Tổng quan về đơn vị sự nghiệp y tế công lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng hệ thống kế toán quản trị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tại các bệnh viện công lập trực thuộc sở y tế thành phố hồ chí minh (Trang 27)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

2.2. Tổng quan về đơn vị sự nghiệp y tế công lập

2.2.1. Khái niệm đơn vị sự nghiệp y tế công lập

Điều 2, Nghị định 85/2012/NĐ-CP thì đơn vị sự nghiệp y tế công lập là tổ

chức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập và quản lý theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản và tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán để thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công hoặc phục vụ quản lý nhà nước trong các lĩnh vực chuyên môn y tế như: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh; điều dưỡng và phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y dược cổ truyền; kiểm nghiệm dược, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế; an toàn vệ sinh thực phẩm; dân số - kế hoạch hóa gia đình; sức khỏe sinh sản; truyền thống giáo dục sức khỏe (sau đây gọi tắt là đơn vị sự nghiệp y tế).

Theo quan điểm hiện nay cho rằng đơn vị sự nghiệp y tế công lập là một bộ phận không thể tách rời của một tổ chức xã hội và y tế, có chức năng chăm sóc sức khỏe tồn diện cho nhân dân, cả phịng bệnh và chữa bệnh, là trung tâm đào tạo cán bộ y tế và nghiên cứu sinh xã hội học.

2.2.2. Đặc điểm của bệnh viện công lập

Là một đơn vị hành chính sự nghiệp có thu do cơ quan thẩm quyền của nhà nước thành lập ra, đơn vị này sẽ cung cấp các dịch vụ xã hội công cộng là khám chữa bệnh cho người dân, bệnh viện sẽ được cấp kinh phí và tài sản để thực hiện các chức năng do nhà nước đề ra, đồng thời đơn vị cịn tự tạo được nguồn thu thơng qua nguồn BHYT và nguồn thu viện phí.

Là một đơn vị có tổ chức bộ máy, biên chế và bộ máy quản lý tài chính kế tốn theo chế độ Nhà nước quy định.

Có mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng để ký gửi các khoản thu, chi tài chính.

Khám bệnh, chữa bệnh: bệnh viện là nơi tiếp nhận mọi người bệnh đến cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú theo chế độ chính sách Nhà nước quy định; Tổ chức khám sức khỏa và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà nước.

Đào tạo cán bộ y tế: bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế. Nghiên cứu khoa học: bệnh viện là nơi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng, những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe.

Chỉ đạo tuyến: hệ thống các bệnh viện được tổ chức theo tuyến kỹ thuật, chuyển giao công nghệ cho các bệnh viện tuyến dưới.

Phòng bệnh: song song với việc khám bệnh, chữa bệnh thì việc phịng bệnh là nhiệm vụ không kém phần quan trọng.

Quản lý kinh tế trong bệnh viện: thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi ngân sách của bệnh viện, từng bước tổ chức hạch tốn chi phí về khám bệnh, chữa bệnh.

Hợp tác quốc tế: theo đúng quy định của Nhà nước.

2.2.4. Phân loại đơn vị sự nghiệp y tế

Theo Điều 3, NĐ 85/2012/NĐ-CP quy định đơn vị sự nghiệp y tế như sau: 1. Đơn vị sự ngiệp y tế được đăng ký và phân loại theo các nhóm sau đây: a) Nhóm 1: đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm được tồn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên và kinh phí đầu tư phát triển;

b) Nhóm 2: đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo được tồn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên.

c) Nhóm 3: đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên;

d) Nhóm 4: đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp hoặc khơng có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được giao do NSNN bảo đảm toàn bộ.

2. Việc đăng ký, phân loại các đơn vị sự nghiệp y tế được ổn định trong thời gian 3 năm, sau thời hạn 3 năm sẽ xem xét phân loại lại cho phù hợp.

2.2.5. Cơ chế tài chính đơn vị sự nghiệp 2.2.5.1. Nguồn tài chính 2.2.5.1. Nguồn tài chính

Nguồn thu tài chính trong đơn vị sự nghiệp thuộc nhóm 1, nhóm 2 gồm:

a) Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp công, bao gồm cả nguồn ngân sách nhà

nước đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp cơng theo giá tính đủ chi phí; b) Nguồn thu phí theo pháp luật về phí, lệ phí được để lại chi theo quy định

(phần được để lại chi thường xuyên và chi mua sắm, sửa chữa lớn trang thiết bị, tài sản phục vụ cơng tác thu phí);

c) Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có);

d) Nguồn ngân sách nhà nước cấp cho các nhiệm vụ khơng thường xun (nếu

có), gồm: Kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và cơng nghệ (đối với đơn vị không phải là tổ chức khoa học công nghệ); kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia; chương trình, dự án, đề án khác; kinh phí đối ứng thực hiện các dự án theo quyết định của cấp có thẩm quyền; vốn đầu tư phát triển; kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cơ quan có thẩm quyền giao;

e) Nguồn vốn vay, viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật.

Nguồn thu tài chính trong đơn vị sự nghiệp thuộc nhóm 3: cũng bao gồm

nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ phần chi phí chưa kết cấu trong giá, phí dịch vụ sự nghiệp công và điểm e là nguồn viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật.

Nguồn thu tài chính trong đơn vị sự ngiệp thuộc nhóm 4: gồm những nội

dung giống điểm c, d của đơn vị sự nghiệp thuộc nhóm 1, nhóm 2 và thêm mơt số nội dung ngân sách nhà nước cấp chi thường xuyên trên cở sở số lượng người làm việc và định mức phân bổ dự tốn được cấp có thẩm quyền phê duyệt; nguồn viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật.

Với các nguồn như trên, đơn vị sự nghiệp được tự chủ thực hiện thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Để đảm bảo thu đúng, thu đủ, tránh làm thất thoát các khoản thu gây ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý tài chính và hoạt động thì các ĐVSN phải tổ chức kế toán quản trị thu và biện pháp quản lý thu thích hợp.

2.2.5.2. Sử dụng nguồn tài chính của đơn vị

Các khoản chi trong đơn vị sự nghiệp thuộc nhóm 1 gồm:

a) Chi đầu tư từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, nguồn vốn vay và các nguồn tài chính hợp pháp khác.

b) Chi thường xuyên: đơn vị được chủ động sử dụng các nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công, nguồn thu phí theo pháp luật về phí, lệ phí (phần được để lại chi thường xuyên) và nguồn thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có) để chi thường xuyên.

c) Chi nhiệm vụ không thường xuyên: đơn vị chi theo quy định của Luật NSNN và pháp luật hiện hành đối với từng nguồn kinh phí từ thu phí, lệ phí (phần được để lại chi mua sắm, sửa chữa lớn trang thiết bị, tài sản phục vụ cơng tác thu phí); nguồn ngân sách nhà nước cấp cho các nhiệm vụ không thường xuyên và nguồn vay, viện trợ, tài trợ.

Các khoản chi trong đơn vị sự nghiệp thuộc các nhóm cịn lại cũng giống

2.2.5.3. Phân phối kết quả tài chính trong năm

Hằng năm sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi (nếu có), đơn vị được sử dụng theo trình tự sau:

Đối với các đơn vị thuộc nhóm 1, nhóm 2:

- Trích tối thiểu 25% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;

- Trích lập Quỹ thu nhập tăng thêm và dự phịng ổn định thu nhập;

- Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi;

- Trích lập Quỹ khác theo quy định của pháp luật;

Đối với các đơn vị thuộc nhóm 3

- Trích tối thiểu 15% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.

- Trích Quỹ bổ sung thu nhập tối đa không quá 02 lần quỹ tiền lương ngạch,

bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp lương do Nhà nước quy định;

- Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi với mức tối đa cả hai Quỹ không

quá 02 tháng lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm;

- Trích lập Quỹ khác theo quy định của pháp luật;

Đối với các đơn vị thuộc nhóm 4

- Trích tối thiểu 5% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.

- Trích Quỹ bổ sung thu nhập tối đa không quá 01 lần quỹ tiền lương ngạch,

bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp lương do Nhà nước quy định;

- Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi với mức tối đa cả hai Quỹ không

quá 01 tháng lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm;

Cuối năm ngân sách, dự toán chi hoạt động thường xuyên và các khoản thu sự nghiệp chưa sử dụng hết, đơn vị được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng. Căn cứ vào đề nghị của đơn vị, Kho bạc Nhà nước thực hiện chuyển số dư tài khoản dự toán và số dư tài khoản tiền gửi cho đơn vị sang năm sau cho đơn vị để tiếp tục sử dụng.

Đối với các khoản chi không thường xuyên, cuối năm chưa được sử dụng hoặc sử dụng không hết, đơn vị không được chuyển năm sau trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn cảu Bộ tài chính.

2.3. Việc sử dụng hệ thống kế tốn quản trị trong các bệnh viện cơng lập 2.3.1. Sự cần thiết của việc sử dụng hệ thống KTQT vào các bệnh viện

công lập

Việc sử dụng hệ thống KTQT vào các bệnh viện công lập với những nội dung phù hợp với bối cảnh hiện nay là một tất yếu khách quan. Mặc dù sử dụng hệ thống KTQT diễn ra có phần chậm hơn so với lĩnh vực sản xuất kinh doanh do bệnh viện công là đơn vị sự nghiệp y tế hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận nhưng nó vẫn phải diễn ra do lợi ích của nó mang lại và phù hợp với xu thế phát triển hiện nay.

Việc sử dụng hệ thống KTQT trong bệnh viện cơng lập sẽ mang lại lợi ích trong việc:

- Dự toán nguồn thu và chi hoạt động của các đơn vị

- Thực hiện kiểm sốt chặt chẽ tình hình thực hiện so với dự tốn

- Cung cấp thơng tin thích hợp để lãnh đạo đơn vị có những quyết định mang

lại hiệu quả tài chính cao.

Sử dụng hệ thống KTQT trong lập dự toán nhằm cung cấp các thông tin trong tương lai, thơng qua lập kế hoạch, dự tốn của KTQT (dự tốn chi phí, nguồn lực). KTQT xác định dự tốn thu, chi, chi phí, kết quả từng phương án cho nhà quản lý lựa chọn.

Dự toán các khoản thu sự nghiệp được lập đầu tiên và là căn cứ để xây

dựng các dự toán khác như: dự tốn thu phí, lệ phí và dự tốn các khoản thu sự nghiệp khác.

Dự toán chi sự nghiệp (chi hoạt động thường xuyên): theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao và chi các hoạt động sự nghiệp. Dự toán chi bao gồm chi từ NSNN và chi từ nguồn thu được để lại.

Dự toán kết quả hoạt động tài chính là phần chênh lệch thu lớn hơn chi

giữa tổng dự toán thu và tổng dự toán chi của bệnh viện. Đây là phần dôi ra để trả thu nhập tăng thêm cho người lao động và trích lập 4 quỹ: Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, Quỹ phúc lợi, Quỹ khen thưởng và Quỹ dự phịng ổn định thu nhập.

Dự tốn phân phối kết quả hoạt động tài chính: dự tốn Quỹ phát triển

hoạt động sự nghiệp; dự toán trả thu nhập tăng thêm cho người lao động; dự toán Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập.

2.3.3. Sử dụng KTQT trong quá trình thực hiện kế hoạch, dự tốn

KTQT thu thập và cung cấp các thông tin đã và đang thực hiện để phục vụ cho việc ra quyết định của nhà quản lý và chỉ đạo thực hiện các quyết định. Ngồi ra cịn phục vụ cho việc kiểm tra, đánh giá sau này. Thực hiện kế hoạch, dự tốn là q trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế, tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chi trong dự toán NSNN năm trở thành hiện thực. Vận dụng KTQT trong giai đoạn này nhằm đảm bảo rằng ngân sách sẽ được thực hiện theo đúng pháp luật về khía cạnh tài chính cũng như chính sách trong dự tốn ngân sách.

Sử dụng KTQT kiểm tra bằng cách tiến hành so sánh kết quả thực hiện với dự tốn được lập. Thơng qua kết quả so sánh đó cho thấy sự khác nhau giữa thực hiện và dự tốn để từ đó nhà quản trị bệnh viện chủ động có biện pháp để điều chỉnh kịp thời, tránh rơi vào tình trạng dư thừa dẫn đến lãnh phí hay bị thiếu hụt kinh phí.

2.3.5. Sử dụng hệ thống KTQT trong việc ra quyết định

Căn cứ vào số liệu, tài liệu quá khứ và tương lai, KTQT sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích dự báo nhằm cung cấp thơng tin đáng tin cậy cho nhà quản lý trên cả hai phương diện thơng tin định tính và thơng tin định lượng, từ đó phục vụ cho việc ra quyết định. Cũng giống như việc hoạch định, việc ra quyết định chỉ đề cập đến khuôn khổ kinh tế của từng hoạt động khám chữa bệnh, mục này chỉ đề cập đến các khía cạnh về chi phí của việc ra quyết định. Tuy nhiên các chi phí khơng phải là tiêu chí duy nhất trong việc ra quyết định nhưng quyết định lại ảnh hưởng đến các chi phí.

2.4. Yêu cầu về quản lý tài chính bệnh viện

Quản lý tài chính trong bệnh viện là việc quản lý toàn bộ các nguồn vốn: vốn NSNN cấp, vốn viện trợ, vốn vay và các nguồn vốn khác; tài sản, vật tư của bệnh viện để phục vụ nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh, đào tạo, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến… Quản lý tài chính trong bệnh viện phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Sử dụng, quản lý các nguồn kinh phí NSNN cấp và các nguồn được coi là

NSNN cấp như: viện phí, BHYT, viện trợ…theo đúng chế độ dịnh mức quy định của Nhà nước.

- Tăng nguồn thu hợp pháp, cân đối thu chi, sử dụng các khoản chi có hiệu

quả, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm.

- Thực hiện chính sách ưu đãi và đảm bão cơng bằng trong khám bệnh, chữa

- Từng bước tiến tới hạch tốn chi phí và giá thành khám bệnh, chữa bệnh.

- Giám đốc bệnh viện là người chịu trách nhiệm quản lý tài chính trong bệnh

viện.

2.5. Các nhân tố tác động đến việc sử dụng hệ thống KTQT nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tại các bệnh viện công lập hiệu quả quản lý tại các bệnh viện công lập

Từ các kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng hệ thống KTQT nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tại các bệnh viện cơng lập, tác giả có thể rút ra và tổng hợp một số mơ hình các nhân tố tác động đến việc sử dụng hệ thống KTQT nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tại các bệnh viện công lập như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng hệ thống kế toán quản trị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tại các bệnh viện công lập trực thuộc sở y tế thành phố hồ chí minh (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)