Những phân tích thống kê bổ sung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng hệ thống kế toán quản trị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tại các bệnh viện công lập trực thuộc sở y tế thành phố hồ chí minh (Trang 79 - 84)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.6 Những phân tích thống kê bổ sung

+ Xác định ảnh hưởng của loại hình viện với HTKTQT: Loại hình bệnh viện là biến định tính có hai lựa chọn (đa khoa/chun khoa), sử dụng hệ thống KTQT (HTKTQT) là biến định lượng; để xác định ảnh hưởng của loại hình bệnh viện tới HTKTQT ta dùng kiểm định trung bình hai mẫu độc lập (Independent Same T_Test), kết quả thể hiện (bảng 4.21) sau:

Bảng 4.21: Kiểm định sự khác biệt trung bình của HTKTQT với loại hình bệnh viện

Nhân tố chung về việc sử dụng hệ thống KTQT Equal variances assumed Equal variances not assumed Levene's Test for

Equality of Variances

F .497

Sig. .482

t-test for Equality of Means t 3.169 3.187 df 198 158.743 Sig. (2-tailed) .002 .002 Mean Difference .45263213 .45263213 Std. Error Difference .14285080 .14204036 95% Confidence Interval of the Difference Lower .17092786 .17209947 Upper .73433640 .73316479

Kết quả kiểm định phương sai của hai mẫu ta có sig = .482 > 5% (mức ý nghĩa nghiên cứu), nên ta sử dụng kết quả kiểm định tại cột Equal variances assumed (phương bằng nhau), ta có Sig. (2-tailed) = .002 < 5% (mức ý nghĩa nghiên cứu); điều đó chứng tỏ có sự khác biệt về HTKTQT trung bình giữa bệnh viện đa khoa và bệnh viện chuyên khoa, trong đó bệnh viện đa khoa việc triển khai kế toán quản trị được đánh giá cao hơn (bảng 4.21) .

+ Xác định ảnh hưởng của chức danh với HTKTQT: chức danh là biến định tính có trên hai lựa chọn, mức độ hài lòng (HTKTQT) là biến định lượng; để xác định ảnh hưởng của nghề nghiệp tới HTKTQT ta dùng phân tích One Way Anova (phân tích phương sai một yếu tố), kết quả thể hiện (bảng 4.23 và 4.24):

Bảng 4.22: Kiểm định phương sai của HTKTQT với chức danh công việc

Levene Statistic df1 df2 Sig.

1.303 4 195 .270

Nguồn: Tác giả điều tra và xử lý bằng SPSS

Tại bảng 4.22 ta thấy Sig = .270 > 5% (mức ý nghĩa nghiên cứu), chứng tỏ phương sai của các mẫu bằng nhau, cho phép ta sử dụng phân tích One Way Anova, kết quả (bảng 4.24):

Bảng 4.23: Phân tích One Way Anova của HTKTQT với chức danh công việc

Nhân tố chung về mức độ hài lòng

Sum of Squares df Mean Square F Sig. Between Groups 6.890 4 1.723 1.748 .141 Within Groups 192.110 195 .985 Total 199.000 199

Nguồn: Tác giả điều tra và xử lý bằng SPSS

Kết quả kiểm định bảng 4.23 cho thấy Sig = .141 > 5% (mức ý nghĩa nghiên cứu); điều đó chứng tỏ khơng có sự đánh giá khác nhau về HTKTQT giữa các chức danh công việc của cán bộ, viên chức trong các bệnh viện.

+ Về đánh giá của cán bộ viên chức với các nhân tố ảnh hưởng tới HTKTQT: Trong phân tích hồi quy đã trình bày trên chúng ta đã xác định được mức độ tác động của từng nhân tố tới việc sử dụng hệ thống KTQT bằng phương trình hồi quy đa tuyến tính, tất cả theo tỷ lệ thuận (các B1, B2, B3 đều là hệ số dương), vì vậy muốn nâng mức độ về việc sử dụng hệ thống KTQT nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thì ta cần nâng mức độ của từng yếu tố cấu thành 03 nhân tố mới rút trích, cụ thể, như:

* Đối với nhân tố F1 (Môi trường triển khai hệ thống KTQT), thể hiện (bảng 4.24), sau:

Bảng 4.24: Bảng điểm đánh giá các yếu tố cấu thành nhân tố F1

Biến cấu thành nhân tố N Minimum Maximum Mean Std. Deviation Khả năng dễ tiếp cận của thông tin

KTQT 200 1 5 3.03 1.260

Mức độ tin cậy của thông tin

KTQT 200 1 5 3.22 1.219

Mức độ kịp thời của thông tin

KTQT 200 1 5 2.91 1.298

Khả năng dễ hiểu của thông tin

KTQT 200 1 5 3.24 1.178

Mức độ cạnh tranh trong đấu thầu thuốc, vật tư tiêu hao, trang thiết bị y tế

200 1 5 2.74 1.188

Mức độ cạnh tranh về nguồn nhân

lực 200 1 5 2.73 1.185

Mức độ cạnh tranh giữa các bệnh

viện 200 1 5 2.67 1.276

Đánh giá sự thích ứng của bệnh

viện đối với sự thay đổi của xã hội 200 1 5 2.95 1.157

Đánh giá sự ràng buộc về pháp lý,

chính trị - xã hội, kinh tế 200 1 5 2.73 1.279

Tại (bảng 4.24) ta thấy 9 yếu tố cấu thành nhân tố F1 đều được đánh giá khá tốt, điểm trung bình đạt thấp nhất là 2.67 và cao nhất 3.24 (mức trung bình là 2.5).

* Đối với nhân tố F2 (Vai trò của lãnh đạo trong quan tâm, tổ chức triển khai hệ thống KTQT), thể hiện (bảng 4.25), sau:

Bảng 4.25: Bảng điểm đánh giá các yếu tố cấu thành nhân tố F2

Biến cấu thành nhân tố N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

Đánh giá nhu cầu về sử dụng hệ thống KTQT của lãnh đạo bệnh viện

200 1 5 3.00 1.254

Mức độ sẵn sàng chấp nhận chi phí cao trong việc đầu tư về sử dụng hệ thống KTQT

200 1 5 2.95 1.200

Đánh giá sự hiểu biết của lãnh đạo về tính hữu ích của công cụ KTQT

200 1 5 2.84 1.288

Mức độ tạo điều kiện của lãnh đạo cho về sử dụng hệ thống KTQT

200 1 5 2.74 1.304

Mức độ cam kết của lãnh đạo về lập kế hoạch tổ chức và phát triển hệ thống KTQT

200 1 5 3.03 1.213

Đánh giá sự hỗ trợ của lãnh đạo trong việc giải quyết các bất đồng, tranh chấp

200 1 5 3.14 1.083

Đánh giá mối quan hệ cùng chiều giữa số lượng giường bệnh và sử dụng hệ thống KTQT

200 1 5 3.19 .999

Đánh giá mối quan hệ cùng chiều giữa số lượng nhân viên và sử dụng hệ thống KTQT

200 1 5 2.88 1.190

Đánh giá mối quan hệ cùng

chiều giữa số lượng

khoa/phòng và sử dụng hệ thống KTQT

200 1 5 2.91 1.200

Tại (bảng 4.25) ta thấy 9 yếu tố cấu thành nhân tố F2 đều được đánh giá khá tốt, điểm trung bình đạt thấp nhất là 2.74 và cao nhất 3.19 (mức trung bình là 2.5).

* Đối với nhân tố F3 (Mức độ phân quyền trong tổ chức triển khai hệ thống KTQT), thể hiện (bảng 4.26), sau:

Bảng 4.26: Bảng điểm đánh giá các yếu tố cấu thành nhân tố F3

Biến cấu thành nhân tố N Minimum Maximum Mean Std. Deviation Mức độ được trao quyền cho

nhân viên khi thực hiện công việc

200 1 5 2.75 1.314

Mức độ được trao quyền cho khoa/phịng khi thực hiện cơng việc

200 1 5 2.80 1.227

Mức độ tham gia của nhân viên

vào quyết định quản lý 200 1 5 3.10 1.165

Tại (bảng 4.26) ta thấy 3 yếu tố cấu thành nhân tố F3 đều được đánh giá khá tốt, điểm trung bình đạt thấp nhất là 2.75 và cao nhất 3.10 (mức trung bình là 2.5).

Kết luận chương 4: Trong chương này tác giả đã trình bày hai nội dung chính là thống kê mơ tả thực trạng việc sử dụng hệ thống KTQT nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tại các bệnh viện công lập trực thuộc Sở Y tế Tp. HCM và các bước để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng hệ thống KTQT nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tại các bệnh viện công lập trực thuộc Sở Y tế Tp. HCM. Kết quả cho thấy có 3 nhân tố (sau khi rút trích) ảnh hưởng đến việc triển khai sử dụng hệ thống KTQT đó là mơi trường triển khai hệ thống KTQT; vai trò của lãnh đạo trong quan tâm, tổ chức triển khai hệ thống KTQT; mức độ phân quyền trong tổ chức triển khai hệ thống KTQT. Kết quả này sẽ là cơ sở cho các giải pháp và kiến nghị chương sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng hệ thống kế toán quản trị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tại các bệnh viện công lập trực thuộc sở y tế thành phố hồ chí minh (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)