Việc lựa chọn cỡ mẫu thích hợp là rất cần thiết để đảm bảo độ tin cậy của nghiên cứu. Cỡ mẫu càng lớn thì kết quả nghiên cứu càng chính xác. Tuy nhiên do hạn chế về thời gian nên việc lựa chọn cỡ mẫu lớn là một thách thức đối với học viên. Theo đó cỡ mẫu được xác định trên nguyên tắc tối thiểu cần thiết để đảm bảo độ tin cậy của nghiên cứu.
Có nhiều phương pháp chọn mẫu, chúng được chia thành hai nhóm chính bao gồm: (1) Phương pháp chọn mẫu theo xác suất, thường gọi là chọn mẫu ngẫu nhiên, và (2) Các phương pháp chọn mẫu không theo xác suất, còn gọi là phi xác suất hay không ngẫu nhiên. Do điều kiện thời gian có hạn nên trong nghiên cứu này phương pháp chọn mẫu phi xác suất với hình thức chọn mẫu thuận tiện được sử dụng. Lý do chọn phương pháp này là vì người trả lời dễ tiếp cận, họ sẵn sàng trả lời phiếu điều tra cũng như ít tốn kém về thời gian và chi phí để thu thập thơng tin cần nghiên cứu.
Để đảm bảo mức độ tin cậy cần thiết, số lượng mẫu quan sát bằng 4 hoặc 5 lần số biến (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc 2008). Để chọn kích thước mẫu phù hợp, đối với phân tích nhân tố (EFA), cỡ mẫu tối thiểu N≥ 5*x (với x là tổng số các biến quan sát). Trong nghiên cứu này, có tất cả 17 biến quan sát cần ước lượng nên kích thước mẫu tối thiểu là 105. Do vậy, để đảm bảo kết quả nghiên cứu đạt được độ tin cậy, mang tính đại diện cao hơn và dự phòng những trường hợp không trả lời hoặc trả lời khơng đầy đủ, tác giả sẽ lựa chọn kích thước mẫu là 250 quan sát. Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện bằng cách khảo sát lãnh đạo, quản lý và nhân viên tế tại phòng ban ở các độ tuổi khác nhau và phân bổ đều theo số lượng nhân viên tại Tổng Công ty. Kết quả nhận lại 210 phiếu khảo sát trong đó có 200 phiếu khảo sát hợp lệ và 10 phiếu không hợp lệ. Số phiếu không hợp lệ sẽ được bỏ ra trước khi đưa vào phần mềm SPSS. Do đó, mẫu điều tra được chọn trên thực tế là 200 quan sát. Số phiếu này phù hợp với yêu cầu và mang tính đại diện của mẫu nên đảm bảo cho việc thực hiện nghiên cứu.