2.2. Sự tham gia của nhânviên vào quy trình xây dựng chiến lược
2.2.2. Nội dung tham gia của nhânviên
Dựa vào mức độ chia sẻ và tham dự của nhân viên vào quá trình vận hành và phát triển của cơng ty, có thể phân loại sự tham gia của nhân viên thành 02 dạng (Park, 2015). Dạng thứ nhất là tham gia vào các khía cạnh vận hành, điều hành và ra quyết định hay cịn gọi là q trình ra quyết định. Dạng thứ hai là sự tham gia của nhân viên gắn liền với vấn đề tài chính.
Nhiều nghiên cứu cho rằng sự tham gia của nhân viên vào q trình ra quyết định có tác động tích cực đến thái độ của nhân viên, điều đó tạo nên chất lượng của quyết định. Các nhà nghiên cứu tiếp cận “tính hiệu quả” của sự tham gia bằng một số cách như: (1) Liệu rằng nhân viên có tham gia vào những hoạt động cụ thể trong quá trình ra quyết định của tổ chức hay khơng, chẳng hạn như các nhóm có khả năng tự quản tốt và các vòng tròn chất lượng (quality cirles); (2) Mức độ nhân viên được phép tham gia vào quá trình ra quyết định.
Sự tham gia vào vấn đề tài chính cũng có quan hệ tích cực với thái độ của nhân viên. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng việc chia sẻ lợi ích với nhân viên làm tăng sự cam kết và tăng sự hăng say trong công việc của họ. Trong mỗi dạng tham gia chính này lại được chia thành nhiều dạng nhỏ khác nhau thể hiện ở Hình 2.1 dưới đây (Kaler, 1999).
Về động cơ tham gia của nhân viên Kaler (1999) cho rằng có hai động cơ chính: đó là sự cơng bằng và tính hiệu quả. Với động cơ là sự công bằng, nhân viên xem sự tham gia là cách thức để đạt được sự chia sẻ thông tin, chia sẻ trong hoạt động điều hành hoặc lợi tức của cơng ty (Kaler, 1999). Với động cơ là tính hiệu quả, thì sự tham gia tạo ra cho nhân viên nhiều chủ động hơn để họ cải thiện năng suất làm việc, nâng cao hiệu quả thực thi. Sự tham gia của nhân viên là hướng tới sự
Hình 2.1. Sự tham gia vào các khía cạnh vận hành, điều hành và ra quyết định
(Nguồn: Kaler, 1999)
cơng bằng và tính hiệu quả nhưng đến lượt nó, sự cơng bằng và tính hiệu quả lại thúc đẩy sự tham gia của nhân viên.