6. Kết cấu của luận văn
2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện cơng tác kế tốn
2.5.1. Hệ thống văn bản pháp lý
Nhân tố này đã được các nghiên cứu John Burns (2000), Nicolae Albu và các cộng sự (2013) đề cập đến.
Hiện nay, trên thế giới có 2 trường phái kế tốn là hệ thống kế toán Châu Âu lục địa dựa trên điển luật và hệ thống kế tốn Anglo – Saxon dựa trên thơng luật.
Đối với trường phái kế toán Châu Âu lục địa (Pháp, Tây Ban Nha, Đức…): các quy
định kế tốn do nhà nước ban hành, mang tính chất thống nhất cao dựa trên cơ sở luật định. Vai trị của hội nghề nghiệp ít được biết đến.
Đối với các trường phái kế toán Anglo – Saxon (Anh, Hoa Kỳ…): các quy định về kế
toán được thiết lập bởi các tổ chức nghề nghiệp, tổ chức độc lập hay tổ chức phi chính phủ. Điều này tạo nên sự linh hoạt và xét đốn nghề nghiệp cao. Vai trị của hội nghề nghiệp được thể hiện khá rõ nét.
Trên thực tế, hệ thống kế toán Việt Nam chịu ảnh hưởng của trường phái Châu Âu lục địa. Do đó, Bộ Tài Chính là tổ chức lập quy và chịu trách nhiệm ban hành các văn bản pháp lý về kế tốn để hướng dẫn việc thực hiện cơng tác kế tốn như: hệ thống chứng từ có được phép tự thiết kế hay không và phải thỏa mãn những tiêu thức bắt buộc nào, vận dụng hệ thống tài khoản như thế nào để hợp lý, tổ chức bộ máy kế toán như thế nào là phù hợp, … Do đó, một mơi trường pháp lý minh bạch, thống nhất và phù hợp sẽ là cơ sở cho việc thực hiện hiệu quả cơng tác kế tốn tại các đơn vị trong môi trường kinh doanh hiện nay.
2.5.2. Trình độ chuyên mơn của người làm kế tốn
Nhân tố này được thể hiện trong nghiên cứu của Cătălin Nicolae Albu và các cộng sự (2010), Cătălin Nicolae Albu và các công sự (2013). Những xét đoán chuyên nghiệp của người làm kế toán là một vấn đề quan trọng trong việc thực hiện cơng tác kế tốn. Làm thế nào để trình độ chun mơn của người làm kế toán được thể hiện rõ nét khi kế tốn viên thích các quy tắc chi tiết hơn những quy định chung (Albu, 2010). Với vai trị “sản xuất” ra thơng tin, năng lực chuyên môn của người làm kế tốn sẽ có mối quan hệ thuận chiều với chất lượng thông tin cung cấp. Trong trường hợp, người làm kế tốn hạn chế về năng lực chun mơn và nhận thức chưa đúng đắn sẽ dẫn đến hiểu không
đúng, vận dụng không đúng theo “tinh thần” của quy định pháp lý. Hệ quả là các văn bản pháp lý ban hành mang tính bắt buộc nhưng khi triển khai không đạt hiệu quả (Trần Thị Thanh Hải, 2015).
2.5.3. Cơ sở hạ tầng kế toán
Nhân tố này được thể hiện trong nghiên cứu của Cătălin Nicolae Albu và các cộng sự (2010) qua việc bàn về chất lượng giảng dạy và phát triển chuyên môn các chương trình đào tạo kế tốn. Cơ sở hạ tầng kế toán là các hệ thống và dịch vụ cơ bản cần thiết cho việc thực hiện các hoạt động kế tốn đúng chức năng và thành cơng, bao gồm tổ chức nghề nghiệp, hệ thống đào tạo kế toán, phần mềm kế tốn…Với cơ sở hạ tầng phát triển thì hoạt động kế tốn sẽ thực hiện thuận lợi và hiệu quả hơn (Trần Thị Thanh Hải, 2015).
2.5.4. Quy mô HTX Nông nghiệp
Theo Chee W. Chow and Adrian Wong-Boren (1987) và T. E. Cooke (1989), quy mô đơn vị có ảnh hưởng cùng chiều đến việc cung cấp thơng tin kế tốn. Quy mơ đơn vị được tính bằng giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu cộng với giá trị sổ sách của nợ. Sian và Roberts (2009) đã nhận thấy mối quan hệ tương ứng giữ quy mô doanh nghiệp và việc thực hiện công tác kế toán. Trong khi doanh nghiệp lớn rất chú trọng đến việc thực hiện nghiêm ngặt các quy định pháp lý, các ngun tắc kế tốn… nhằm cung cấp thơng tin đúng đắn, phù hợp và đáng tin cậy thì các doanh nghiệp nhỏ lại xem nhẹ trong việc thực hiện các quy định này (Trần Thị Thanh Hải, 2015). Theo đó, mức độ tiết lộ thơng tin tài chính cũng sẽ tăng lên theo quy mô doanh nghiệp (Chow,1987).
2.5.5. Cơng tác kiểm tra kế tốn
Dựa vào lý thuyết lợi ích xã hội (Public Interest Theory), nhân tố này đã được đưa vào một số nghiên cứu về việc xác lập và áp dụng khung pháp lý về kế toán, vận dụng chế độ kế toán trong nước. Tăng cường hoạt động kiểm tra hay yêu cầu BCTC phải được
kiểm toán sẽ ảnh hưởng đến việc vận dụng chuẩn mực kế tốn (Trần Đình Khơi Nguyên, 2011a). Việc vận dụng chuẩn mực kế tốn này chính là một trong những nội dung thực hiện cơng tác kế tốn tại các đơn vị.
2.5.6. Áp lực cung cấp thông tin
Theo T. E. Cooke (1989), việc các cổ đông yêu cầu cung cấp thông tin sẽ gây ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên BCTC theo quy định. Giả thuyết được đưa ra là số lượng cổ đông cần thơng tin về đơn vị càng lớn thì sự chuẩn xác của thơng tin cơng bố càng lớn. Kết quả của giả thuyết về điều này có thể là do áp lực từ cả cổ đơng lẫn nhà phân tích để đánh giá tình hình đơn vị. Bên cạnh đó, Mc Lean & Delon (2003) cũng đề cập đến vấn đề sự hài lòng của người sử dụng thông tin cũng sẽ tác động đến chất lượng thơng tin được cung cấp bởi bộ phận kế tốn. Ở Việt Nam, kế toán tại các đơn vị nhỏ chủ yếu quan tâm đến vấn đề cung cấp thơng tin với cơ quan thuế (Trần Đình Khơi Ngun, 2013). Bên cạnh đó, có thể thấy rằng những thơng tin kế tốn do các đơn vị có quy mơ nhỏ cung cấp lại có sự khác nhau giữa các nhóm đối tượng sử dụng (Trần Thị Thanh Hải, 2015). Điều này tạo nên sự ảnh hưởng đến việc thực hiện cơng tác kế tốn.
Tóm tắt chương 2
Trong chương này, tác giả đã trình bày tổng quan về đặc điểm hoạt động của HTX Nông nghiệp, cơng tác tổ chức kế tốn, đối tượng sử dụng thông tin và nhu cầu cung cấp thông tin trong HTX Nông nghiệp. Đồng thời, tác giả đã tổng hợp các lý thuyết nền liên quan và kế thừa kết quả các nghiên cứu trước, từ đó xác định 06 nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện cơng tác kế tốn để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng trong HTX Nông nghiệp khu vực Tây Nam Bộ: Hệ thống văn bản pháp
luật; Trình độ chun mơn của người làm kế toán; Cơ sở hạ tầng kế tốn; Quy mơ HTX; Cơng tác kiểm tra kế tốn; Áp lực cung cấp thơng tin. Đây là nền tảng vững chắc
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong chương này, tác giả sẽ trình bày phương pháp, quy trình thực hiện nghiên cứu:
Đầu tiên, tác giả sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn. Từ đó, tác giả tiến hành thiết kế quy trình nghiên cứu dưới dạng sơ đồ.
Sau đó, tác giả sẽ xây dựng thang đo đối với các nhân tố dựa trên phần tổng quan các
nghiên cứu trước và lý thuyết nền đã được trình bày đồng thời xây dựng các giả thuyết nghiên cứu và đề xuất mơ hình nghiên cứu.
Tiếp theo, tác giả sẽ trình bày kết quả nghiên cứu định tính và tiến hành hiệu chỉnh
thang đo.
Và cuối cùng, tác giả sẽ thực hiện xử lý và phân tích dữ liệu bằng các công cụ như thống kê mô tả, kiểm tra độ tin cậy của thang đo, kiểm định giả thuyết nghiên cứu…
3.1. Phương pháp nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu của luận văn là khám phá những nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện cơng tác kế tốn để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng – nghiên cứu tại các HTX Nơng nghiệp khu vực Tây Nam Bộ thì việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng là phù hợp. Tuy nhiên, phương pháp định lượng chỉ có thể thực hiện khi đã có mơ hình nghiên cứu gốc trước đó đã xây dựng. Tại Việt Nam, đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu định lượng nào liên quan đến nội dung tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện cơng tác kế tốn để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng được cơng bố. Do đó, tác giả đã chọn phương pháp nghiên cứu kết hợp định tính và định lượng trong việc thực hiện đề tài này. Việc áp dụng phương pháp này sẽ khắc phục những nhược điểm của phương pháp định lượng là dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát theo thang đo đã định sẵn trong nghiên cứu trước đó. Ngồi ra, việc sử dụng phương pháp kết hợp định tính và định lượng sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn bản chất của vấn đề nghiên cứu so với việc chỉ sử
sẽ giúp giải thích hiện tượng khi nhà nghiên cứu không hiểu đầy đủ các biến số quan trọng đối với chủ đề và đặc biệt khi chủ đề này còn mới (Creswell và Clark, 2007).
3.1.1. Phương pháp nghiên cứu chung
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện cơng tác kế tốn để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng – nghiên cứu tại các HTX Nông nghiệp khu vực Tây Nam Bộ theo phương pháp kết hợp định tính và định lượng, được tiến hành qua 2 bước:
- Nghiên cứu sơ bộ: sử dụng phương pháp định tính – phỏng vấn chuyên gia
Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn chuyên gia là các giảng viên, các chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm công tác lâu năm trong lĩnh vực HTX và có kiến thức chun mơn về kế toán. Danh sách chuyên gia được phỏng vấn
được thể hiện ở phụ lục 01. Bảng phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia được thể hiện ở
phụ lục 02.
Việc sử dụng phương pháp này tuy mất nhiều thời gian nhưng có thể đào sâu vào vấn đề chun mơn trong lĩnh vực kế tốn đối với loại hình kinh tế đặc thù này. Nghiên cứu được thiết kế có tính chất thăm dò tự nhiên, khám phá trực tiếp các ý tưởng và trong phạm vi mô tả của bảng câu hỏi sơ bộ để tham khảo ý kiến và khám phá thêm về các nhân tố có khả năng ảnh hưởng đến việc thực hiện cơng tác kế tốn để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng trong HTX Nông nghiệp khu vực Tây Nam Bộ. Đồng thời, thơng qua phương pháp định tính, luận văn sẽ khám phá, bổ sung và điều chỉnh các biến quan sát sử dụng trong từng thang đo. Từ kết quả này, bảng câu hỏi chính thức (phụ lục 04) được hình thành sao cho phù hợp về ý nghĩa các thang đo và đối tượng lấy mẫu.
Tác giả tiến hành khảo sát bằng cách phát trực tiếp bảng câu hỏi chính thức. Danh sách
đối tượng khảo sát được thể hiện ở phụ lục 05. Với dữ liệu thu thập thơng qua bảng
khảo sát chính thức, tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20 để thống kê mô tả, tiến hành kiểm tra độ tin cậy của thang đo và kiểm định giả thuyết nghiên cứu bằng hồi quy tuyến tính bội.
3.1.2. Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu của luận văn được trình bày khái quát như hình 3.1 dưới đây:
Hình 3.1 - Quy trình nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết
Mơ hình nghiên cứu đề xuất và thang đo nháp
Vấn đề nghiên cứu
Phỏng vấn chuyên gia, nghiên cứu định tính n=10
Hoàn chỉnh bảng câu hỏi và thang đo Nghiên cứu định lượng với N = 180
Xử lý, phân tích dữ liệu:
- Thống kê mô tả các biến - Đánh giá độ tin cậy
- Kiểm định giá trị thang đo - Kiểm định giả thuyết nghiên cứu
3.2. Thiết kế nghiên cứu
3.2.1. Xây dựng thang đo
- Bước 1: Xây dựng thang đo
Trên cơ sở các nghiên cứu trong và ngồi nước có liên quan đến đề tài, tác giả đã kế thừa và chọn lọc những nhân tố có ảnh hưởng đến việc thực hiện cơng tác kế tốn để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng, từ đó tiến hành xây dựng thang đo nháp.
- Bước 2: Nghiên cứu định tính
Thực hiện phỏng vấn 10 chuyên gia theo mẫu lập sẵn về các nhân tố và thang đo đo lường các nhân tố trong mơ hình nghiên cứu (Phụ lục 01), trong đó một số giảng viên Trường cán bộ quản lý Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn II - hiện đang là đội ngũ chuyên gia tư vấn HTX về lĩnh vực tài chính, kế tốn trong Đề án “Thí điểm hồn
thiện, nhân rộng mơ hình hợp tác xã kiểu mới tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long giai đoạn 2016 - 2020” theo quyết định số 445/QĐ-TTg ban hành ngày 21/03/2016.
Từ kết quả nghiên cứu định tính, thang đo nháp sẽ được chỉnh sửa và xây dựng thành bảng câu hỏi hoàn chỉnh phục vụ cho nghiên cứu định lượng.
- Bước 3: Nghiên cứu định lượng
Tác giả tiến hành kiểm định thang đo thơng qua việc phân tích hệ số Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA). Mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết sẽ được kiểm định bằng phân tích hồi quy tuyến tính.
3.2.2. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
Qua phần lược khảo các cơng trình nghiên cứu trước, có thể thấy rằng nghiên cứu về những nhân tố tác động đến việc thực hiện cơng tác kế tốn để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng ở một số quốc gia trên thế giới và trong nước đã nhận
diện một vài nhân tố cụ thể. Trên cơ sở này, kết hợp với tình hình thực tiễn các HTX Nơng nghiệp ở nước ta, tác giả xác định một số nhân tố tác động đến việc thực hiện cơng tác kế tốn như sau:
3.2.2.1. Hệ thống văn bản pháp lý
Các loại hình kinh tế (cơng ty, doanh nghiệp, tập đoàn, hộ kinh doanh, HTX…) khi tham gia hoạt động đều chịu sự chi phối của hệ thống pháp luật. Về phương diện công tác kế tốn trong các HTX Nơng nghiệp cũng cần có một mơi trường pháp lý để việc thực hiện cơng tác kế tốn khoa học, từ đó đảm bảo mơi trường kinh doanh được hiệu quả. “Hệ thống các văn bản pháp lý về kế toán: bao gồm các cấp độ quản lý được Nhà nước quy định để quản lý, chỉ đạo hướng dẫn, kiểm soát và điều chỉnh tất cả các nội dung trong hoạt động kiểm toán thuộc các lĩnh vực trong nền kinh tế. Theo thứ tự từ cao đến thấp theo cấp độ được liệt kê như sau: luật kế toán, chuẩn mực kế toán, chế độ kế tốn, các thơng tư hướng dẫn thực hiện hoặc bổ sung, điều chỉnh khi có vấn đề phát sinh” (Nguyễn Thị Kim Cúc, 2012).
Nền tảng pháp lý đầu tiên của cơng tác kế tốn trong HTX Nơng nghiệp chính là Luật kế tốn số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015 có hiệu lực thi hành từ 01/01/2017 - đây là văn bản pháp lý cao nhất, đưa ra những quy định chung nhất và khơng có sự phân biệt về quy mô đơn vị. Nội dung chính của Luật kế toán bao gồm: những quy định chung về phạm vi điều chỉnh luật; đối tượng áp dụng; nguyên tắc kế toán; các quy định cụ thể về cơng tác kế tốn, tổ chức bộ máy kế tốn và người làm kế tốn…Từ đó, các đơn vị sẽ tiến hành triển khai vận dụng sao cho phù hợp nhất. Cùng với đó là hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam gồm 26 chuẩn mực. Đây là hệ thống các quan điểm hành xử thống nhất cho tất cả các đơn vị trước các sự kiện thuộc đối tượng kế tốn.
Ngồi ra, các HTX nông nghiệp được lựa chọn Chế độ kế toán phù hợp để áp dụng, hoặc là sử dụng Thông tư 24/2017/TT – BTC ngày 28/3/2017 của Bộ Tài chính
nhiên, việc lựa chọn áp dụng chế độ kế toán bắt buộc phải nhất quán trong năm tài chính và phải thơng báo cho cơ quan thuế quản lý HTX.
Như vậy, hệ thống văn bản pháp lý thống nhất, quy định chặt chẽ, rõ ràng chính là cơ sở cho việc thực hiện tốt cơng tác kế tốn trong các HTX Nơng nghiệp. Từ đó, đề tài