Bàn luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng – nghiên cứu tại các hợp tác xã nông nghiệp khu vực tây nam bộ (Trang 104 - 114)

6. Kết cấu của luận văn

4.11. Bàn luận kết quả nghiên cứu

Kết quả mơ hình hồi quy cho thấy việc thực hiện cơng tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng tại các HTX Nông nghiệp chịu sự tác động cùng

chiều của 5 nhân tố: Hệ thống văn bản luật, Trình độ chun mơn của người làm kế

tốn, Cơ sở hạ tầng kế tốn, Quy mơ HTX Nơng nghiệp, Cơng tác kiểm tra kế tốn. Do

đó, các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5 như trong mơ hình nghiên cứu được chấp nhận. Điều này hoàn toàn trùng khớp với kết quả của các nghiên cứu trước đây: McNally (1982), Chee W. Chow and Adrian Wong-Boren (1987), T. E. Cooke (1989), Michael Firth (1979), John Burns (2000), Cătălin Nicolae Albu và các cộng sự (2010), Cătălin Nicolae Albu và các cơng sự (2013), Trần Đình Khơi Ngun (2011a), Trần Đình Khơi Nguyên (2013), Trần Thị Thanh Hải (2015). Theo đó:

- Nhân tố Hệ thống văn bản pháp lý có tác động mạnh nhất đến việc thực hiện cơng tác kế tốn với hệ số Beta là (+0,296). Điều này phản ánh thực tế hiện nay, khi mà Việt Nam đang có những thay đổi về hệ thống văn bản pháp lý nói chung và chế độ kế tốn nói riêng để tiến đến q trình hội nhập. Những thay đổi, bổ sung, chỉnh sửa cũng đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến việc vận dụng trong thực hiện cơng tác kế tốn. Do đó, người làm cơng tác kế tốn cần kịp thời nắm bắt và có những phản hồi, góp ý để hồn thiện hơn nữa khung pháp lý về kế toán đối với HTX Nông nghiệp.

- Nhân tố Cơ sở hạ tầng kế tốn có hệ số Beta là (+ 0,284). Điều này có nghĩa rằng các HTX Nơng nghiệp được trang bị cơ sở hạ tầng (hệ thống máy tính, trang thiết bị làm việc, phần mềm kế tốn, …) càng hồn thiện, thường xuyên nâng cấp sẽ giúp cho cơng tác kế tốn tại đơn vị thuận tiện, nhanh chóng và hiệu quả hơn.

- Nhân tố Quy mơ HTX Nơng nghiệp có hệ số Beta là (+ 0.216). Điều này phản ánh rõ nét thực trạng các HTX nông nghiệp hiện nay với quy mô nhỏ hoặc rất nhỏ đều cho rằng cơng tác kế tốn tại đơn vị là đơn giản, khơng phức tạp nên ít quan tâm thực hiện.

- Nhân tố Trình độ chun mơn của người làm kế tốn có hệ số Beta là (+ 0.212). Điều này có nghĩa rằng nếu người làm kế toán tại các HTX Nơng nghiệp có trình độ chun mơn ngày càng được nâng cao sẽ góp phần rất lớn trong việc thực hiện cơng tác kế tốn để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng bên trong cũng như bên ngồi đơn vị.

- Nhân tố Cơng tác kiểm tra kế tốn có hệ số Beta là (+ 0.170). Điều này phản ánh thực tế rằng khi mà không phải HTX Nông nghiệp nào cũng để thực hiện đúng đắn cơng tác kế tốn tại đơn vị thì vai trị của cơng tác kiểm tra của các cơ quan nhà nước là rất quan trọng. Tuy nhiên, nhân tố này lại có mức tác động thấp nhất trong 5 nhân tố được xác định. Qua đó phản ánh bức tranh về cơ chế quản lý của nhà nước đối với các HTX Nông nghiệp hiện nay, khi hầu hết các chế tài xử phạt chưa thực sự mang tính răng đe, cơng tác kiểm tra cịn mang tính qua loa, bỏ ngõ, chưa cứng rắn và minh bạch. Do đó, các HTX Nơng nghiệp vẫn chưa thực sự thấy rõ tầm quan trọng của vấn đề này trong việc thực hiện các cơng tác kế tốn.

Bên cạnh đó, trong số 6 nhân tố ban đầu đề ra, kiểm định đã loại bỏ 1 nhân tố là Áp lực

cung cấp thông tin. Kết quả này trái ngược với kết quả nghiên cứu của James J. Benjamin and Keith G. Stanga (1977), T. E. Cooke (1989), Mc Lean & Delon (2003). Điều này được giải thích như sau:

Theo kết quả nghiên cứu đã được đề cập ở các chương trước, việc yêu cầu cung cấp thơng tin, sử dụng và phân tích thơng tin của những nhóm đối tượng có kiến thức chun mơn về kế tốn khác nhau sẽ gây ra những áp lực khác nhau trong việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trong việc thực hiện cơng tác kế tốn để đáp ứng nhu cầu thông tin. Trên thực tế các HTX Nông nghiệp hiện nay, đối tượng sử dụng thơng tin kế tốn của HTX Nơng nghiệp như đề cập trước đó có thể chia thành 2 nhóm chính như sau: (1) Đối tượng sử dụng bên trong HTX; (2) Đối tượng bên ngồi HTX. Trong đó:

Đây là những cá nhân giữ chức vụ trong HTX và đại diện cho HTX để thực hiện ký kết, quyết định phương hướng hoạt động hằng năm. Do đó, nhu cầu về thơng tin kế tốn chính xác, đầy đủ và kịp thời là cần thiết.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay những cá nhân giữ vai trò chủ chốt trong các HTX Nơng nghiệp lại có trình độ rất thấp, phần lớn chưa qua đào tạo và thiếu chun mơn về đọc, phân tích BCTC. Cụ thể: Theo thơng tin của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, trong 179 HTX Nông nghiệp đang hoạt động, chỉ 6,1% ban giám đốc HTX có trình độ cao đẳng, đại học; trình độ sơ cấp, trung cấp là 16,5%; còn lại hơn 70% khơng được qua đào tạo. Chính vì vậy, ban quản trị HTX vẫn nhận thức chưa rõ về tầm quan trọng của các số liệu trên BCTC nên chưa chú trọng đến việc thực hiện cơng tác kế tốn để đáp ứng nhu cầu thơng tin của đơn vị có đúng theo quy định pháp luật hay không.

(2) Đối tượng sử dụng bên ngoài HTX: Cơ quan thuế, Cơ quan quản lý nhà nước, Các tổ chức phi chính phủ trong nước và nước ngoài...

Trên thực tế, nhu cầu thơng tin kế tốn tại các HTX với đối tượng sử dụng bên ngồi là rất lớn, khơng chỉ trong nước mà kể cả nước ngoài.

Tuy nhiên, các đối tượng bên ngoài trong nước (Cơ quan thuế, Phịng tài chính kế hoạch cấp Huyện nơi HTX đăng ký hoạt động kinh doanh, Liên minh HTX các tỉnh...) vẫn còn những giới hạn nhất định về trình độ chun mơn cũng như khả năng đọc, hiểu số liệu được cung cấp bởi các HTX nên vẫn chưa có sự quan tâm đúng mực, chưa chú trọng đến vấn đề kiểm tra các thơng tin kế tốn do HTX cung cấp.

Song song đó, các tổ chức nước ngoài (SOCODEVI của Canada - Société de pour le Développement, Liên đoàn HTX Raiffeisen CHLB Đức - DGRV,…) cũng tiến hành hỗ trợ phát triển tại các HTX Việt Nam rất nhiều, về những vấn đề như: kỹ thuật, máy móc, cơng cụ dụng cụ, vốn bằng tiền,…Việc hỗ trợ này chủ yếu dựa trên đánh giá những thơng tin về tình hình hoạt động của HTX. Như vậy, các đối tượng này tuy có

nhu cầu thơng tin thực sự nhưng họ khơng có khả năng am hiểu số liệu trên BCTC của HTX khi chúng được lập theo những quy định riêng của pháp luật Việt Nam.

Do đó, việc thực hiện cơng tác kế tốn để đáp ứng nhu cầu thơng tin một lần nữa bị xem nhẹ.

Tóm lại, nhân tố Áp lực cung cấp thông tin bị loại bỏ trong kết quả nghiên cứu này là hồn tồn có thể giải thích được với thực tiễn bối cảnh HTX Nông nghiệp khu vực Tây Nam Bộ như hiện nay.

Tóm tắt chương 4

Trên cơ sở dữ liệu thu thập được, tác giả tiến hành mô tả mẫu khảo sát. Kết quả cho thấy số lượng và các đặc tính mẫu thu thập đều phù hợp với mục tiêu đề ra ban đầu của nghiên cứu. Đối với kiểm định Cronbach, kết quả cho thấy các thang đo đều đạt độ

tin cậy và dao động trong khoảng từ 0.797 đến 0.898. Tuy nhiên, thang đo Hệ thống

văn bản pháp lý sau khi kiểm định độ tin cậy đã loại đi một biến quan sát vì khơng đạt

yêu cầu. Tiếp đến, phân tích nhân tố khám phá EFA cho thấy các điều kiện quy định để đánh giá EFA đều thỏa mãn, các thang đo đều đạt được giá trị phân biệt và giá trị hội tụ ngay từ lần thứ 1.

Sau đó, mối tương quan tuyến tính của các biến độc lâp với biến phụ thuộc được xem xét. Các hệ số tương quan đều tích cực và có ý nghĩa về mặt thống kê. Sau khi chạy mơ hình hồi quy, tác giả tiến hành kiểm định sự phù hợp của mơ hình, kiểm tra vi phạm các giả định hồi quy. Kết quả cho thấy ở mơ hình hồi quy lần thứ 1 nhân tố Áp

lực cung cấp thông tin là không phù hợp và cần loại bỏ khỏi mơ hình. Tác giả tiếp tục

kiểm định sự phù hợp của mơ hình lần thứ 2. Kết quả cho thấy có 5 nhân tố tác động đến việc thực hiện cơng tác kế tốn để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng là Hệ thống văn bản pháp lý, Trình độ chun mơn người làm kế tốn, Cơ sở hạ

tầng kế tốn, Quy mơ HTX Nơng nghiệp và Cơng tác kiểm tra kế tốn.

Căn cứ kết quả của chương này, tác giả đưa ra những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả việc thực hiện công tác kế tốn để đáp ứng nhu cầu thơng tin cho các đối tượng sử dụng tại các HTX Nông nghiệp khu vực Tây Nam Bộ ở chương 5.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Trong chương này, tác giả sẽ dựa vào kết quả phân tích dữ liệu ở phần trên để đưa ra các kết luận cho nghiên cứu. Từ đó, tác giả sẽ đưa ra một số hàm ý chính sách góp phần hồn thiện việc thực hiện cơng tác kế tốn để đáp ứng nhu cầu thơng tin cho các đối tượng sử dụng tại các HTX Nông nghiệp khu vực Tây Nam Bộ. Cuối cùng là những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.

5.1. Kết luận

Với tiến trình đổi mới kinh tế của đất nước, đặc biệt khi bước vào thời kỳ hội nhập sâu rộng với quốc tế, mức độ cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, người nông dân và những hộ sản xuất nông nghiệp nhỏ ngày càng đối mặt với rất nhiều rủi ro. Do đó, phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX là một tất yếu khách quan. Các HTX Nơng nghiệp chính là nơi để giúp giảm thiểu những rủi ro, giảm nhẹ tác động của những cú sốc thị trường và đóng góp tích cực cho cộng đồng tại địa bàn nơng thơn. Vì vậy, để các HTX Nông nghiệp hoạt động trở nên hiệu quả và có định hướng rõ ràng, cơng tác tài chính – kế tốn trở thành vấn đề mấu chốt. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu khi thực hiện xác định các nhân tố và mức ảnh hưởng của từng nhân tố đến việc thực hiện cơng tác kế tốn để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng tại các HTX Nông nghiệp khu vực Tây Nam Bộ là cần thiết.

Theo kết quả thống kê mơ tả, có thể thấy đa số các HTX Nông nghiệp khu vực Tây Nam Bộ là những HTX có quy mơ nhỏ hoặc rất nhỏ và phần lớn hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt: trồng lúa, bưởi, thanh long, cam… Bên cạnh đó, các HTX Nơng nghiệp khu vực Tây Nam Bộ hầu như có thời gian hoạt động rất ngắn từ 2 năm đến 5 năm trong đó có một số HTX Nơng nghiệp chỉ vừa mới thành lập. Đồng thời, những người giữ nhiệm vụ kế tốn trong HTX Nơng nghiệp là những người khơng có trình độ chun mơn trong lĩnh vực kế tốn nói chung và kiến thức về kế tốn HTX nói riêng. Đa số họ được đào tạo từ những ngành nghề khác và chỉ được HTX cử tham gia các

lớp tập huấn bồi dưỡng kế toán ngắn hạn từ 3 - 5 ngày tại Liên Minh, Chi cục phát triển Nông thôn các tỉnh tổ chức. Song song đó, việc ghi sổ và lập BCTC hằng năm cũng như hoạt động khai báo, nộp thuế đều th cá nhân bên ngồi thực hiện. Do đó, việc nhìn nhận cơng tác kế tốn để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng trong HTX Nơng nghiệp cịn khá mơ hồ và xem nhẹ.

Ngoài ra, kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach's Alpha để phản ánh mức độ tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát trong cùng 1 nhân tố đã loại bỏ biến quan sát PL2 trong nhóm các biến quan sát của nhân tố Hệ thống văn bản pháp luật. Biến quan sát PL2 đề cập đến nội dung: “Chế độ kế tốn theo Thơng tư 24/2017/TT – BTC ngày 28/3/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn rõ ràng, đầy đủ và đáp ứng được nhu cầu ghi nhận và xử lý số liệu tại các HTX Nông nghiệp”. Sở dĩ biến quan sát này bị loại bỏ vì hầu như các HTX Nơng nghiệp đều khơng có xu hướng lựa chọn chế độ kế tốn theo Thơng tư 24/2017/TT – BTC để thực hiện mà lựa chọn chế độ kế tốn theo Thơng tư số 133/2016/TT- BTC. Do đó, pháp lý về chế độ kế toán của HTX từ Thông tư 24/2010/ TT – BTC ngày 23/02/2010 Hướng dẫn kế toán áp dụng cho Hợp tác xã Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Ngư nghiệp và Nghề muối đã hết hiệu lực ngày 31/12/2017 và được thay thế bằng Thông tư 24/2017/TT – BTC ngày 28/3/2017 Hướng dẫn chế độ kế toán hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã – Đây là những chế độ kế toán đặc thù riêng ban hành cho HTX đều bị lãng quên, ít được quan tâm, sử dụng. Các HTX Nông nghiệp lựa chọn Thông tư số 133/2016/TT- BTC để thực hiện vì thơng tư này đang được áp dụng phổ biến đối với loại hình Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do đó, khi vận dụng Thông tư số 133/2016/TT- BTC, các HTX Nông nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu, giải đáp vướng mắc trong quá trình thực hiện, đồng thời cũng là sự thuận tiện cho các cá nhân được th ngồi trong cơng tác khai báo thuế, BTC hằng năm.

Cuối cùng, kết quả kiểm định sự phù hợp giữa 6 nhân tố ảnh hưởng đến biến phụ thuộc là việc thực hiện cơng tác kế tốn để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng cho thấy có 5 nhân tố có quan hệ tuyến tính, bao gồm: Hệ thống văn

bản pháp lý, Trình độ của người làm kế toán, Cơ sở hạ tầng kế toán, Quy mô HTX Nông nghiệp, Cơng tác kiểm tra kế tốn. Các nhân tố có tác động cùng chiều. Điều này

trùng khớp với giả thuyết ban đầu đặt ra.

5.2. Hàm ý chính sách

Với mục tiêu nâng cao hiệu quả việc thực hiện cơng tác kế tốn để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng và trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách như sau:

5.2.1. Hệ thống văn bản pháp lý

Hệ thống văn bản pháp lý là nhân tố ảnh hưởng cùng chiều và mạnh nhất đến việc thực hiện cơng tác kế tốn để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng tại các HTX Nông nghiệp. Thực tế hiện nay, các chính sách và văn bản pháp lý hướng dẫn cơng tác kế tốn nói chung và kế tốn HTX nói riêng cịn phức tạp, chồng chéo và nhiều điểm chưa rõ nghĩa.

Chẳng hạn, theo Thông tư 24/2017/TT – BTC ngày 28/03/2017 về việc hướng dẫn chế độ kế toán hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tại Điều 2 có ghi:

“Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thông tư này áp dụng đối với tất cả các HTX hoạt động trong mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề sản xuất, kinh doanh.

2. Đối với các HTX có quy mơ lớn, có nhiều giao dịch mà Thơng tư này khơng có quy

định thì được lựa chọn áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo Thơng tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa (sau đây gọi là Thông tư số 133/2016/TT-BTC) và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có). Việc lựa chọn áp dụng chế độ kế tốn

phải được thực hiện nhất quán trong năm tài chính và phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý HTX.”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng – nghiên cứu tại các hợp tác xã nông nghiệp khu vực tây nam bộ (Trang 104 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)