Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.5 Phân tích hồi quy đa tuyến tính
Giả thuyết về mơ hình hồi quy đa tuyến tính: Căn cứ vào việc phân tích
nhân tố EFA và phân tích tương quan tuyến tính ta xác định được phương trình hồi quy đa tuyến tính về sự tác động của các nhân tố (F1, F2, F3) tác động đến HTKTQT (việc sử dụng hệ thống KTQT nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tại các bệnh viện công lập) dạng tổng quát, là:
HTKTQT = B0 + B1*F1 + B2*F2 + B3*F3
Phương trình này sẽ vơ nghiệm, khi: B1 = B2 = B3 = 0; Vậy giả thuyết H0 của phương trình tổng quát là:
Khơng có mối liên hệ hồi quy tuyến tính giữa các nhân tố F1, F2, F3 với HTKTQT ở mức ý nghĩa 5% (tức là Sig của F1 = Sig F2 = Sig F3 >= 5%). Tuy
nhiên, có thể phương trình tổng qt vẫn có ý nghĩa, nhưng từng nhân tố khơng có mối liên hệ hồi quy tuyến tính với biến HTKTQT, vì vậy ta phát biểu giả thuyết H0 cho từng nhân tố với biến HTKTQT, như sau:
Giả thuyết 1: Khơng có mối liên hệ hồi quy tuyến tính giữa nhân tố Môi
trường triển khai hệ thống KTQT (F1), với việc sử dụng hệ thống KTQT, ở mức ý nghĩa nghiên cứu 5% (tức là B1=0 hay Sig của F1 >=5%).
Giả thuyết 2: Khơng có mối liên hệ hồi quy tuyến tính giữa nhân tố Vai trò
của lãnh đạo trong quan tâm, tổ chức triển khai kế toán quản trị (F2), với việc sử dụng hệ thống KTQT, ở mức ý nghĩa nghiên cứu 5% (tức là B2=0 hay Sig của F2 >=5%).
Giả thuyết 3: Khơng có mối liên hệ hồi quy tuyến tính giữa nhân tố thời gian
giải quyết Mức độ phân quyền trong tổ chức triển khai kế toán quản trị (F3), với việc sử dụng hệ thống KTQT, ở mức ý nghĩa nghiên cứu 5% (tức là B3=0 hay Sig của F3 >=5%).
Đánh giá độ phù hợp mơ hình và xác lập phương trình hồi quy:
Để xây dựng và đánh giá mơ hình hồi quy của thang đo với việc sử dụng hệ thống KTQT nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tại các bệnh viện công lập trực thuộc Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, luận văn sử dụng phương pháp Enter (là đưa tất cả các biến độc lập vào chạy một lần và đưa các thống kê thông liên quan các biến để người xử lý xem xét đánh giá) trong phân tích hồi quy để thực hiện. Kết quả đánh giá sự phù hợp của mơ hình thể hiện:
Bảng 4.18: Đánh giá độ phù hợp của mơ hình hồi quy
Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Change Statistics R Square Change F Change df1 df2 Sig. F Change 1 .789a .622 .616 .61944719 .622 107.538 3 196 .000
a. Predictors: (Constant), Mức độ phân quyền trong tổ chức triển khai hệ thống KTQT, Vai trò của lãnh đạo trong quan tâm, tổ chức triển khai hệ thống KTQT, Môi trường triển khai hệ thống KTQT.
b. Dependent Variable: Nhân tố chung về việc sử dụng hệ thống KTQT
Nguồn: Tác giả điều tra và xử lý bằng SPSS
Khi đánh giá độ phù hợp của mơ hình hồi quy tuyến tính, người ta thường sử dụng hệ số R2 điều chỉnh để tranh xu hướng khuyếch đại của hệ số R2, hệ số càng gần 1 thì độ phù hợp của dữ liệu chạy hồi quy càng phù hợp. Đối với mơ hình hồi
quy luận văn đã xây dựng, thì R2 điều chỉnh = 0.616 là tương đối phù hợp. Ngoài ra
để đánh giá độ phù hợp mơ hình ta cũng có thể dùng bảng phân tích ANOVA như:
Bảng 4.19: Đánh giá sự phù hợp của mơ hình hồi quy
Model Sum of
Squares
1
Regression 123.792 3 41.264 107.538 .000b
Residual 75.208 196 .384
Total 199.000 199
a. Dependent Variable: Nhân tố chung về việc sử dụng hệ thống KTQT
b. Predictors: (Constant), Mức độ phân quyền trong tổ chức triển khai hệ thống KTQT, Vai trò của lãnh đạo trong quan tâm, tổ chức triển khai hệ thống KTQT, Môi trường triển khai hệ thống KTQT
Nguồn: Tác giả điều tra và xử lý bằng SPSS
Bảng ANOVA trên sử dụng kiệm định F để kiểm định mối liên hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và biến độc lập; giá trị kiểm định F = 107.538 với sig = 0 <5% điều này chứng tỏ có mối liên hệ tuyến tính chặt chẽ giữa biến phụ thuộc HTKTQT với các biến độc lập là những nhân tố F1, F2, F3 ở mức ý nghĩa nghiên cứu 5%.
Để đánh giá độ phù hợp của mơ hình và xác lập phương trình hồi quy đa tuyến tính ta sử dụng bảng phân tích hệ số hồi quy như:
Bảng 4.20: Phân tích hệ số hồi quy
Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics B Std. Error
Beta Tolerance VIF
1 (Constant) - 4.031E- 016 .044 .000 1.000 Môi trường triển khai hệ thống KTQT .626 .044 .626 14.261 .000 1.000 1.000 Vai trò của lãnh đạo trong quan tâm, tổ chức triển khai hệ thống KTQT .395 .044 .395 8.999 .000 1.000 1.000
Mức độ phân quyền trong tổ chức triển khai hệ thống KTQT .272 .044 .272 6.184 .000 1.000 1.000
a. Dependent Variable: Nhân tố chung về việc sử dụng hệ thống KTQT
Nguồn: Tác giả điều tra và xử lý bằng SPSS
Theo bảng hệ số hồi quy trên, ta có:
- Hằng số Bo = -0.0000000000000004031 (gần bằng 0)
Hệ số hồi quy của các nhân tố (biến độc lập) tác động đến việc sử dụng hệ thống KTQT nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tại các bệnh viện công lập trực thuộc Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, được sắp xếp theo mức độ giảm dần như sau:
Nhân tố
Hệ số hồi quy
F1 (Môi trường triển khai hệ thống KTQT) 0.626
F2 (Vai trò của lãnh đạo trong quan tâm, tổ chức triển khai hệ thống KTQT) 0.395
F3 (Mức độ phân quyền trong tổ chức triển khai hệ thống KTQT) 0.272
Như vậy, Mức độ hài lòng đối với việc sử dụng hệ thống KTQT nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tại các bệnh viện công lập trực thuộc Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh chịu sự tác động của các nhân tố trong thang đo theo phương trình hồi đa tuyến tính sau:
HTKTQT = 0 + F1*0.626 + F2*0.395 + F3*0.272
Dị tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính:
Về giả định đa cộng tuyến (khơng có mối tương quan giữa các biến độc lập):
Khi phân tích hồi quy, Khi phân tích hồi quy đa tuyến tính ta phải loại bỏ những biến độc lập có tương quan mạnh với nhau, bởi chúng sẽ làm sai lệch sự tác động của những biến độc lập đó tới biến phụ thuộc. Đối với dữ liệu phân tích hồi quy đa tuyến tính của luận văn tại (bảng 4.21) ta thấy hệ số phóng đại VIF của thống kê đa công tuyến các nhân tố đều là 1 nhỏ hơn rất nhiều với chuẩn quy định không vượt quá 10, chứng tổ tập dữ liệu khơng có hiện tượng đa cộng tuyến).
Về giả định liên hệ tuyến tính: Để xác định mối liên hệ tuyến tính trong hồi
quy tuyến tính, luận văn sử dụng đồ thị phân tán (Scatterplot) với giá trị phần dư chuẩn hóa thể hiện trên trục tung và giá trị phần dư chuẩn hóa trên trục hồnh. Quan sát (biểu đồ 4.4) ta thấy phần dư phân tán ngẫu nhiên trong một vùng xung quanh đường đi qua tọa độ 0; điều đó chứng tỏ giả định liên hệ tuyến tính của mơ hình khơng bị vi phạm.
Biểu đồ 4.4: Biểu đồ phân tán giá trị phần dư
Nguồn: Tác giả điều tra và xử lý bằng SPSS
Về giả định phương sai của phần dư không đổi: Căn cứ vào (biểu đồ 4.4) ta
thấy phần dư phân tán ngẫu nhiên trong một vùng xung quanh đường đi qua tọa độ 0, tức là độ lớn của phần dư không tăng, giảm cùng với giá trị của biến độc lập hay giá trị dự đốn; điều đó chứng tỏ giả thuyết tuyến tính và phương sai khơng đổi không bị vi phạm.
Về giả định phân phối chuẩn của phần dư: Phân phối chuẩn của phần dư
được thể hiện qua biểu đồ Histogram (biểu đồ 4.5) cho thấy đường cong phân phối chuẩn được đặt chồng lên biểu đồ tần số, đồng thời độ Mean = =0.00000000000000057 gần bằng 0 và độ lệch chuẩn = 0.992 rất gần 1, chứng tỏ phần dư có phân phối chuẩn và (biểu đồ 4.5) dữ liệu phân dư tập trung xung quanh đường hồi quy cũng chứng tỏ sự phân phối chuẩn của phần dư.
Nguồn: Tác giả điều tra và xử lý bằng SPSS
Biểu đồ 4.6: Normal P-P Plot of Regression Standardized Residual
Nguồn: Tác giả điều tra và xử lý bằng SPSS
Từ việc dị tìm các vi phạm giả định cần thiết của mơ hình hồi quy đa tuyến tính mà luận văn xây dựng và trình bày đã xác định mơ hình hồi quy giữa về sự tác động của các nhân tố F1, F2, F3 với việc sử dụng hệ thống KTQT nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tại các bệnh viện công lập trực thuộc Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh là phù hợp, khơng vi phạm các giả định cần thiết cho phép chúng ta xác lập phương trình hồi quy tuyến trên để tính tốn, dự báo những yếu tố ảnh hưởng tới thang đo HTKTQT. Tuy nhiên, ngồi những nhân tố chính tác động đến thang việc sử dụng hệ thống KTQT còn bị ảnh hưởng bởi những yếu tố đặc thù tại các bệnh viện công lập trực thuộc Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, luận văn sẽ tiếp tục phân tích làm rõ.
Mơ hình hồi quy cho thấy cả 3 biến độc lập này đều tác động cùng chiều với biến phụ thuộc. Cụ thể sự ảnh hưởng của từng biến được thể hiện như sau:
- Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu biến F1 tăng lên 1 đơn vị
thì HTKTQT sẽ tăng thêm 0.626 đơn vị.
- Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu biến F1 tăng lên 1 đơn vị
thì HTKTQT sẽ tăng thêm 0.395 đơn vị.
- Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu biến F1 tăng lên 1 đơn vị
thì HTKTQT sẽ tăng thêm 0.272 đơn vị.