6. Kết cấu của luận văn
1.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam
- Tại Việt Nam, những đề tài nghiên cứu về cơng tác kế tốn ở các loại hình kinh tế khác nhau đã được thực hiện khá nhiều, cụ thể như sau:
Năm 2007, tác giả Ngô Thị Thu Hồng đã thực hiện luận án Tiến sỹ - Học viện Tài chính Hà Nội với đề tài “Hồn thiện tổ chức cơng tác kế tốn trong các doanh
nghiệp nhỏ và vừa nhằm tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp”. Tác giả tiến
hành hệ thống hóa được những nguyên tắc cơ bản về tổ chức cơng tác kế tốn doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thông qua khảo sát thực tiễn về tổ chức công tác kế toán trong một số doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các loại hình kinh doanh khác nhau, tác giả đã đề xuất được một số giải pháp nhằm hồn thiện việc tổ chức cơng tác kế toán tại các đơn vị này.
Năm 2011, tác giả Trần Hải Long đã thực hiện luận án Tiến sỹ - Học viện Tài chính Hà Nội với đề tài “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các doanh
nghiệp thuộc tập đồn Dầu khí quốc gia Việt Nam”. Tác giả đã hệ thống hóa và làm
rõ những vấn đề lý luận về tập đồn kinh tế, tổ chức cơng tác kế tốn trong các doanh nghiệp thuộc tập đồn kinh tế. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những đề xuất mang tính khả thi về tổ chức cơng tác kế tốn tại một số doanh nghiệp thuộc tập đồn Dầu khí quốc gia Việt Nam.
Năm 2012, tác giả Ngô Thị Thu Hương đã thực hiện luận án Tiến sỹ - Học viện Tài chính Hà Nội với đề tài “Hoàn thiện tổ chức cơng tác kế tốn trong các cơng ty
cổ phần sản xuất xi măng Việt Nam”. Sau khi hệ thống hóa lý luận, tác giả đánh giá
thực trạng tổ chức công tác kế tốn trong các cơng ty sản xuất xi măng Việt Nam thuộc các loại hình sở hữu khác nhau. Từ đó, tác giả rút ra những ưu điểm, hạn chế và đề xuất những giải pháp hoàn thiện tổ chức cơng tác kế tốn đối với nhóm cơng ty này.
- Tuy nhiên, những nghiên cứu về cơng tác kế tốn trong lĩnh vực Nông nghiệp, trong HTX vẫn cịn khá ít, cụ thể như sau:
Năm 2007, tác giả Vũ Thị Bích Quỳnh đã thực hiện luận văn thạc sĩ - Trường Đại học Kinh tế TP. HCM với đề tài: “Hồn thiện tổ chức cơng tác kế toán tại HTX
Nơng nghiệp các tỉnh phía Nam”. Tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê mơ tả để
có một bức tranh tồn cảnh về cách thức tổ chức bộ máy kế toán, sự vận dụng chế độ chứng từ sổ sách, vận dụng hệ thống tài khoản kế toán để ghi chép các hoạt động kinh doanh tại các HTX Nơng nghiệp. Từ đó, tác giả tiếp tục tổng hợp và phân tích để khái qt hóa thực trạng về cơng tác kế tốn tại HTX Nơng nghiệp các tỉnh phía Nam. Đồng thời, tác giả cũng đã nhận ra những mặt tích cực và hạn chế trong thực tiễn về việc thực hiện cơng tác kế tốn tại các HTX Nơng nghiệp, có thể kể đến như: (1) Các HTX Nơng nghiệp phía Nam đa số là quy mơ nhỏ hoặc rất nhỏ và gặp nhiều khó khăn trong q trình hoạt động. Do đó, HTX chưa thực sự quan tâm đến cơng tác kế tốn, bộ máy kế toán…; (2) Nhiều nguyên tắc được quy định trong pháp luật về kế toán bị vi phạm nghiêm trọng: chứng từ viết giấy tay, không hợp lý, hợp lệ, hợp pháp vẫn được sử dụng hạch toán. Trong khi, chứng từ kế toán là nội dung cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng thơng tin kế tốn; (3) Nhiều vị trí nhân viên kế tốn được bố trí bởi những người khơng có chun mơn về kế tốn. Kế tốn kiêm nhiệm các vị trí thủ quỹ, thủ kho trái với quy định của Luật kế tốn; (4) Cơng tác kiểm tra được thực hiện bởi ban kiểm soát chỉ dừng lại ở việc quy định trong điều lệ HTX để đúng theo yêu cầu. Trên thực tế, khâu kiểm tra này ln bị xem nhẹ và ban kiểm sốt là những người thiếu kiến thức chuyên môn nên không thể hiểu thấu đáo về nhiệm vụ của mình. Trên cơ sở này, tác giả đưa ra phương hướng nhằm hoàn thiện hơn cơng tác kế tốn tại HTX Nơng nghiệp các tỉnh phía Nam: hiệu chỉnh một số quy định trong các văn bản Luật và dưới luật, tăng cường hỗ trợ công tác đào tạo tập huấn cho các HTX, …
Năm 2014, tác giả Trần Thị Thu Hiền đã thực hiện luận văn thạc sĩ - Trường Đại học Kinh tế TP. HCM với đề tài: “Hoàn thiện tổ chức cơng tác kế tốn trong các
Doanh nghiệp sản xuất Nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang”. Nghiên cứu vận
dụng phương pháp tổng hợp và mơ tả để tìm hiểu tổng quan lý luận về cơng tác kế tốn trong các doanh nghiệp sản xuất Nông nghiệp. Tác giả tiến hành thu thập thông tin các doanh nghiệp dựa trên nguồn dữ liệu từ Cục Thống Kê tỉnh Tiền Giang, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thơn tỉnh Tiền Giang. Sau đó, sử dụng bảng thống kê mơ tả để trình bày kết quả thu thập được với 3 nội dung: (a) Thông tin chung của doanh nghiệp; (b) Thông tin về đặc điểm sản xuất; (c) Thông tin về cơng tác kế tốn. Song song đó, đề tài cũng vận dụng một số phương pháp khác: phương pháp điều tra mẫu, phương pháp so sánh đối chiếu…Sau khi tổng hợp, tác giả đã nhận thấy được mối quan hệ giữa đặc điểm sản xuất Nông nghiệp với việc thực hiện cơng tác kế tốn và những điểm hạn chế trong công tác này ở các doanh nghiệp như: (1) Bộ máy kế toán đơn giản do các doanh nghiệp trong ngành sản xuất Nông nghiệp chủ yếu là quy mơ nhỏ, một số đơn vị chỉ có 1 nhân viên kế toán. Điều này dễ dẫn đến rủi ro do kế toán tự kiểm tra, xem xét, đánh giá cơng việc mình đã làm; (2) Việc ghi nhận giá trị một số tài sản (cây cối, vật nuôi) theo giá trị ban đầu và không tiến hành đánh giá lại qua các năm đã gây ra những sai lệch, không phản ánh đúng giá trị hiện tại; (3) Các doanh nghiệp chưa thực sự nhận thấy tầm quan trọng của số liệu kế toán trong việc đưa ra các quyết định trong tương lai. Từ đó, đề tài đã đưa ra những giải pháp mang tính thực tiễn, xác đáng hơn trong việc hoàn thiện cơng tác kế tốn trên mọi mặt tại các doanh nghiệp sản xuất Nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Năm 2017, tác giả Bùi Thị Thanh Trà đã thực hiện luận văn thạc sĩ - Trường Đại học Kinh tế TP. HCM với đề tài: “Hoàn thiện tổ chức cơng tác kế tốn trong các
Doanh nghiệp trồng trọt trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”. Luận văn thực hiện chủ yếu
khác: phương pháp hệ thống, phương pháp điều tra chọn mẫu, phương pháp mô tả, phương pháp so sánh đối chiếu và phương pháp phân tích tổng hợp. Sau khi tìm hiểu các vấn đề về lý thuyết cơ bản trong cơng tác kế tốn, đặc điểm các hoạt động sản xuất và tổ chức cơng tác kế tốn của doanh nghiệp trồng trọt trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; tác giả đã nhận ra những mặt ưu điểm và nhược điểm trong cơng tác kế tốn. Những ưu điểm như: (1) Hình thức tổ chức bộ máy phù hợp với quy mô doanh nghiệp hiện tại trên địa bàn, khơng có chi nhánh và đơn vị hạch tốn phụ thuộc; (2) Các đơn vị đã có sự quan tâm đến trình độ chun mơn của kế tốn viên và trang bị phần mềm phù hợp với lĩnh vực hoạt động; (3) Các đơn vị đã tự giác, nghiêm túc trong việc thực hiện những quy định về chứng từ, sổ sách, báo cáo. Lựa chọn các nguyên tắc kế toán đơn giản, phù hợp với đặc điểm doanh nghiệp sản xuất nhỏ…Bên cạnh những ưu điểm, cơng tác kế tốn tại các đơn vị này vẫn cịn một số nhược điểm có thể kể đến: (1) Vì quy mơ hoạt động nhỏ nên đa số các doanh nghiệp chỉ có duy nhất một kế tốn viên kiêm nhiệm tất cả các phần hành công việc. Do đo, cơng tác kế tốn rất dễ gây ra những sai sót; (2) Doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến những thông tin do kế toán cung cấp. Các thông tin phần lớn dùng để đối phó với cơ quan thuế; (3) Hoạt động kiểm tra, kiểm sốt chưa được chú trọng, mang tính hình thức và chưa phát huy đúng bản chất. Từ những vấn đề khó khăn cịn tồn tại trong thực tiễn cơng tác kế tốn, tác giả đã đề ra một số giải pháp chung, như: hoàn thiện văn bản pháp lý trong lĩnh vực kế toán, ban hành chuẩn mực kế tốn riêng về lĩnh vực Nơng nghiệp…Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra những giải pháp cụ thể để hoàn thiện về chế độ kế tốn, hồn thiện tổ chức bộ máy, hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ cơng tác kế tốn và cung cấp thơng tin kế tốn tại các doanh nghiệp trồng trọt trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.