.1 Kế hoạch kinh doanh của Vietcombank Nam Sài Gòn năm 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải thiện hành vi hỗ trợ thương hiệu của người lao động tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh nam sài gòn (Trang 79 - 85)

Đơn vị tính: tỷ đồng CHỈ TIÊU THỰC HIỆN NĂM 2017 KẾ HOẠCH NĂM 2018 TĂNG TRƯỞNG (%) Tổng thu nhập 1026.2 1376.7 34.16%

Thu nhập từ hoạt động cho vay 672.7 828.7 23.19%

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 163.9 296.6 80.95%

Các khoản thu khác 189.6 363.0 91.47%

Chi phí 512.6 695.1 35.61%

Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng 257.8 305.7 18.57%

Chi phí hoạt động khác 254.8 432.4 69.71%

Lợi nhuận thuần 513.6 681.9 32.77%

(Nguồn: Phòng Kế tốn VCB Nam Sài Gịn)

Theo kế hoạch kinh doanh, năm 2018 là một năm đặt khá nhiều kỳ vọng về sự tăng trưởng của Vietcombank Nam Sài Gòn với các con sớ tài chính dự kiến đều tăng trưởng hai con sớ. Trong đó, thu nhập từ dịch vụ chiếm tỷ lệ tăng trưởng cao (80.95%) và các nguồn thu nhập khác đến từ dịch vụ như phát triển các ứng dụng liên kết với các nhà cung cấp khác như: Momo, Samsung Pay, Zalo Pay, VED,

PAYZOO; bảo lãnh; tiếp tục nâng cấp và cải tiến các dịch vụ điện tử như: Mobile banking, Internet banking, SMS Banking trên nền tảng cách mạng công nghiệp 4.0 để bắt kịp những xu hướng phát triển nhanh của thế giới,… được kỳ vọng tăng cao (91.47%). Tuy nhiên, các khoản chi phí như chi phí hoạt động khác ngồi chi phí dự phịng rủi ro tín dụng cũng tăng trưởng khá cao (69.71%) đến từ việc mở rộng quy mô hoạt động của Chi nhánh. Cuối năm 2018, Vietcombank chi nhánh Nam Sài Gòn sẽ mở thêm ba phòng giao dịch mới để mở rộng hoạt động kinh doanh và dành kinh phí cho các chương trình quảng cáo, quà tặng khách hàng, bên cạnh đó, chi phí liên quan khác cũng gia tăng như tiền lương trả cho cán bộ nhân viên, chi phí cho việc tuyển dụng thêm nhân viên mới cho các phòng giao dịch mới,… Tuy nhiên, ban giám đốc chi nhánh kỳ vọng lợi nhuận thuần ći năm sẽ tăng đến 32.77%. Vì vậy, để đạt được kết quả như mong ḿn, chi nhánh cần có các chính sách thay đổi phù hợp, từ bên trong đến bên ngồi. Cùng với sự cớ gắng trong việc quản lý, xử lý các vấn đề về nợ xấu và mở rộng các hoạt động kinh doanh dịch vụ tài chính, chi nhánh sẽ nỗ lực tìm kiếm và đưa ra các sản phẩm phù hợp với khách hàng, đồng thời tìm kiếm khách hàng mới nhưng khơng “đánh rơi” các khách hàng cũ.

4.1.2. Định hướng phát triển của Vietcombank Nam Sài Gòn đến năm 2020

Chi nhánh phát triển theo đúng định hướng mà Vietcombank đã đặt ra:

- Đặt khách hàng ở vị trí trọng tâm: ln lắng nghe và thấu hiểu nhu cầu của

khách hàng.

- Nâng cao chất lượng hoạt động: về nguồn nhân lực, sản phẩm, quy trình,

truyền thơng thương hiệu đới với bên trong và bên ngồi tổ chức. Đối với hoạt động truyền thông thương hiệu nội bộ: chi nhánh sẽ thành lập một bộ phận chuyên trách về thương hiệu nội bộ phục vụ công tác phát triển thương hiệu VCB trong tổ chức, tăng cường quảng bá về hình ảnh và thương hiệu VCB cả bên trong và ngồi hệ thớng góp phần nâng cao vị thế, giữ vững niềm tin của khách hàng đới với VCB nói chung và VCB chi nhánh Nam Sài Gịn nói riêng.

- Tăng trưởng bền vững, kiểm soát chặt chẽ hạn chế các rủi ro.

4.2. Mục tiêu giải pháp

Đến năm 2020, hưởng ứng mục tiêu chung của toàn bộ hệ thống Vietcombank, đưa Vietcombank trở thành Ngân hàng số 1 tại Việt Nam, 1 trong 300 tập đoàn ngân hàng tài chính lớn nhất thế giới và được quản trị theo các thông lệ quốc tế tớt nhất, do đó, chi nhánh Nam Sài Gòn cũng có những tham vọng và mục tiêu riêng, trở thành chi nhánh đứng đầu trên tồn hệ thớng về hiệu quả kinh doanh. Cuối năm 2018, Ban Giám Đốc của chi nhánh có kế hoạch mở thêm 3 phịng giao dịch (2 phòng giao dịch Hiệp Phước và Phú Xuân mở tại huyện Nhà Bè và 1 phịng giao dịch Bình Hưng mở tại huyện Bình Chánh) và bổ sung thêm nhiều nhân sự cho các phịng ban. Vì vậy, việc tăng cường xây dựng và truyền bá thương hiệu nội bộ được xem như một chiến lược quan trọng cần phải được chú trọng để góp phần cải thiện hành vi hỗ trợ thương hiệu của người lao động, từ đó chi nhánh sẽ không ngừng phát triển, bền vững và thịnh vượng hơn trong tương lai.

4.3. Giải pháp cải thiện hành vi hỗ trợ thương hiệu của người lao động tại Vietcombank Chi nhánh Nam Sài Gòn

4.3.1. Đối với yếu tố Việc tạo ra thông tin

Thứ nhất, chi nhánh nên thực hiện các đề án nghiên cứu, các cuộc khảo sát,

đánh giá nhu cầu của người lao động, tương tác với họ để tìm ra chính sách giúp nhân viên hài lịng với cơng việc. Từ đó. tăng cường sự gắn bó giúp tổ chức xây dựng chiến lược phát triển trong dài hạn.

Sự hài lòng của người lao động luôn là điều cần thiết đối với một tổ chức, chỉ khi người lao động cảm thấy hài lòng với cơng việc, hài lịng với tổ chức thì khi đó họ mới gia tăng sự gắn kết, trung thành đới với tổ chức đó. Sau đó, người lao động sẽ luôn cảm thấy những thông điệp mà tổ chức ḿn gửi đến có ý nghĩa với mình, phù hợp với tâm tư, nguyện vọng, sự kỳ vọng của bản thân trong quá trình gắn bó với tổ chức. Do đó, họ sẽ tự nguyện có những thái độ, hành động tốt để truyền bá thương hiệu đến tất cả mọi người.

Thứ hai, tổ chức có cơ chế hoạt động cụ thể quan tâm đến người lao động để

bệnh tật. Trong thời gian tới, hoạt động cơng đoàn cần có sự đa dạng hơn chẳng hạn như: tham quan học tập dành cho người lao động, đặc biệt là các cấp quản lý; đẩy mạnh các phong trào "Lao động giỏi", phong trào "Lao động sáng tạo", phong trào phụ nữ hai giỏi "Giỏi việc ngân hàng, đảm việc nhà", phong trào thi đua thực hành tiết kiệm, chớng lãng phí, phong trào "Xanh - Sạch - Đẹp"; làm tốt công tác chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động đặc biệt là lao động nữ; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; tích cực tham gia cơng tác an sinh xã hội và các hoạt động từ thiện. xã hội.… Công đoàn chi nhánh cần phải đổi mới phương thức hoạt động cho phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, nơi mà người lao động có nhiều cơ hội để lựa chọn nghề nghiệp, công việc, mức thu nhập và đồng thời cũng trong điều kiện cơng việc địi hỏi người lao động phải có kỷ luật, có tay nghề, chun mơn cao cũng như đạo đức nghề nghiệp tớt. Đới với Vietcombank Nam Sài Gịn, phương thức hoạt động Cơng đoàn trong tình hình mới phải đạt được hai mục tiêu là: Một là, bảo vệ lợi ích người lao động trên cơ sở phát triển sản xuất kinh doanh. Hai là, người lãnh đạo các cấp phải thực sự tạo ra cảm xúc với người lao động và là tấm gương đới với nhân viên dưới qùn. Đó vừa là mục tiêu và vừa là động lực để phát triển.

Đồng thời, tổ chức Đoàn thanh niên Vietcombank chi nhánh Nam Sài Gòn cũng phải góp phần vào cơng cuộc cải thiện hành vi hỗ trợ thương hiệu của người lao động bằng cách xây dựng cho mình những chương trình, kế hoạch cụ thể, có mục tiêu rõ ràng, phù hợp và triển khai thực hiện một cách bài bản, khoa học. Tránh tình trạng hơ hào chung chung hoặc lựa chọn những công việc cụ thể không phù hợp với khả năng và điều kiện của tổ chức Đoàn. Các hoạt động của Đoàn thanh niên Vietcombank chi nhánh phải được tiến hành thường xuyên, liên tục; không chỉ quan tâm đầu tư tổ chức một sớ hoạt động lớn mang tính kỳ cuộc, cao điểm mà cịn quan tâm đến cơng tác tun truyền và tổ chức những hoạt động nhỏ nhưng có tính chất thường xuyên, tác động trực tiếp và tự nhiên đến mỗi người đoàn viên, ví dụ như: thực hiện việc chấm điểm, đánh giá tác phong giao dịch hàng ngày của giao dịch viên, tổ chức thời gian sinh hoạt giữa ca cho công nhân viên,…

Hơn nữa, hoạt động hỗ trợ thương hiệu của người lao động được thể hiện ở mọi hoạt động của tổ chức, vì vậy, tổ chức Đoàn cũng đa dạng hóa các hoạt động của mình và lồng ghép, kết hợp tuyên truyền và vận động kiến thức về thương hiệu trong hoạt động của tổ chức, đặc biệt chú trọng các phong trào thi đua, các hoạt động sáng tạo, sáng kiến gắn với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh nhằm tăng hiệu quả cơng việc, góp phần hồn thành nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Các hoạt động gắn liền với việc phát triển thương hiệu như: các hoạt động tình ngụn vì cuộc sớng cộng đồng, đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, từ thiện nhân đạo… nhằm làm công tác tuyên truyền, giáo dục cho đoàn viên thanh niên, cũng như góp phần xây dựng hình ảnh nhân văn, có trách nhiệm với xã hội của doanh nghiệp.

4.3.2. Đối với yếu tố Truyền đạt kiến thức thương hiệu

Đây là yếu tố được đánh giá thấp thứ hai trong những ́u tớ cịn lại nên chi nhánh cần phải có những giải pháp cụ thể, thiết thực hơn để gia tăng cam kết thương hiệu của người lao động, góp phần xây dựng lịng tin của mọi người với tổ chức.

Thứ nhất, cấp quản lý luôn ln thơng tin kịp thời đến nhân viên các chính

sách mới của tổ chức. Khi tổ chức có các quy định về chế độ, chính sách mới ảnh hưởng đến người lao động cần tổ chức thông báo rộng rãi đến từng người một cách rõ ràng, tránh gây hiểu lầm, giúp cho người lao động yên tâm cơng tác, đóng góp sức lực cho sự phát triển chung của tổ chức. Hằng ngày, khi có những thơng tin chính sách mới, nhà quản lý thường gửi email thường xuyên đến các nhân viên, nếu có gì thắc mắc thì nhân viên nên phản hồi lại cho cấp quản lý ngay trong ngày để hiểu rõ bản chất vấn đề, hạn chế tác nghiệp khơng bị sai sót. Hằng tuần, mỗi phịng có thể tổ chức họp phịng mình để các nhà quản lý cùng điểm lại và cùng với nhân viên thảo luận những khúc mắc, những điều chú ý của chính sách mới để mọi người có cái nhìn cụ thể, chính xác khi ứng dụng vào thực tế một cách hiệu quả nhất. Hằng tháng, chi nhánh có thể tổ chức những buổi hội thảo, thảo luận giữa nhân viên với người lãnh đạo và các chuyên gia đào tạo. Thơng qua đó người nhân viên sẽ tiếp thu, chọn lọc những kiến thức cần thiết để phục vụ một cách tốt nhất trong công

những câu chuyện về lịch sử, các vấn đề về thương hiệu Vietcombank nói chung và chi nhánh nói riêng, về “văn hóa Vietcombank”, đặc biệt là tầm quan trọng của truyền thông thương hiệu nội bộ,… để người lao động luôn nâng cao tinh thần hiểu biết và truyền bá giá trị thương hiệu Vietcombank một cách hiệu quả nhất ở bên trong và bên ngoài tổ chức.

Kế hoạch chi tiết của giải pháp này như sau:

Cấp quản lý luôn luôn thông tin kịp thời đến nhân viên các chính sách mới của tổ chức

Hằng tháng, chi nhánh có thể tổ chức những buổi hội thảo, thảo luận giữa nhân viên với người lãnh đạo và các chuyên gia đào tạo. Đồng thời, trong buổi nói chuyện, nhà quản lý có thể lồng ghép những câu chuyện về lịch sử, các vấn đề về thương hiệu Vietcombank nói chung và chi nhánh nói riêng, về “văn hóa Vietcombank”, đặc biệt là tầm quan trọng của truyền thông thương hiệu nội bộ,…

Mục tiêu giải pháp:

- Khi tổ chức có các quy định về chế độ, chính sách mới ảnh hưởng đến người lao động cần tổ chức thông báo rộng rãi đến từng người một cách rõ ràng, tránh gây hiểu lầm, giúp cho người lao động n tâm cơng tác, đóng góp sức lực cho sự phát triển chung của tổ chức.

- Tổng hợp chính sách mới trong tháng trước đó, lồng ghép những thơng điệp thương hiệu VCB, gia tăng sự hiểu biết về những hành vi tích cực để góp phần truyền đạt thương hiệu bên trong cũng như bên ngoài tổ chức.

- Gia tăng sự tương tác giữa cấp quản lý và nhân viên, giúp mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới ngày càng tốt đẹp hơn.

Hình thức thực hiện: Tổ chức các buổi hội thảo trực tiếp tại chi nhánh. Địa điểm: Hội trường Lầu 3 của Vietcombank chi nhánh Nam Sài Gòn. Thành phần tham dự: 256 người lao động tại chi nhánh.

Người chủ trì hội thảo: Ban giám đốc và 1 chuyên gia có có uy tín trong lĩnh vực thương hiệu ngân hàng.

Thời gian tổ chức: Buổi Thứ Bảy đầu tiên mỗi tháng kể từ ngày 6/10/2018,

Nội dung thảo luận:

- Tất cả các chính sách mới trong tháng trước, ý kiến thắc mắc của người lao động về những vấn đề liên quan đến quy trình nghiệp vụ ngân hàng.

- Thương hiệu Vietcombank và tầm quan trọng của truyền thông thương hiệu, đặc biệt là truyền thông thương hiệu nội bộ.

Đánh giá kết quả: Sau mỗi buổi hội thảo, Phịng Hành chính nhân sự sẽ phát

trực tiếp những câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến những vấn đề được đề cập trong buổi hội thảo đến tất cả người lao động. Xây dựng cơ chế khen thưởng cụ thể đối với quản lý và nhân viên như sau:

- Quản lý:

+ Đới với quản lý có điểm sớ cao nhất: Thưởng 1.000.000 đồng/người.

+ Đới với quản lý có điểm dưới trung bình: Bị Ban Giám đớc phê bình trong cuộc họp giao ban hàng tháng của chi nhánh.

- Nhân viên:

+ Đới với nhân viên có điểm sớ cao nhất: Thưởng 500.000 đồng/người.

+ Đới với nhân viên có điểm dưới trung bình: Bị Trưởng phịng phê bình trong cuộc họp hàng tháng của phịng.

Chi phí tổ chức:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải thiện hành vi hỗ trợ thương hiệu của người lao động tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh nam sài gòn (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)