Nhận xét về các nghiên cứu đã được thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng – nghiên cứu tại các hợp tác xã nông nghiệp khu vực tây nam bộ (Trang 32)

6. Kết cấu của luận văn

1.3. Nhận xét về các nghiên cứu đã được thực hiện

Sau khi lược khảo các nghiên cứu liên quan, tác giả nhận thấy rằng các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện cơng tác kế tốn để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng có thể phân thành 2 nhóm như sau:

Các nhân tố bên ngồi: Hệ thống pháp luật và chính trị, chuẩn mực IAS/IFRS,

nhu cầu thơng tin của nhóm người dùng bên ngồi, chất lượng giảng dạy các chương trình đào tạo kế toán, chất lượng nhà cung cấp phần mềm kế toán.

Các nhân tố bên trong thuộc đặc tính của đơn vị: Quy mơ (địn bẩy tài chính, tỷ

lệ tài sản hiện có, doanh thu hằng năm, tổng tài sản), trình độ chun mơn và phán đoán của kế toán viên, khả năng am hiểu của nhà quản lý.

Bên cạnh đó, tác giả nhận thấy rằng mỗi nghiên cứu nêu trên chỉ thực hiện nhận diện và kiểm định một vài nhân tố xoay quanh việc thực hiện cơng tác kế tốn để đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin. Đồng thời, tác giả cũng nhận thấy vẫn chưa có nghiên nào thực hiện tổng hợp các nhân tố đã được nhận diện, đánh giá mức độ tác động của từng nhân tố đến việc thực hiện cơng tác kế tốn để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng. Hơn nữa, các nghiên cứu này cũng được thực hiện chủ yếu ở những quốc gia phát triển mạnh mẽ về kinh tế với mẫu được xem xét chủ yếu là loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc cơng ty niêm yết.

Chính vì vậy, khoảng trống nghiên cứu cho việc thực hiện một nghiên cứu tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện cơng tác kế tốn để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng, đối là với một nước đang phát triển về kinh tế như Việt Nam và nghiên cứu cụ thể ở một loại hình kinh tế đặc thù - HTX Nông nghiệp là rất lớn.

1.3.2. Đối với các nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam, các nghiên cứu liên quan đến công tác kế toán ở các ngành nghề, loại hình doanh nghiệp nói chung và cơng tác kế tốn trong lĩnh vực Nơng nghiệp, HTX nói

trung nghiên cứu về cơng tác kế tốn dưới góc độ lý luận. Sau đó, các tác giả tiến hành khảo sát, so sánh, phân tích và tổng hợp để đánh giá thực trạng tại địa bàn nghiên cứu. Cuối cùng, từ kết quả thực trạng và góc nhìn cá nhân, các tác giả đề xuất những giải pháp góp phần hồn thiện hơn về cơng tác kế tốn để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các bên liên quan. Như vậy, phương pháp nghiên cứu được sử dụng tại các nghiên cứu này chủ yếu là nghiên cứu định tính hoặc kết hợp với nghiên cứu định lượng, tuy nhiên nghiên cứu định lượng được sử dụng chỉ dừng lại ở mức độ thống kê mơ tả.

Do đó, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện cơng tác kế tốn để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng tại các HTX Nông nghiệp bằng phương pháp định lượng, thực hiện với dữ liệu thu thập thực tế qua bảng khảo sát, từ đó tiến hành xử lý và phân tích số liệu nhằm nhận diện các nhân tố tác động đặc thù là một hướng nghiên cứu mới và vẫn đang là một khoảng trống trong môi trường nghiên cứu Việt Nam.

1.3.3. Xác định hướng nghiên cứu

Qua lược khảo các nghiên cứu có liên quan đến cơng tác kế tốn nói chung và cơng tác kế tốn trong lĩnh vực Nơng nghiệp, HTX nói riêng, có thể thấy vẫn còn thiếu vắng việc thực hiện những nghiên cứu nhằm khám phá các nhân tố ảnh hưởng và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến việc thực hiện công tác kế tốn để đáp ứng nhu cầu thơng tin cho các đối tượng sử dụng. Bên cạnh đó, đa số các nghiên cứu trước đây hầu hết được thực hiện đối với doanh nghiệp niêm yết hoặc doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong khi, trên thực tế hiện nay loại hình kinh tế - HTX Nơng nghiệp đang tăng lên một cách nhanh chóng về số lượng và đóng vai trị nhất định trong quá trình phát triển của kinh tế tập thể. Do đó, để đảm bảo chất lượng cơng tác kế tốn, đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng nhằm thu hút đầu tư từ chính phủ, các tổ chức quốc tế…HTX Nông nghiệp cần nỗ lực trong việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác này tại đơn vị.

Chính bởi lẽ đó, tác giả đi sâu nghiên cứu việc thực hiện cơng tác kế tốn để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng với nhóm đối tượng khảo sát là các HTX Nông nghiệp khu vực Tây Nam Bộ. Thơng qua q trình nghiên cứu, tác giả nhận diện các nhân tố đặc thù riêng ảnh hưởng đến việc thực hiện cơng tác kế tốn trong vấn đề đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng tại các HTX Nông nghiệp.

Cuối cùng, tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác này tại các HTX Nơng nghiệp trong giai đoạn hiện nay.

Tóm tắt chương 1

Với mục tiêu nghiên cứu là xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến việc thực hiện cơng tác kế tốn để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng – Nghiên cứu tại các HTX Nông nghiệp khu vực Tây Nam Bộ, những nhân tố được nhận diện sẽ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đây chính là cơ sở cho việc đề ra các biện pháp nhằm hoàn thiện cơng tác kế tốn để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng trong HTX Nông nghiệp.

Qua chương 1, tác giả đã thực hiện lược khảo kết quả của một số cơng trình nghiên cứu trong nước và nước ngồi có liên quan đến nội dung của đề tài. Từ đó, tác giả kế thừa có chọn lọc các nhân tố gây ảnh hưởng và làm căn cứ cho việc thiết kế nghiên cứu ở chương 3 phù hợp với đặc điểm các HTX Nông nghiệp khu vực Tây Nam Bộ.

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Tổng quan về Hợp tác xã Nông nghiệp

2.1.1. Khái niệm Hợp tác xã

Theo điều 3 - Luật Hợp tác xã 2012, “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã”.

Từ khái niệm trên, có thể rút ra những đặc trưng sau đây của HTX trong Nông nghiệp:

Một là, HTX Nông nghiệp là một tổ chức kinh tế tập thể hoạt động trong lĩnh vực

Nông nghiệp. Các HTX chủ yếu hoạt động về lĩnh vực sản xuất kinh doanh và dịch vụ trong Nông nghiệp. Đặc biệt, đây cịn là một tổ chức kinh tế của người nơng dân, gần gũi với hộ gia đình nơng thơn.

Hai là, mục đích kinh doanh của HTX Nông nghiệp trước hết là đáp ứng nhu cầu

chung của thành viên về số lượng, chất lượng dịch vụ. Như vậy trong mỗi thôn, mỗi xã có thể cùng tồn tại nhiều loại hình kinh doanh khác nhau: tưới tiêu, cung cấp vật tư nông nghiệp… Nông dân gia nhập HTX là vì họ cần được HTX cung cấp dịch vụ, sản phẩm mà từng hộ không thể tự làm hoặc làm một mình khơng có hiệu quả.

Ba là, cơ sở thành lập của HTX Nông nghiệp là dựa vào việc cùng góp vốn của các

thành viên và quyền hồn tồn bình đẳng giữa các thành viên. Do đó, mỗi thành viên có một phiếu biểu quyết khơng phân biệt số vốn góp ít hay nhiều.

2.1.2. Vai trị của HTX Nơng nghiệp đối sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam

Trải qua những thăng trầm từ khi quá trình hình thành đến phát triển, phong trào HTX Nông nghiệp Việt Nam đã ln giữ vai trị quan trọng trong phát triển Nông nghiệp,

nơng thơn và nơng dân; góp phần to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Trước hết, HTX Nơng nghiệp đã thúc đẩy q trình xã hội hố trong sản xuất, là cầu nối giữa các cá thể, hộ sản xuất, thành viên HTX với cơ quan nhà nước và các tổ chức kinh tế.

Tiếp đến, HTX Nông nghiệp tăng cường thực hiện đưa các tiến bộ khoa học - công nghệ, đến với người nông dân trong từng khâu sản xuất Nông nghiệp. Đồng thời, HTX Nơng nghiệp cịn hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và nâng cao khả năng thực hành Nông nghiệp cho bà con; tổ chức phổ biến về những thành tựu khoa học - kỹ thuật và thông tin diễn biến thị trường đến từng thôn, bản.

Bên cạnh đó, HTX Nơng nghiệp đã góp phần tạo công ăn, việc làm, tăng nguồn thu nhập và đảm bảo ổn định đời sống cho những thành viên HTX và người lao động. Từ đó, góp phần hài hịa các vấn đề kinh tế - xã hội ở địa phương. Đây chính là nền tảng để thực hiện dân chủ hoá và nâng cao văn minh ở nơng thơn. Ngồi ra, các HTX Nơng nghiệp luôn phát huy tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau để vượt nghèo, góp phần làm giảm bớt những mặt tiêu cực của kinh tế thị trường và ổn định xã hội ở nông thôn.

Ngồi ra, HTX Nơng nghiệp cũng góp phần quan trọng vào việc nâng cấp và phát triển hạ tầng nông thôn: mạng lưới điện, hệ thống giao thơng nơng thơn, các cơng trình phúc lợi xã hội...

2.2. Tổng quan về tổ chức cơng tác kế tốn 2.2.1. Khái niệm 2.2.1. Khái niệm

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về việc thực hiện cơng tác kế tốn như sau:

Theo Nguyễn Phước Bảo Ấn (2008): “Tổ chức cơng tác kế tốn là việc xác định những công việc, những nội dung mà kế toán phải thực hiện hay phải tham mưu cho các bộ

phận phịng ban khác thực hiện, nhằm hình thành một hệ thống kế toán đáp ứng được các yêu cầu của đơn vị”.

Theo Đoàn Xuân Tiên (2014): “Tổ chức công tác kế toán cần được hiểu như một hệ thống các yếu tố cấu thành gồm: tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức vận dụng các phương pháp kế toán, kỹ thuật hạch toán, tổ chức vận dụng các chế độ, thể lệ kế toán…mối liên hệ và sự tác động giữa các yếu tố đó với mục đích đảm bảo các điều kiện cho việc phát huy tối đa chức năng của hệ thống các yếu tố đó”.

Theo Đào Ngọc Hà (2015): “Tổ chức cơng tác kế tốn là tổ chức việc thực hiện các chuẩn mực, chế độ kế tốn để phản ánh tình hình tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức thực hiện chế độ kiểm tra kế toán, chế độ bảo quản, lưu trữ tài liệu kế tốn, cung cấp thơng tin tài liệu kế toán và các nhiệm vụ khác của kế toán cho các đối tượng cần sử dụng”.

Theo Luật Kế tốn, “Tổ chức cơng tác kế tốn là việc tổ chức thực hiện các chuẩn mực và chế độ kế tốn để phản ánh tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức thực hiện chế độ kiểm tra kế toán, chế độ bảo quản lưu giữ tài liệu kế tốn, cung cấp thơng tin tài liệu kế toán và các nhiệm vụ khác của kế toán”.

Từ các quan điểm và luận giải khác nhau, cơng tác kế tốn có thể hiểu là việc sắp xếp những phần việc mà kế toán cần thực hiện nhằm thu nhận, xử lý, cung cấp thông tin trên BCTC một cách kịp thời, đầy đủ nhằm phục vụ cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh cả ở tầm vĩ mô và tầm vi mơ. Ngồi ra, có thể hiểu cơng tác kế tốn là việc tổ chức nhân sự kế toán theo các phần hành kế toán cụ thể, thực hiện các phương pháp kế toán phù hợp với yêu cầu thu nhận, xử lý, cung cấp thông tin trên BCTC, phù hợp với đặc điểm thực tế của HTX. Nội dung cụ thể của cơng tác kế tốn bao gồm: - Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán;

- Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán;`

- Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách và lựa chọn hình thức kế tốn; - Tổ chức hệ thống báo cáo kế tốn;

- Tổ chức phân tích thơng tin kế tốn; - Tổ chức bộ máy kế tốn;

- Tổ chức ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong hoạt động kế toán.

2.2.2. Nguyên tắc của việc thực hiện cơng tác kế tốn

Để thực hiện một cách khoa học, hợp lý và đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin nhằm phục vụ nhu cầu quản lý, cơng tác kế tốn cần thực hiện các nguyên tắc sau:`

Một là, cần phải tuân thủ các nguyên tắc, chính sách và các quy định pháp lý hiện hành

về kế toán. Cơ sở pháp lý trong cơng tác kế tốn và cơng tác quản lý tài chính tại các đơn vị nói chung và HTX Nơng nghiệp nói riêng là Luật kế tốn, Chuẩn mực kế tốn và các chế độ, thông tư do Nhà nước ban hành. Việc Nhà nước ban hành chế độ kế toán nhằm thống nhất quản lý về thơng tin tài chính trong tồn bộ nền kinh tế quốc gia. Trong đó:

Luật kế tốn là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất. Nội dung của Luật kế toán

quy định về: người làm kế toán, tổ chức bộ máy kế toán, hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán, quản lý nhà nước về kế toán và tổ chức nghề nghiệp về kế toán…

Theo điều 7 Luật kế toán Việt Nam, “Chuẩn mực kế toán gồm những quy định và phương pháp kế toán cơ bản để lập báo cáo tài chính” hoặc theo quan điểm kế tốn quốc tế, “chuẩn mực kế tốn chính là những quy định, hướng dẫn cần được tôn trọng khi thực hiện các cơng việc kế tốn và khi trình bày các thơng tin trong các báo cáo tài chính sao cho đảm bảo tính minh bạch của các báo cáo tài chính”.

Chế độ kế toán là những quy định và hướng dẫn chi tiết về kế toán trong một

lĩnh vực hoặc một số công việc cụ thể do cơ quan nhà nước chuyên trách về kế toán hoặc tổ chức được cơ quan nhà nước chuyên trách về kế toán ủy quyền ban hành.

Hai là, cần đảm bảo nguyên tắc thống nhất, thể hiện ở việc thống nhất giữa các phần

hành trong một bộ máy hoặc giữa đơn vị trung tâm với các đơn vị thành viên. Các bộ phận khác nhau có sự liên quan chặt chẽ trong việc quản lý. Song mỗi bộ phận khác

nhau lại đảm nhiệm những nhiệm vụ khác nhau. Do đó, tổ chức cơng tác kế toán phải chú ý đến việc phối hợp giữa các bộ phận để đồng bộ trong việc thu thập, xử lý và phân tích số liệu.

Ba là, cần phải phù hợp với quy mô, đặc điểm tổ chức sản xuất, cách thức quản lý của

đơn vị. Mỗi HTX Nơng nghiệp đều có những đặc điểm riêng về lĩnh vực hoạt động, về trình độ quản lý và quy mơ hoạt động. Vì vậy, khơng có một mơ hình kế tốn nào phù hợp nhất dành cho tất cả HTX Nơng nghiệp. Do đó, các HTX Nơng nghiệp muốn đạt hiệu quả trong thực hiện công tác phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, trình độ quản lý, quy mơ và địa bàn hoạt động của HTX.

Bốn là, cần phải phù hợp với u cầu vị trí việc làm và trình độ chun mơn của người

quản lý, người kế toán. Bởi lẽ, kế tốn viên - người thực hiện trực tiếp mọi cơng việc kế toán trong đơn vị dưới sự chỉ đạo của người quản lý.

Năm là, cần phải đảm bảo nguyên tắc hiệu quả, tiết kiệm. Đây là nguyên tắc cần thiết

trong mọi công tác tổ chức, quản lý. Do đó, theo nguyên tắc này cần đảm bảo tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng – nghiên cứu tại các hợp tác xã nông nghiệp khu vực tây nam bộ (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)