Mơ hình chấp nhận cơng nghệ TAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận chính phủ điện tử tại tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 26)

tích hợp các yếu tố của tám mơ hình lý thuyết: Lý thuyết hành động hợp lý (Davis và cộng sự, 1989), Mơ hình chấp nhận công nghệ (Davis, 1989), Mơ hình động lực (Davis và cộng sự, 1992), Lý thuyết về hành vi dự kiến (Ajzen, 1991), mơ hình kết hợp mơ hình chấp nhận cơng nghệ và Lý thuyết về hành vi dự kiến (Taylor và Todd, 1995), mơ hình sử dụng máy tính (Thompson và cộng sự, 1991), Lý thuyết phổ biến đổi mới (Rogers, 1995), và lý thuyết nhận thức xã hội (Compeau và Higgins, 1995). Trước khi UTAUT được xây dựng, mơ hình TAM được coi như là mơ hình tốt nhất để ứng dụng nghiên cứu lĩnh vực này. Tuy nhiên, mơ hình TAM nguyên thủy cũng chỉ được xây dựng nhằm vào đối tượng là các tổ chức. Điều này gây khó khăn khi chuyển qua nghiên cứu từng cá nhân riêng biệt. Và mơ hình UTAUT đã khắc phục nhược điểm này của TAM một cách đáng kể, cung cấp cải tiến rất lớn về sự chấp nhận của người dùng. Thêm vào đó, mơ hình UTAUT đã được ưa chuộng hơn so với các mơ hình lý thuyết nói trên vì nó có thể chiếm tỷ lệ cao hơn của phương sai (R²) trong mục đích sử dụng (Venkatesh và cộng sự, 2003).

Thêm vào đó UTAUT đã giải thích được 70% hành vi chấp nhận cơng nghệ, một cải tiến đáng kể đối với các mơ hình trước, thường giải thích trên 40% sự chấp nhận (Venkatesh và cộng sự, 2003). Do đó, UTAUT được xem là một mơ hình được cải

Hành vi sử dụng Ý định hành vi Hiệu suất kỳ vọng Giới tính Nỗ lực kỳ vọng ảnh hưởng xã hội Điều kiện thuận lợi Tuổi tác Kinh nghiệm Tự nguyện sử dụng

tiến với các đặc điểm mạnh mẽ và có thể giải thích tốt hơn các yếu tố ảnh hưởng đến ý định và cách sử dụng của cá nhân. Cụ thể, UTAUT chứa đựng bốn yếu tố quyết định cốt lõi của ý định và hành vi sử dụng là hiệu suất kỳ vọng, nỗ lực kỳ vọng, ảnh hưởng xã hội và các điều kiện thuận lợi (Venkatesh và cộng sự, 2003).

Mơ hình UTAUT cũng xem xét các biến điều tiết tác động đến bốn yếu tố quyết định trực tiếp về hành vi và hành vi sử dụng như giới tính, tuổi tác, kinh nghiệm và sử dụng tự nguyện. Theo các nghiên cứu trước đó, mơ hình UTAUT là mơ hình chuẩn

và tiên đốn nhất trong các tài liệu chấp nhận công nghệ (Alawadhi và Morris, 2008, Al-Shafi và Weerakkody, 2010).

Mơ hình nghiên cứu UTAUT được sử dụng trong luận văn này để kiểm tra việc người dân chấp nhận chính phủ điện tử, như một thước đo cho khả năng áp dụng công nghệ bởi vì nó nắm bắt được nhận thức của người sử dụng một cách toàn diện hơn và thực tế hơn so với các mơ hình trước đó.

2.6 Mơ hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết cho việc chấp nhận Chính phủ điện tử tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu phủ điện tử tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Sự chấp nhận các công nghệ của người dùng được coi là điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công và tiến bộ của bất kỳ dự án CNTT nào, vì thái độ của người dùng sử dụng và áp dụng các công nghệ mới là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của bất kỳ dự án hệ thống thông tin nào (Succi và Walter, 1999). Một số nghiên cứu ngoài nước cũng đã áp dụng mơ hình UTAUT để khám phá sự chấp nhận quản trị điện tử trong tổ chức chính phủ ở Ấn Độ (Mithun Barua, 2012); sự chấp nhận E-Gov qua các giá trị văn hóa xã hội ở Ả-rập Xê-út (Mohammed Alsaif, 2013), với nhiều yếu tố được cho là có ảnh hưởng như: là hiệu suất kỳ vọng, nỗ lực kỳ vọng, ảnh hưởng xã hội, điều kiện thuận lợi, sự tin cậy cũng như giới tính, trình độ học vấn,.. Và một số nghiên cứu trong nước cũng áp dụng một vài nhân tố trong mơ hình UTAUT để nhấn mạnh việc chấp nhận chính phủ điện tử trong các ứng dụng chuyên ngành như trong lĩnh vực thuế tại Long An của tác giả Trần Phước Thọ, (2016); lĩnh vực ngân hàng về internet banking Việt nam của tác giả Lê Thị Kim

Tuyết,.. Tuy nhiên các ứng dụng của chính phủ điện tử thể hiện nhiều tính năng, cũng như mức độ tham gia nhiều thành phần.

Trong nghiên cứu này, mơ hình nghiên cứu UTAUT được sử dụng có sửa đổi và kết hợp các yếu tố bổ sung vào mơ hình cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh BRVT, để tạo thuận lợi cho việc chấp nhận chính phủ điện tử của người dân ở địa phương, với sự nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tin cậy vào việc chấp nhận công nghệ mới và đánh giá sự tin cậy cũng là một yếu tố quan trọng dự đoán ý định của người sử dụng dịch vụ điện tử (Carter và Belanger, 2005).

Ngày nay, các ứng dụng Internet rất phổ biến trong việc trao đổi thông tin và tiến hành các giao dịch giữa chính phủ và công dân. Một khi sự tương tác giữa các bên

xảy ra trong một khoảng cách xa thông qua một môi trường như internet, sự tin cậy trở thành một vấn đề quan trọng cần được xác định và đo lường. Sự tin cậy vào internet đóng một vai trị quan trọng trong việc tạo ra mối quan hệ ban đầu giữa cơng dân và chính phủ điện tử, nơi mà công dân vẫn không biết về các nhà cung cấp dịch vụ điện tử (Carter và Weerakkody, 2008).

Tuy nhiên, điều quan trọng không chỉ để người dùng sử dụng phương pháp "dịch vụ điện tử" tin cậy vào Internet, mà còn tin cậy vào thực thể cung cấp thông tin, các dịch vụ Chính phủ điện tử cũng được xem là một yếu tố quan trọng, dự đốn sự chấp nhận của chính phủ điện tử (Carter và Weerakkody, 2008).

Do đó, trong nghiên cứu này có kết hợp các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến lòng tin là sự tin cậy vào internet (TOI) liên quan đến niềm tin của người dân rằng Internet là một phương tiện tin cậy, cũng như nơi an toàn để thực hiện giao dịch an toàn, cùng với sự tin cậy vào chính phủ (TOG) có liên quan đến niềm tin năng lực của các cơ quan, cũng như khả năng của nhân viên để cung cấp dịch vụ phù hợp với bối cảnh, đặc điểm tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu để bổ sung vào mơ hình UTAUT.

Tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết cho việc chấp nhận Chính phủ điện tử tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu như hình 2.5.

Hình 2.5. Mơ hình nghiên cứu đề xuất sự chấp nhận chính phủ điện tử tại tỉnh BRVT

2.6.1 Hiệu suất kỳ vọng

Hiệu suất kỳ vọng được định nghĩa là mức độ mà cá nhân tin rằng sử dụng một hệ thống sẽ giúp họ cải thiện hiệu suất công việc của họ.

Trong nghiên cứu này, hoạt động hiệu suất kỳ vọng được đo bằng nhận thức về việc sử dụng dịch vụ Chính phủ điện tử về các lợi ích như tiết kiệm thời gian, chi phí và hiệu quả, việc kết nối thuận lợi với chính phủ là một tính năng quan trọng, nâng cao yếu tố phục vụ của chính phủ.

Hiệu suất kỳ vọng được cho là một dự đoán mạnh mẽ về ý định sử dụng CNTT theo các nghiên cứu chấp nhận trước đây (Venkatesh và cộng sự, 2003, Davis, 1989). Để giải thích hiệu suất kỳ vọng hướng đến ý định sử dụng hệ thống / dịch vụ chính phủ điện tử, tác giả đề xuất giả thuyết sau:

H1. Hiệu suất kỳ vọng sẽ có ảnh hưởng tích cực đến các ý định hành vi sử dụng các

dịch vụ Chính phủ điện tử. Hiệu suất kỳ vọng(Performance Expectancy) Nỗ lực kỳ vọng (Effort Expectancy) Ảnh hưởng xã hội (Social Influence)

Điều kiện thuận lợi (Facilitating Conditions) Ý định hành vi (Behavioural Intention) Hành vi sử dụng (Usage Behaviour E-Government Adoption) H5 H1 H2 H3 H4 H6 H7 Kinh nghiệm Internet Độ tuổi Age Trình độ Education H9 H10 H11 Giới tính Gender H8

Tin cậy vào mạng Internet

(Trust of the internet)

Tin cậy vào Chính quyền

2.6.2 Nỗ lực kỳ vọng

Nỗ lực kỳ vọng là mức độ dễ dàng liên quan đến việc sử dụng hệ thống (Venkatesh và cộng sự, 2003). Trong nghiên cứu này, nỗ lực kỳ vọng đề cập đến mức độ dễ dàng tiếp cận thông tin cũng như sử dụng các dịch vụ chính phủ điện tử. Hơn nữa, nghiên cứu này sử dụng các cấu trúc từ mơ hình UTAUT và có sự tương đồng giữa các cấu trúc này theo các định nghĩa và thang đo của chúng. Ngồi ra, cấu trúc này có thể có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định sự chấp nhận của người sử dụng về công nghệ thông tin.

Các nghiên cứu trước đây cho thấy rằng khi người dùng nhận thấy một hệ thống rất dễ dàng và dễ sử dụng, họ cảm thấy thái độ tích cực đối với việc chấp nhận hệ thống (Venkatesh và cộng sự, 2003). Lý thuyết về sự tự tin của Bandura (1986) cũng hỗ trợ mơ hình này mà người dùng kiểm soát, kỹ năng và kinh nghiệm của một hệ thống, cuối cùng giúp họ đạt được sự đơn giản để vận hành hệ thống, nâng cao động lực để áp dụng hệ thống. Do đó, trong nghiên cứu này, nỗ lực kỳ vọng được đo bằng nhận thức dễ sử dụng các dịch vụ chính phủ điện tử cũng như việc học cách sử dụng các dịch vụ này dễ dàng. Vì vậy, tác giả đề xuất giả thuyết sau:

H2. Nỗ lực kỳ vọng sẽ có ảnh hưởng tích cực đến các ý định hành vi sử dụng các dịch

vụ Chính phủ điện tử.

2.6.3 Ảnh hưởng Xã hội

Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng xã hội là áp lực quy chuẩn của các thành viên liên quan như gia đình, bạn bè và đồng nghiệp có ảnh hưởng đến ý định sử dụng chính phủ điện tử, là một yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghệ. Áp lực tiêu chuẩn từ ảnh hưởng xã hội cho việc nâng cao nhận thức và hình thành tiếp thị xã hội để áp dụng các dịch vụ Chính phủ điện tử. Mối quan hệ giữa ảnh hưởng xã hội và chấp nhận đã được nghiên cứu rộng rãi trong lĩnh vực hệ thống thông tin (Venkatesh và Brown, 2001).

Nghiên cứu này giả định rằng nếu những người áp dụng chính phủ điện tử bị ảnh hưởng bởi những thơng điệp tích cực từ những người có ảnh hưởng đến hành vi của

họ thì họ có xu hướng, có ý định hành vi hơn để áp dụng hệ thống chính phủ điện tử. Do đó, tác giả đề xuất giả thuyết sau:

H3. Ảnh hưởng xã hội sẽ có ảnh hưởng tích cực đến các ý định hành vi sử dụng các

dịch vụ Chính phủ điện tử.

2.6.4 Điều kiện thuận lợi

Điều kiện thuận lợi là mức độ mà một cá nhân tin rằng một tổ chức và cơ sở hạ tầng kỹ thuật tồn tại để hỗ trợ hệ thống (Venkatesh và cộng sự, 2003). Trong nghiên cứu này, điều kiện thuận lợi được xác định với mức độ hỗ trợ việc sử dụng các dịch vụ chính phủ điện tử và loại bỏ các rào cản đối với việc chấp nhận. Điều kiện thuận lợi có thể là một yếu tố quyết định đến ý định của người dân về việc sử dụng một công nghệ hoặc đổi mới. Điều kiện thuận lợi được đo bằng nhận thức về khả năng tiếp cận các nguồn lực cần thiết, cũng như để có được kiến thức và sự hỗ trợ cần thiết để dễ dàng sử dụng các dịch vụ Chính phủ điện tử. Nó cũng bị ảnh hưởng bởi nhận thức về công nghệ phù hợp với lối sống của người sử dụng. Để giải thích điều kiện thuận lợi cho hành vi sử dụng chính phủ điện tử, tác giả đề xuất giả thuyết sau:

H4. Điều kiện thuận lợi sẽ có ảnh hưởng tích cực đến hành vi sử dụng các dịch vụ

của chính phủ điện tử.

2.6.5 Ý định hành vi

Ý định hành vi được định nghĩa là ý định của khách hàng để thông qua và sử dụng một cơng cụ nào đó trong tương lai (Venkatesh và cộng sự, 2003).

Đa số các nghiên cứu chấp nhận công nghệ đã sử dụng ý định hành vi để dự đốn sự chấp nhận cơng nghệ. Ngồi ra, Ajzen (1991) cho thấy ý định hành vi được tính là có ảnh hưởng trực tiếp đến việc chấp nhận. Việc đo lường ý định hành vi bao gồm ý định và dự đốn sử dụng các dịch vụ chính phủ điện tử.

Để giải thích ý định hành vi đối với hành vi sử dụng chính phủ điện tử, tác giả đề xuất giả thuyết sau:

H5. Ý định hành vi sử dụng các dịch vụ của chính phủ điện tử sẽ có ảnh hưởng tích

2.6.6 Sự tin cậy

Trong nghiên cứu này, sự tin cậy được thể hiện thành hai phần: (1) Tin cậy vào thực thể cung cấp dịch vụ (cơ quan chính quyền), và (2) Tin cậy vào các công cụ sẽ được sử dụng để cung cấp dịch vụ cho người sử dụng trong trường hợp này là internet. Ngày nay, các ứng dụng Internet rất phổ biến trong việc trao đổi thông tin và tiến hành các giao dịch giữa chính phủ và cơng dân. Tuy nhiên, việc liên lạc với các chính phủ trực tuyến phụ thuộc vào mức độ tin cậy vào ứng dụng Internet, và thông tin liên lạc này liên quan đến bảo mật và an ninh, và các vấn đề về rủi ro. Sự riêng tư và bảo mật liên quan đến sự tin cậy của người dân trong môi trường điện tử, nơi mà mọi người thường lo ngại về sự an tồn của cơng nghệ được sử dụng để trao đổi và lưu trữ thông tin cá nhân của họ, đặc biệt là khi có giao dịch tài chính trực tuyến (Carter và Weerakkody, 2008). Do đó, việc chấp nhận chính phủ điện tử phụ thuộc vào niềm tin của người dân rằng phương tiện truyền thơng (Internet) do chính quyền sử dụng để cung cấp các dịch vụ điện tử rất an toàn và đáng tin cậy để sử dụng trong cung cấp thông tin cá nhân. Mức độ tin cậy cao có thể làm tăng mong muốn của người dân sử dụng chính phủ điện tử, nó ảnh hưởng đến việc chấp nhận chính phủ điện tử. Hơn nữa, phát triển sự tin cậy vào chính phủ của cơng dân là điều quan trọng cho sự phát triển liên tục các dịch vụ chính phủ điện tử. Các cơng dân phải tin cậy Internet, vào khả năng của các cơ quan chính phủ để thực hiện các giao dịch trực tuyến một cách trung thực cũng như đảm bảo thông tin của họ an toàn và riêng tư, qua đó dể chấp nhận và thơng qua các sáng kiến chính phủ điện tử (Carter and Belanger, 2005). Với những lập luận này, tác giả đề xuất:

H6. Sự tin cậy vào Internet (TI) sẽ có ảnh hưởng tích cực đến các ý định hành vi sử

dụng các dịch vụ chính phủ điện tử.

H7. Ý định sử dụng các dịch vụ chính phủ điện tử sẽ bị ảnh hưởng đáng kể bởi sự tin

cậy vào Chính quyền (TG).

2.6.7 Giới tính

Morgan (1986) cho rằng giới tính có thể được sử dụng như là một biến mô tả cũng như một biến giải thích. Một số nhà nghiên cứu (Venkatesh và cộng sự, 2000) đã

nghiên cứu vai trò của giới tính trong việc áp dụng và sử dụng cơng nghệ, qua đó nhận thấy nam giới sử dụng máy tính nhiều hơn nữ giới để cho thấy giới tính là một trong những biến số quan trọng nhất khi áp dụng công nghệ.

Hơn nữa, giới tính làm giảm đáng kể ảnh hưởng của các yếu tố quyết định về ý định hành vi. Trong nghiên cứu này tác giả đề xuất rằng giới tính (như là một biến thể xã hội) có thể được xem như là một biến độc lập để giải thích sự khác biệt giữa người chấp nhận và người khơng chấp nhận cơng nghệ, trong trường hợp chính phủ điện tử. Để giải thích giới tính về việc thơng qua và sử dụng chính phủ điện tử, tác giả đề xuất giả thuyết sau:

H8. Những người chấp nhận chính phủ điện tử sẽ có từ giới tính nam nhiều hơn nữ.

2.6.8 Độ tuổi

Các học giả (Morris và Venkatesh, 2000, Venkatesh và cộng sự, 2003) đã tìm thấy bằng chứng giải thích hiệu quả quan trọng, trực tiếp và kiểm duyệt của tuổi tác đối với ý định hành vi, chấp nhận và hành vi sử dụng. Trong nghiên cứu này tác giả đã theo đuổi đề xuất của Dwivedi và Lal (2007) rằng tuổi tác (như một biến thể xã hội) có thể được xem như là một biến độc lập để giải thích sự khác biệt giữa người chấp nhận và người không áp dụng cơng nghệ, trong trường hợp này chính phủ điện tử.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận chính phủ điện tử tại tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)