Kết quả phân tích khám phá nhân tố EFA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến động lực làm việc của công chức, viên chức các cơ quan hành chính thuộc UBND huyện côn đảo, tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 43 - 46)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3 Kết quả phân tích khám phá nhân tố EFA

Với tùy chọn Principal Component Analysis và phép quay Varimax; cũng như yêu cầu hệ số tải nhân tố từ 0.5 trở lên và khoảng cách về hệ số tải nhân tố của 01 biến đo lường trong trường hợp cùng hội tụ tại nhiều nhân tố tối thiểu 0.2 thì kết quả phân tích EFA cho thấy có 08 nhóm nhân tố mới được hình thành với 02 nhân tố biến phụ thuộc và 06 nhân tố biến độc lập.

Cụ thể, với nhân tố biến phụ thuộc, có 02 nhân tố được hình thành với các tiêu chí hệ số tải nhân tố thấp nhất là 0.743, mức khá cao so với yêu cầu 0.5. Hệ số KMO là 0.676 > 0.5 và mức ý nghĩa từ kiểm định Bartlett là nhỏ hơn 5% cho thấy phân tích EFA là phù hợp với nhóm biến phụ thuộc như tại hình bên dưới. Đồng thời tổng phương sai trích là 72% là đạt yêu cầu trên 50%.

Bảng 4.16: Kết quả phân tích EFA nhân tố biến phụ thuộc

Hệ số KMO = 0.676

Mức ý nghĩa kiểm định Bartlett (Sig.) = 0.000 Tổng phương sai trích = 71.695 motivation3 0.836 motivation4 0.826 motivation6 0.743 motivation1 0.899 motivation2 0.860 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả SPSS 20.0

Việc phân tích nhân tố phụ thuộc thành 02 nhân tố độc lập mới là nằm ngoài kỳ vọng. Tuy vậy, khi kiểm tra lại thang đo đã sử dụng cho thấy việc phân tích là bởi các biến đo lường motivation 3, 4, 6 là những câu hỏi đảo ngược so với ý nghĩa của nhân tố động lực làm việc. Trong khi đó, phân tích ý nghĩa giữa 02 nhóm nhân tố mới cho thấy khơng có nhiều khác biệt. Do vậy, tác giả quyết định đặt tên là nhóm nhân tố Motivation A (đại diện cho biến đo lường 3, 4, 6) và Motivation B (đại diện cho 02 biến đo lường cịn lại), nhưng khi phân tích hồi quy, tác giả sẽ xem xét cả trường hợp tách riêng lẽ hai nhân tố này cũng như gộp chung thành 01 nhân tố (với giả định nhân tố mới vẫn có tính đơn hướng). Mặc dù đây có thể là một hạn chế của đề tài, nhưng với mục tiêu nghiên cứu mang tính ứng dụng và các thang đo đã được chuẩn hóa bởi nhiều nghiên cứu trước nên kết quả này vẫn có thể chấp nhận được.

Trong khi đó, kết quả phân tích EFA với nhóm nhân tố biến độc lập cũng đảm bảo. Cụ thể, chỉ số KMO là 0.91; mức ý nghĩa kiểm định Bartlett đạt yêu cầu; tổng phương sai trích là 70% và hệ số tải nhân tố thấp nhất là 0.512 đạt yêu cầu đặt ra. Trên cơ sở đó, có 06 nhân tố biến độc lập mới đã được hình thành như bảng 4.17 sau:

Bảng 4.17: Kết quả phân tích EFA nhân tố biến độc lập

Hệ số KMO = 0.910

Mức ý nghĩa kiểm định Bartlett (Sig.) = 0.000 Tổng phương sai trích = 70.359 manage3 0.819 manage8 0.799 manage7 0.797 manage2 0.740 manage6 0.714 manage4 0.658 comment2 0.625 manage5 0.565 coworker8 0.839 coworker7 0.816 coworker1 0.730 coworker4 0.709 coworker5 0.707 coworker6 0.696 coworker3 0.647 coworker2 0.563 confident2 0.727 confident1 0.716 comment1 0.620 target4 0.513 justice2 0.765 justice3 0.622 comment3 0.512 confident3 0.851 confident4 0.791 process2 0.785 process5 0.757 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả SPSS 20.0

Cụ thể, nhóm nhân tố đầu tiên là vai trò của người quản lý/giám sát được đặt tên là Manage với nền tảng chủ yếu là các thang đo gốc của nhân tố này. Ngoài ra nhân tố này cịn có sự hiện diện của nhân tố comment2. Kiểm tra lại nội dung bảng hỏi cho thấy sự hội tụ này là phù hợp bởi cũng đề cập đến vai trò của cấp trên đối với nhân viên cấp dưới và được chấp nhận cho các phân tích tiếp theo: “Tơi nhận được

sự hướng dẫn từ lãnh đạo để hồn thành tốt hơn cơng việc”.

các biến đo lường trong thang đo gốc và được đặt tên biến là Coworker.

Nhân tố thứ ba với nền tảng là các biến đo lường về mức độ tự tin của người lao động nhưng có sự hiện diện của biến target4 và biến comment1. Theo đó, target4 “Tơi biết chính xác tơi phải làm gì trong cơng việc của mình” hàm ý rằng, khi người lao động đã xác định được cơng việc thì độ tự tin sẽ tăng và do vậy, sự bổ sung này là phù hợp. Trong đó comment1“Việc đánh giá hiệu quả công việc cuối cùng đã giúp

tôi cải thiện cơng việc của mình” cũng phù hợp bởi sự phản hồi cho các thành quả cụ

thể của người lao động sẽ giúp họ ngày càng tự tin hơn và do vậy, động lực làm việc sẽ được nâng cao. Nhóm nhân tố này được đặt tên là Confident đại diện cho sự tư tin.

Nhân tố thứ tư được hình thành đại diện cho các khía cạnh về cơng bằng và có sự hiện diện của comment3 phù hợp về ý nghĩa chung của nhân tố.

Trong khi đó 02 biến đo lường cịn lại trong nhóm nhân tố về sự tự tin là confident3 và confident4 là 02 biến đo lường nghịch đảo. Phân tích ý nghĩa của các biến đo lường cho thấy nhân tố này đại diện cho những nỗ lực và cố gắng của cá nhân người CBCC trong việc hồn thành cơng việc được giao. Nhân tố này là nhân tố thứ 5 được hình thành sau EFA. Kết quả này cũng cho thấy, việc sử dụng các câu hỏi nghịch đảo có thể cho phép kiểm tra chéo trong cùng một nhân tố, và là công cụ để nhận diện các phiếu trả lời không đạt yêu cầu do người đọc không đọc kỹ câu hỏi.

Nhân tố cuối cùng được hình thành liên quan đến mức độ ràng buộc của quy trình, được kỳ vọng là tác động âm đến động lực làm việc. Tức sự ràng buộc càng chặt thì càng làm giảm động lực với người CBCC.

So với kỳ vọng về mặt lý thuyết nhân tố về sự phản hồi và nhân tố về đặc điểm công việc đã không hội tụ như kỳ vọng ban đầu. Các nhân tố về sự phản hồi đã gián tiếp thể hiện thông qua các nhân tố liên quan đến vai trò của người quản lý, người giám sát; trong đó nhóm nhân tố về đặc điểm công việc đã thể hiện gián tiếp qua mức độ tự tin về khả năng hồn thành cơng việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến động lực làm việc của công chức, viên chức các cơ quan hành chính thuộc UBND huyện côn đảo, tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)