Tổng quan về KTQT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng hệ thống kế toán quản trị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tại các bệnh viện công lập trực thuộc sở y tế thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 27)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

2.1. Tổng quan về KTQT

2.1.1. Khái niệm về KTQT

Kế toán quản trị đã xuất hiện từ rất lâu trong hệ thống kế tốn doanh nghiệp ở các nước có nền kinh tế thị trường. Các tổ chức, đơn vị với những mục tiêu và lợi ích khác nhau có những nhu cầu về thơng tin cũng khác nhau. Do đó, đã hình thành nên những nhận thức khác nhau về KTQT:

Theo Ronald W. Hilton, Giáo sư Đại học Cornell (1991): “Kế toán quản trị là một bộ phận của hệ thống thông tin quản trị trong một tổ chức mà nhà quản trị dựa vào đó để hoạch định và kiểm sốt các hoạt động của tổ chức.”

Theo Ray H. Garrison (1997): “Kế tốn quản trị có liên hệ với việc cung cấp tài liệu cho các nhà quản lý là những người bên trong tổ chức kinh tế và có trách nhiệm trong việc điều hành và kiểm soát mọi hoạt động của tổ chức đó.”

Theo khoản 10 điều 3 Luật kế toán Việt Nam năm 2015, kế toán quản trị được định nghĩa như sau: “Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thơng tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế tốn.”

Ngày nay, khoa học quản lý ngày càng phát triển, nhu cầu thông tin đối với KTQT không chỉ dừng lại ở mặt định lượng mà còn ở cả mặt định tính. KTQT trong lĩnh vực cơng gắn chặt với mục tiêu của tổ chức công trong khu vực nhà nước và nhiệm vụ của mỗi tổ chức công.

Khác biệt lớn giữa KTQT công và KTQT doanh nghiệp là do bản chất hoạt động của hai khu vực này. Mục đích hoạt động của doanh nghiệp là vì lợi nhuận do đó KTQT doanh nghiệp cung cấp thông tin phục vụ ra quyết định phần lớn là đảm bảo tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí, giá thành cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần trong thị trường… KTQT công cũng cung cấp thông tin cho nhà quản lý,

nhưng nhà quản lý hoạt động khơng vì lợi nhuận mà là đảm bảo tối đa hóa phúc lợi xã hội, có tính tốn đến tiết kiệm và hiệu quả đảm bảo với chi phí đầu vào là thấp nhất và kết quả đầu ra là cao nhất.

2.1.2. Vai trò và chức năng của KTQT

Căn cứ vào mục tiêu đạt được, tổ chức được phân thành ba nhóm: tổ chức kinh tế, tổ chức phi chính phủ, tổ chức chính phủ. Các tổ chức dù thuộc nhóm nào cũng đều cần thơng tin kế tốn để tồn tại và phát triển. Tổ chức kinh tế cần thơng tin kế tốn để xác định hiệu quả trong hoạt động trong kỳ, tổ chức phi chính phủ cần thơng tin kế tốn để xác định mức độ phục vụ, tổ chức chính phủ cần thơng tin kế toán để đánh giá mức độ cung cấp các dịch vụ về an ninh và phục vụ xã hội.

Trách nhiệm của các nhà quản lý trong các đơn vị kế tốn cơng nói chung là điều hành và quản lý mọi hoạt động của đơn vị. Các chức năng cơ bản của nhà quản lý đều xoay quanh vấn đề ra quyết định hoạt động. Để có thể ra quyết định đúng đắn và điều hành hoạt động của đơn vị thì nhà quản lý cần phải có thơng tin. Và KTQT là nguồn cung cấp thông tin chủ yếu cho nhà quản lý. Vai trò của KTQT trong các đơn vị cơng đó là:

- Là cơng cụ hạch tốn xác lập các cân đối vĩ mô của nền kinh tế phục vụ công

tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội;

- Công cụ điều hành tài chính cơng;

- Cơng cụ giúp nhà quản lý kỷ luật và rủi ro tài khóa, giải trình đánh giá trách

nhiệm trong quản lý tài chính cơng;

- Cho phép nhà quản lý đo lường, đánh giá hiệu quả, tác động của tài chính cơng trên cơ sở định lượng;

- Công cụ quản lý tài sản công;

- Cung cấp thông tin cho quản trị khu vực công về mặt giá trị và hiện vật;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng hệ thống kế toán quản trị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tại các bệnh viện công lập trực thuộc sở y tế thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)