Thống kê mô tả các giá trị thang đo Yêu Cầu đổi mới trong công việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến hành vi đổi mới cá nhân của người lao động trong khu vực công (Trang 82 - 88)

Trung bình

Độ lệch chuẩn 1. Nhiệm vụ của tơi bao gồm việc tìm kiếm các công nghệ và

kỹ thuật mới. 2,32 1,182

2. Giới thiệu những ý tưởng mới cho tổ chức là một phần trong

công việc của tôi. 2,36 1,205

3. Tôi không cần phải sáng tạo để hồn thành các u cầu cơng

việc của tôi. 2,14 0,886

4. Công việc của tơi địi hỏi tơi phải thử những cách tiếp cận

mới để giải quyết vấn đề. 2,60 1,521

5. Đề xuất ý tưởng mới là một phần công việc của tôi. 2,53 1,400

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

Thơng thường ở những tổ chức công, những người lao động trong khu vực công chỉ làm theo mệnh lệnh từ trên xuống, với phong cách thừa hành cấp trên nên việc xử lý công việc thơng thường theo hướng qn tính và rập khuôn, nên yêu cầu đổi mới trong công việc thường xem nhẹ, với hầu hết các giá trị trung bình đều nằm từ 2,14 – 2,60, vì vậy các tổ chức công nên đặc biệt quan tâm đến yếu tố này trong thời gian tới. Cụ thể vấn đề này như sau:

 Lãnh đạo Sở nên có sự đa dạng nhiệm vụ tìm kiếm các ý tưởng, cơng nghệ mới rõ ràng trong bảng mô tả công việc của mỗi đối tượng người lao động trong khu vực công. Đặc biệt lưu ý đến độ tuổi, trình độ khác nhau của những người lao động trong khu vực cơng sẽ có những nhiệm vụ khác nhau, sao cho phù hợp và phát huy được đặc điểm của mỗi đối tượng.

 Nâng cao vai trò nhận thức của mỗi người lao động trong khu vực công là mơi trường ln thay đổi, có tác động mạnh mẽ đến khu vực công hiện nay, nên phải luôn đứng vai trị chủ động, tích cực đổi mới, sáng tạo để hồn thành cơng việc. Lãnh đạo mỗi Sở nên tích cực gương mẫu, đi đầu thực hiện điều này.

 Tăng cường khuyến khích những người lao động trong khu vực công đề xuất những ý tưởng mới và những sáng kiến giải quyết vấn đề. Đặc biệt nên tận dụng, kết hợp được sự khác biệt giữa những người trẻ với đặc điểm ln đổi mới, tìm tịi, bắt kịp xu hướng và những người lớn tuổi với kinh nghiệm làm việc, xử lý công việc lâu năm trong khu vực cơng để có được những ý tưởng mới sát sườn hơn, thực tiễn hơn.

 Hiện nay, các Sở đều đưa vào và khuyến khích những người lao động trong khu vực công sáng tạo và tư đổi mới thơng qua những chính sách kèm theo như khi sáng kiến được chấp thuận sẽ được tăng lương trước niên hạn, được công nhận, thư khen của lãnh đạo Sở. Tuy nhiên, u cầu đổi mới trong cơng việc thì có đề cập, nhưng lại khơng có một “thước đo” như thế nào gọi là đổi mới trong công việc mà chủ yếu chỉ thông qua những tiêu chí chung chung. Vì vậy tác giả khuyến nghị nên xây dựng một tiêu chí đánh giá rõ ràng và quy định rõ ràng các yêu cầu đổi mới vào trong bảng mô tả công việc của mỗi người lao động trong khu vực công. Song song đó, lãnh đạo ở các Sở có thể ứng dụng các công cụ quản trị để tiến hành đo lường mức độ đổi mới của người lao động trong khu vực cơng (có thể chỉ trong nội bộ Sở) như: đánh giá năng lực thực hiện công việc của người lao động trong khu vực cơng theo định kì (performance appraisal).

Thứ hai, đối với yếu tố Sự hỗ trợ của tổ chức được cảm nhận cho đổi mới:

Bảng 5. 2: Thống kê mô tả các giá trị thang đo Sự hỗ trợ của tổ chức được cảm nhận cho đổi mới

Trung bình

Độ lệch chuẩn 1. Sáng tạo được khuyến khích ở tổ chức của tơi. 3,14 1,601 2. Khả năng thực hiện công việc một cách sáng tạo của tôi được

lãnh đạo tôn trọng. 3,19 1,426

3. Ở tổ chức của tôi, mọi người được phép thử giải quyết vấn đề

theo những cách khác nhau. 3,02 1,407

4. Tổ chức của tôi được mô tả là linh hoạt và thường xuyên

thích nghi với thay đổi. 2,96 1,236

5. Tổ chức của tơi cởi mở và thích ứng với sự thay đổi. 3,21 1,499

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

Nhìn chung, Sự hỗ trợ của tổ chức được cảm nhận cho đổi mới chỉ được đánh giá ở mức trung bình từ 2,96 – 3,21. Điều này nói lên rằng các tổ chức cơng nói chung và các cấp Sở nói riêng nên có sự hỗ trợ thiết thực hơn nữa các nhân viên của mình trong hoạt động đổi mới, nếu như những hoạt động đó ảnh hưởng phát triển tốt đến tổ chức về cả vật chất, lẫn tinh thần. Như vậy sẽ tạo được sự phát triển và đóng góp của các ý tưởng sáng tạo tích cực của các nhân viên, tạo nên động lực cá nhân trong nội tại mỗi người lao động trong khu vực cơng và qua đó giúp được kết quả chung của cả tập thể sẽ phát triển theo hướng tích cực. Cụ thể như sau:

 Bước đầu, ban lãnh đạo mỗi Sở nên xây dựng riêng cho Sở mình một văn hóa tổ chức định hướng và khuyến khích cho việc sáng tạo và đổi mới tổ chức. Mỗi lãnh đạo Sở và phòng ban là những người nắm vững văn hóa tổ chức và chính là người truyền cảm hứng đến cho những người lao động trong khu vực công trong Sở để họ có thể cảm nhận được một văn hóa hỗ trợ, khuyến khích sự đổi mới đang được các lãnh đạo hiểu, mong muốn và trân trọng.

 Lãnh đạo các phòng ban của Sở và lãnh đạo Sở nên nêu cao trách nhiệm, tôn trọng những khả năng thực hiện sáng tạo công việc của mỗi nhân

viên. Công nhận khả năng một cách thẳng thắn, công khai với tất cả các thành viên khác trong phòng ban để mọi người có thể biết rõ, đóng góp mang tính xây dựng, giúp họ cảm thấy được tơn trọng và có thể nhận được những đóng góp khắc phục những hạn chế từ cá đồng nghiệp.

 Đặc điểm của hoạt động sáng tạo, đổi mới là một quá trình “thử - sai” liên tục. Do đó các nhà quản lý ở mỗi Sở nên “mở” hơn, để các nhân viên cấp dưới có thể giải quyết các vấn đề theo những cách khác nhau mà khơng sợ trách nhiệm, vì đặc điểm chung của khu vực công là các nhân viên thường rập khuôn và sợ bị quy kết trách nhiệm khi làm sai. Tốt hơn nữa, các nhà quản lý nên có trách nhiệm chung, bảo vệ cấp dưới của mình để họ có thể tự tin “thử - sai”, tránh hiện tượng do sợ ảnh hưởng đến mình, nên các nhà quản lý thường chỉ bắt buộc cấp dưới của mình thực hiện đúng như quy trình, chỉ thị của cấp trên mà không cần sáng tạo.

 Từ khảo sát có thể thấy rằng mức độ đánh giá của các đáp viên ở các Sở về tổ chức của mình linh hoạt, thích nghi với sự thay đổi chỉ dừng lại ở mức độ trung bình. Hiện nay, các Sở nói riêng và ở khu vực công của Việt Nam nói chung đều thực hiện cơ cấu tổ chức chủ yếu theo chức năng, nên phần lớn việc tổ chức, bố trí khơng gian làm việc cho những người lao động trong khu vực cơng theo từng phịng ban, tách biệt riêng lẻ với nhau, như vậy sẽ tạo nên một khoảng cách nhất định giữa các phòng ban. Tác giả khuyến nghị, lãnh đạo Sở nên nghiên cứu, xem xét ứng dụng, tổ chức lại không gian làm việc của Sở mình theo hướng khơng gian mở (Open space), vẫn giữ được sự phân chia tương đối giữa các phòng ban. Nếu tổ chức được như vậy, những người lao động trong khu vực cơng sẽ cảm thấy khơng có sự ngăn cách vơ hình giữa các phịng ban với nhau, qua đó cản trở về tư duy của những người lao động trong khu vực công. Thêm vào đó, khi tổ chức nơi làm việc theo hướng không gian mở, sẽ tăng tương tác giữa những người lao động trong khu vực cơng thuộc các phịng ban khác nhau, qua đối tăng sự trao đổi về công việc, cũng như những ý tưởng với nhau.

 Nhằm mục tiêu giúp cho mỗi tổ chức cởi mở hơn và thích ứng kịp thời với sự thay đổi, mỗi Sở cũng nên thực hiện phương pháp “Học tập tổ chức” thay cho những buổi họp kiểm điểm, rút kinh nghiệm như truyền thống. Lãnh đạo các phòng ban nên điều khiển những buổi này như là những buổi chia sẻ kinh nghiệm, những điều khó khăn, sai lầm gặp phải trong khi thực hiện công tác của mỗi người lao động trong khu vực công, những điều mỗi người ấp ủ, kiến thức, kinh nghiệm học được trong thời gian qua. Những buổi như vậy mọi người trong tổ chức sẽ học tập lẫn nhau để cùng phát triển, tránh đi những chỉ trích, hay kiểm điểm thường kì sẽ làm cho những người lao động trong khu vực công ngại chia sẻ, và giấu đi những lỗi sai, kinh nghiệm của mình.

Thứ ba, đối với yếu tố Chất lượng mối quan hệ với cấp trên:

Bảng 5. 3: Thống kê mô tả các giá trị thang đo Chất lượng mối quan hệ với cấp trên

Trung bình

Độ lệch chuẩn 1. Bạn có biết bạn đang ở đâu so với cấp trên của bạn. . . bạn có

thường xuyên biết cấp trên của bạn hài lòng như thế nào với những gì bạn làm khơng?

3,29 1,121 2. Cấp trên của bạn hiểu những vấn đề bạn gặp phải trong công

việc và nhu cầu công việc của bạn tường tận như thế nào? 3,42 1,171 3. Cấp trên của bạn nhận ra tiềm năng của bạn rõ như thế nào? 3,45 1,148 4. Bất kể thẩm quyền chính thức của cấp trên bạn như thế nào,

cơ hội mà cấp trên của bạn sẽ sử dụng quyền lực của mình để giúp bạn giải quyết các vấn đề trong công việc của bạn như thế nào?

3,42 1,285 5. Một lần nữa, bất kể thẩm quyền chính thức mà cấp trên của

bạn có, cơ hội họ có sẵn sàng "bảo lãnh cho bạn" bằng chi phí của họ?

3,15 1,119 6. Tơi có đủ tự tin rằng tơi sẽ bảo vệ và biện minh cho quyết định

của cấp trên của tơi khi họ khơng có mặt để làm như vậy. 3,47 1,262 7. Bạn mô tả mối quan hệ làm việc của bạn với cấp trên của bạn

như thế nào? 3,61 1,329

Nhìn chung, Chất lượng mối quan hệ với cấp trên của những người lao động ở các Sở chỉ ở mức trung bình từ 3,15 – 3,61. Do đó, trong nội bộ tổ chức, cấp quản lý nên tạo một môi trường làm việc dân chủ và công bằng, đồng thời quan tâm nhiều hơn đến các chuyên viên thuộc quản lí của mình, khuyến khích, động viên họ sáng tạo. Nâng cao mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên theo hướng thân thiện và gắn bó với nhau, có thể dễ dàng trao đổi ý tưởng, giảm bớt khoảng cách về thứ bậc giữa lãnh đạo và chuyên viên. Cụ thể như sau:

 Các cấp quản lý nên “đồng hành” cùng với cấp dưới của mình, cùng chịu trách nhiệm về những ý tưởng, sáng kiến, bảo vệ những người lao động trong khu vực công cấp dưới đề xuất những ý tưởng mới, phương pháp thực hiện mới, để mọi người có động lực và sự vững tin về lãnh đạo của mình có thể bảo vệ mình. Qua đó thể hiện được trách nhiệm của người lãnh đạo đối với cấp dưới của mình.

 Lãnh đạo nên tăng cường giao tiếp hai chiều để lắng nghe, hiểu rõ những nhu cầu, khó khăn của cấp dưới đang gặp phải và qua đó cũng giúp cho nhân viên cấp dưới hiểu được tâm tư, nguyện vọng, cũng như những chiến lược của lãnh đạo đề ra.

 Các lãnh đạo nên đề cao tính chính trực và liêm chính, gương mẫu đi đầu thực hiện và bảo vệ cho những cấp dưới tài năng, có tính sáng tạo.

 Lãnh đạo phòng ban nên thường xuyên tổ chức làm việc theo đội nhóm dự án, để các nhân viên cấp dưới có được sự tự do trong đề xuất sáng kiến, nguyện vọng, thay cho hình thức áp đặt mệnh lệnh từ trên xuống.

 Song song đó, các cấp quản lý cũng nên tổ chức những buổi giao lưu, có thể về cơng việc với nhau hoặc chỉ đơn thuần là các cuộc giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao, du lịch,... trong nội bộ hoặc giữa các phòng ban trong Sở với nhau, hoạc giữa các Sở với nhau để tăng cường sự gắn kết, hiểu rõ nhau hơn, phát triển mối quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới với nhau.

Thứ tư, đối với yếu tố Danh tiếng về đổi mới:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến hành vi đổi mới cá nhân của người lao động trong khu vực công (Trang 82 - 88)