Phân tích biến phụ thuộc theo các đặc tính cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến động lực làm việc của công chức, viên chức các cơ quan hành chính thuộc UBND huyện côn đảo, tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 53 - 54)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.5 Phân tích biến phụ thuộc theo các đặc tính cá nhân

Kết quả phân tích sự khác biệt về động lực làm việc giữa các nhóm phân theo giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc cho thấy sự khác biệt là khơng có ý nghĩa thống kê, kết quả này cũng tương đồng với kết quả phân tích hồi quy đa biến. Chi tiết kết quả phân tích ANOVA xem Phụ lục 2.6 và 2.7.

Tuy vậy, kết quả phân tích ANOVA cho thấy có sự khác biệt một cách có ý nghĩa thống kê về động lực làm việc khi phân theo vị trí cơng việc, với độ tin cậy 99,9% (như bảng dưới).

Bảng 4.21: Phân tích ANOVA về động lực làm việc giữa các nhóm CCVC khác nhau:

ANOVA (Nguồn biến thiên)

Tổng bình phương các độ lệch Bậc tự do Phương sai Giá trị kiểm định F Mức ý nghĩa Giữa các nhóm 7.600 3 2.533 5.893 .001 Trong nội bộ nhóm 82.968 193 .430 Tổng cộng 90.567 196

Nguồn: Kết quả tính tốn từ SPSS 20.0

Song cần lưu ý rằng, kết quả này cũng chưa thực sự rõ ràng bởi việc so sánh cho thấy phương sai giữa các nhóm là khác nhau (khi sig. = 0,1% < 5%). Về mặt lý thuyết việc phương sai của 02 tổng thể khác nhau thì kết quả phân tích ANOVA là khơng thật sự hiệu quả.

Trị kiểm định Levene Bậc tự do 1 Bậc tự do 1 Mức ý nghĩa kiểm định

5.767 3 193 .001

Nguồn: Kết quả tính tốn từ SPSS 20.0

Tuy nhiên, một cách thận trong, giả định rằng phương sai giữa các nhóm là như nhau, vậy nhóm nhân tố nào có động lực làm việc cao nhất và nhóm nào đang có động lực làm việc thấp nhất được xem xét rõ hơn trong hình dưới đây.

Hình 4.3: So sánh động lực làm việc giữa các nhóm vị trí cơng việc

Nguồn: Tính tốn từ SPSS 20.0

Mặc dù kết quả đánh giá cho thấy phần đơng CCVC đang có động lực làm việc cao, tuy nhiên điều này có thể là do khuynh hướng thiên lệch khi đánh giá những điều tốt đẹp về cá nhân. Tuy vậy, khi nhìn vào xu hướng điểm trung bình của các nhóm CCVC có thể nhận thấy có sự bất mãn hay khơng hài lịng của bộ phận là chuyên viên so với các đối tượng là lãnh đạo các đơn vị, cũng như bộ phận quản lý/giám sát phòng ban. Điều này hàm ý rằng, việc cải thiện động lực làm việc nên được quan tâm và tập trung vào nhóm đối tượng chuyên viên, và tiếp đến là các đơn vị sự nghiệp, chủ yếu là cán bộ hợp đồng chưa có được vị trí và cơng việc ổn định trong tổ chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến động lực làm việc của công chức, viên chức các cơ quan hành chính thuộc UBND huyện côn đảo, tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)