 3 biến quan sát là MTKT1, MTKT2 và MTKT3

Kiểm tra cho nhân tố MTNN Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items .715 3 Item-Total Statistics Cronbach's Alpha N of Items Cronbach's Alpha N of Items Cronbach's Alpha MTNN1 8.50 1.252 .519 .645 MTNN2 8.55 1.116 .619 .521 MTNN3 8.68 1.167 .475 .705

Với hệ số Cronbach Alpha bằng 0.715 lớn hơn 0.6 và hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3 cho thấy nhân tố MTNN đạt tin cậy với 3 biến quan sát là MTNN1, MTNN2 và MTNN3

Kiểm tra cho nhân tố HTPL Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .737 2 Item-Total Statistics Cronbach' s Alpha

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện hệ thống kế toán của các đơn vị hành chính sự nghiệp theo định hướng chuẩn mực kế toán công quốc tế nghiên cứu cho các đơn vị hành chính sự nghiệp (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)