Các nhân tố tác động đến việc sử dụng hệ thống KTQT nhằm nâng cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng hệ thống kế toán quản trị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tại các bệnh viện công lập trực thuộc sở y tế thành phố hồ chí minh (Trang 35 - 39)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

2.5. Các nhân tố tác động đến việc sử dụng hệ thống KTQT nhằm nâng cao

hiệu quả quản lý tại các bệnh viện công lập

Từ các kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng hệ thống KTQT nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tại các bệnh viện cơng lập, tác giả có thể rút ra và tổng hợp một số mơ hình các nhân tố tác động đến việc sử dụng hệ thống KTQT nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tại các bệnh viện công lập như sau:

Theo kết quả nghiên cứu tác giả Salah A.Hammad và cộng sự (2013) đã kiểm định thành công về mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến hiệu quả quản lý thông qua việc thiết kế hệ thống kế tốn quản trị trong mơi trưởng bệnh viện ở Hy Lạp. Có mối quan hệ tích cực giữa phân quyền và mức độ sử dụng hệ thống KTQT của nhà quản lý, là một hệ thống cung cấp thông tin kịp thời, tổng hợp và tích hợp. Kết quả cịn chỉ ra rằng phân quyền và và việc sử dụng thông tin kịp thời có mối quan hệ tích cực với nhau.

Trong nghiên cứu của mình về các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng hệ thống chi phí hướng tới hiệu quả quản lý trong bệnh viện công tại Việt Nam, Nguyễn Phong Nguyên và cộng sự đã kiểm định thành cơng mơ hình như sau:

Hỗ trợ của lãnh đạo (TMS) Hiệu quả kỹ thuật (TECH) Phân quyền (DECEN) Nhận thức về môi trường không chắc chắn Mức độ sử dụng hệ thống chi phí Hiệu quả quản lý

Ngồi ra cịn rất nhiều nghiên cứu khác về sự tác động của các nhân tố khác đến vận dụng KTQT trong bệnh viện như: thiết kế tổ chức, môi trường cạnh tranh, công nghệ thông tin (Gillian Vesty, 2004); Chiến lược, công nghệ, cấu trúc tổ chức, mơi trường bên ngồi và quy mô bệnh viện (Salah A.Hammad và cộng sự , 2010)…Từ các mơ hình trên, tác giả tóm lược một số nhân tố được cho là có tác động đến vận dụng KTQT trong bệnh viện như sau:

Thứ nhất, sự hỗ trợ của nhà lãnh đạo được cho là có ảnh hưởng đến việc sử

dụng các hệ thống chi phí. Nguyễn Phong Nguyên và cộng sự (2016) đã chỉ ra bằng chứng cho thấy sự tác động của nhân tố sự hỗ trợ của nhà lãnh đạo. Hỗ trợ của lãnh đạo như là mức độ mà các nhà lãnh đạo nhận ra tầm quan trọng của hệ thống chi phí và mức độ mà họ tham gia vào thực hiện hệ thống chi phí. Vấn đề khó khăn nhất trong việc thực hiện và vận hành một hệ thống là giải quyết những thay đổi lớn trong thủ tục làm việc. Những thay đổi này có thể gặp khủng hoảng, mâu thuẫn và chống đối từ các nhóm liên quan khác nhau trong một môi trường không chắc chắn trừ khi có sự cam kết đầy đủ từ các nhà quản lý cấp cao (Ragu-Nathan và cộng sự, 2004). Do đó, đối với bệnh viện, sự hỗ trợ từ lãnh đạo được cho là có ảnh hưởng đến việc vận dụng các hệ thống trong đó có KTQT.

Thứ hai, hiệu quả kỹ thuật đề cập đến khả năng của hệ thống thông tin là

chức năng cần thiết; nghĩa là thiết kế của nó cho kết quả thơng tin đầu ra hữu ích. Điều này liên quan đến việc hệ thống thơng tin cung cấp thơng tin chính xác, dễ tiếp cận, đáng tin cậy, kịp thời và dễ hiểu (Mc Gowan, 1998). Có thể lập luận rằng mức độ kỹ thuật cao có thể phân loại chi phí một cách hiệu quả về hành vi chi phí, cung cấp thơng tin chi phí chi tiết hơn và thường xun hơn, giúp kiểm sốt chi phí chặt chẽ hơn thông qua công cụ KTQT. Trong môi trường bệnh viện, các nhà quản lý phải đưa ra các quyết định khác nhau liên quan đến các dịch vụ cho người bệnh (xét nghiệm, chẩn đoán). Hơn nữa, các nhà quản lý phải tương tác với các bác sĩ, chuyên gia trị liệu, y tá…cũng như các công ty bảo hiểm và cơ quan chính phủ (Nguyễn Phong Ngun, 2016). Cơng nghệ hỗ trợ bác sĩ lựa chọn phác đồ điều trị thích hợp nhằm giảm nguy cơ trong q trình điều trị và giảm được chi phí điều trị. Điều này

dẫn đến tính chun mơn hóa cao hơn và sự cạnh tranh trong ngành cao (Hammad và cộng sự, 2010). Bên cạnh đó, tần suất báo cáo chi phí giúp các nhà quản lý giải quyết các vấn đề về cải tiến kịp thời. Để làm được điều đó địi hỏi hệ thống kỹ thuật phải thật hiệu quả. Nguyễn Phong Nguyên (2016) đã đưa ra bằng chứng thực nghiệm rằng hiệu quả kỹ thuật có mối quan hệ tích cực trong việc sử dụng hệ thống chi phí. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc hiệu quả kỹ thuật càng cao thì khả năng vận dụng KTQT càng thành công.

Thứ ba, phân quyền đề cập đến một cơn cấu tổ chức nhấn mạnh sự tự chủ và sự tham gia của nhân viên vào quá trình ra quyết định (Meirovich và cộng sự, 2007). Trong một tổ chức phân quyền, các nhà quản lý có quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc lập kế hoạch, kiểm soát và ra quyết định cao hơn. Các nhà quản lý được phân quyền, sử dụng thông tin tương ướng với quyền mà họ được giao. Một nghiên cứu của Chia (1995) nhận thấy rằng nhà quản lý được phân quyền càng cao càng cần nhiều thơng tin phức tạp hơn trong q trình ra quyết định. Điều này có nghĩa là khi cơ cấu tổ chức trở nên phân quyền hơn , thì các nhà quản lý cần phải xử lý số lượng và chất lượng thông tin nhiều hơn phục vụ cho quản lý. Mức độ phân cấp cao hơn trong các bệnh viện có liên quan đến yêu cầu cao về thơng tin. Ngồi ra mối quan hệ giữa việc phân quyền và sự tham gia vào việc lập ngân sách đã được xác nhận trong nghiên cứu trước đây. Nghiên cứu của Hammad và cộng sự (2013) đã thiết lập mối quan hệ tích cực giữa phân quyền và mức độ vận dụng hệ thống KTQT bởi các nhà quản lý. Một nghiên cứu khác của Nguyễn Phong Nguyên và cộng sự (2016) cũng đã xác định rằng giữa phân quyền và mức độ sử dụng hệ thống chi phí bởi các nhà quản lý có mối quan hệ tích cực. Các bệnh viện lớn và phân quyền có xu hướng sử dụng các kiểm sốt quản lý phức tạp và cần hỗ trợ cao về NSNN, điều này rõ ràng địi hỏi nhiều thơng tin về chi phí. Khi đó, khả năng vận dụng KTQT để đáp ứng được những yêu cầu trên.

Thứ tư, nhận thức về môi trường không chắc chắn được gọi là mức độ không chác chắn của một cá nhân nhận thức về những thay đổi trong mơi trường hoạt động bên ngồi (Gordon & Narayanan, 1984), bao gồm những thay đổi trong

công nghệ, khách hàng - đối thủ cạnh tranh và cơ cấu kinh tế - quản lý. Mối quan hệ tích cực giữa sự nhận thức về môi trường không chắc chắn và việc sử dụng hệ thống chi phí được kiểm chứng trong bài nghiên cứu của Nguyễn Phong Nguyên và cộng sự (2016). Trong bối cảnh môi trường không chắc chắn cao, các tổ chức đòi hỏi phải xử lý lượng thông tin lớn hơn để lập kế hoạch và đáp ứng môi trường thay đổi và khơng thể đốn trước được. Khuyến khích sử dụng các hệ thống chi phí phát triển tốt giúp các nhà quản lý đối phó với sáp lực cạnh tranh ngày càng tăng bằng cách kiểm sốt chi phí trong ngành y tế dưới sự hỗ trợ của các công cụ KTQT. Điều này có nghĩa các bệnh viện hoạt động trong các thị trường cạnh tranh khốc liệt và những mối đe dọa đáng kể từ những người mới tham gia đang chịu áp lực cao về kiểm sốt chi phí, đo đó cần thông về KTQT chi phí rộng và tồn diện hơn (Hammad và cộng sự, 2010).

Thứ năm, chiến lược của tổ chức: các tổ chức khác nhau thường theo đuổi

các chiến lược khác nhau. Dựa trên bài nghiên cứu của Pizzini (2006), Pizzini nhận thấy rằng các bệnh viện theo chiến lược chi phí thấp có liên kết mạnh với hệ thống chi phí chức năng. Hammad và cơng sự (2010) lập luận rằng bệnh viện theo chiến khác biệt sẽ tập trung nguồn lực vào chăm sóc lâm sàng gây thiệt hại về chi phí. Mặt khác, bệnh viện theo chiến lược chi phí thấp sẽ có quan hệ mật thiết với hệ thống phân loại chi phí theo chức năng hoạt động vì các nhà quản lý sẽ cần nhiều thơng tin để kiểm sốt chi phí. Chính vì vậy Hammad và cơng sự (2010) đã đề xuất nhân tố này vào mơ hình nghiên cứu.

Thứ sáu, mơi trường bên ngồi: Mơi trường thay đổi đã ảnh hưởng đáng kể

đến ngành chăm sóc sức khỏe và các ngành công nghiệp khác bao gồm những thay đổi về khách hàng, công nghệ, đối thủ cạnh tranh, cơ cấu kinh tế và cơ cấu điều tiết. Để đề xuất nhân tố này vào mơ hình tác giả đã dựa trên lập luận của nhiều bài nghiên cứu trên thế giới cả trong doanh nghiệp và chăm sóc sức khỏe cơng. Một số nghiên cứu cho thấy môi trường bên ngồi của một bệnh viện có ảnh hưởng đến hệ thống chi phí theo chức năng của đơn vị (Hill, 2000; Kettelhut, 1992; Pizzini, 2006). Các bệnh viện hoạt động trong thị trường với sự cạnh tranh mạnh mẽ hoặc

thâm nhập đáng kể từ các tổ chức quản lý chăm sóc phải đối mặt với áp lực bên ngoài lớn hơn để kiểm sốt chi phí nên u cầu thơng tin về chi phí phải rộng và chi tiết (Hill, 2000; Kettelhut, 1992).

Thứ bảy, quy mô bệnh viện ảnh hưởng đến chi phí hoạt động của bệnh viện.

Bệnh viện có quy mơ càng lớn thì cần có thêm nguồn lực để hoạt động, điều đó dẫn đến hình thành hệ thống chi phí phức tạp (Salah A. Hammad, 2010). Hơn nữa, các bệnh viện lớn hơn có thể có lợi hơn từ việc tiết kiệm được chi phí cố định tính trên một đơn vị. Có nghĩa là, xét về tổng thể thì quy mơ bệnh viện tăng sẽ ảnh hưởng đến các khoản chi phí biến đổi, nhưng xét trong chừng mực nào đó khơng ảnh hưởng đến chi phí cố định. Tuy nhiên, khi quy mô bệnh viện tăng đến một giới hạn nào đó cũng sẽ ảnh hưởng đến một số khoản chi phí cố định. Như vậy, nhìn chung quy mơ bệnh viện tăng sẽ làm chi phí hoạt động tăng, nhưng mức tăng của quy mô bệnh viện có xu hướng tăng cao hơn mức tăng chi phí hoạt động. Để kiểm sốt được chi phí thì cần cơng cụ hỗ trợ KTQT. Do đó, Hammad và cơng sự (2010) đả đề xuất nhân tố này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng hệ thống kế toán quản trị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tại các bệnh viện công lập trực thuộc sở y tế thành phố hồ chí minh (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)