CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1. 5 KẾT CẤU LUẬN VĂN
2.3. KINH NGHIỆM XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở MỘT SỐ QUỐC
2.3.3. Xây dựng nông thôn mới tại Nhật Bản
Cuối thế kỷ XIX, với hoàn cảnh thực tế là đất hẹp người đông, Nhật Bản hiện đại hóa nơng nghiệp theo mơ hình “tiết kiệm đất đai”, nhằm vào hiệu quả lao động và áp dụng phân bón, cải thiện hệ thống thủy lợi, nhân rộng giống cây tốt, sử dụng nhiều phân hóa học, phát triển kỹ thuật canh tác, kinh doanh quy mô nhỏ kết hợp giữa tập trung lao động và tập trung đất đai.
Giữa những năm 50 của thế kỷ XX, phát triển nhanh công nghiệp thu hút lượng lớn lao động nông nghiệp, lao động nông thôn thiếu hụt, nhưng Nhật Bản đã kịp chuẩn bị cơ giới hóa.Với phương châm lấy cơng nghiệp phục vụ nông nghiệp, công nghiệp đã cung cấp một lượng lớn máy móc cơng cụ, bắt đầu thời kỳ cơ khí hóa nơng nghiệp quy mơ lớn, giúp cơ bản hồn thành hiện đại hóa nơng nghiệp (Shuzo, 2008 trích bởi Nguyễn Duy Cần, 2012).
Để phát triển nông thôn và nơng nghiệp được như vậy, Chính phủ Nhật Bản đã nắm vai trị chủ đạo, mạnh dạn đầu tư hơn 2.000 tỷ yên Nhật để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, đưa điện, nước, điện thoại,...đến từng hộ, cải thiện môi trường, miễn phí giáo dục sơ đẳng, tạo cơ sở để thành thị và nông thôn tác động tốt tới
nhau, phát triển cân bằng, bền vững. Ngày nay đời sống vùng nông thôn ở Nhật Bản khơng khác gì nhiều so với thành thị (Shuzo, 2008 trích bởi Nguyễn Duy Cần, 2012).
Tháng 8/1967 (xây dựng NTM lần hai, từ 1967 - 1979) Nhật Bản đề ra “Phương châm cơ bản về cơ cấu chính sách”, với hai mục tiêu trọng tâm: (1) cải thiện điều kiện cơ bản sản xuất ngành nông nghiệp, kinh doanh nơng nghiệp có hiệu quả cao, giúp bảo đảm an ninh lương thực và cung cấp ổn định các mặt hàng nông phẩm cần thiết cho quốc dân; (2) nâng mức thu nhập của người làm nông nghiệp gần bằng người làm trong các ngành khác.
Hợp tác xã (HTX) nơng nghiệp là kênh tiêu thụ nơng sản chính. Biến làng thành nơi cung cấp các dịch vụ thiết yếu phục vụ phi lợi nhuận cho nông dân. Gắn nông thôn với công nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ, chú trọng phát triển ngành nghề nông thôn, chuyển công nghiệp lớn từ đô thị về nông thôn, tạo việc làm và thu nhập cho nông dân, giảm tải cho thành phố. Năm 1883, bắt đầu cơng nghiệp hóa, 80% nhà máy lớn đã được xây dựng ở nông thôn, 30% lao động nông nghiệp tham gia hoạt động phi nơng nghiệp, góp vào 30% tổng thu của nơng dân, năm 1990 tăng lên đến 80%.Nhờ “ly nông bất ly hương” nên phân phối thu nhập giữa nông thôn và đô thị ở Nhật Bản đều rất công bằng. Từ năm 1955 - 1965, thu nhập hộ nông dân Nhật Bản tương đương dân thành phố (Thảo Linh, 2011 trích bởi Nguyễn Minh Thuận, 2012).
Tóm lại, kinh nghiệm xây dựng NTM của Nhật Bản là: ngoài đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn ngân sách của Chính phủ, thì thành cơng của Nhật Bản là đã chủ động cơ giới hóa sản xuất nơng nghiệp từ rất sớm. Suốt q trình khơi phục kinh tế sau chiến tranh, công nghiệp luôn ưu tiên phát triển sản xuất vật tư và máy móc cho nơng nghiệp. Nhờ đó, nơng nghiệp đuợc cơ giới hóa thích hợp với quy mơ sản xuất nhỏ, có đủ phân, thuốc để thâm canh. Qua đó, cũng giúp cho ngành cơ khí chế tạo máy nơng nghiệp Nhật Bản có thể xuất khẩu máy nơng nghiệp cho các nuớc đang phát triển (Nguyễn Duy Cần, 2011).
Bên cạnh đó, tổ chức lại sản xuất cho nơng dân mà điển hình là việc thành lập các HTX nơng nghiệp đóng vai trị quan trọng trong cung cấp đầu vào, bao tiêu đầu ra sản phẩm, triển khai kỹ thuật, áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, tạo sức cạnh tranh cho hàng nông sản. Đồng thời, HTX giúp gắn kết giữa nông thôn với công nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo việc làm thường xuyên tại địa phương đã giúp tăng thu nhập cho người dân nông thôn và là kênh quan trọng triển khai thực hiện các chính sách của Chính phủ, giúp nông nghiệp, nông thôn ngày càng phát triển.
2.3.4. Xây dựng nông thôn mới tại Hàn Quốc
Hàn Quốc được coi là một quốc gia có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng NTM. Từng là một quốc gia thuộc địa, Hàn Quốc đã vươn lên đứng vị trí thứ 12 thế giới về phát triển kinh tế. Hàn Quốc đã cho thấy sức mạnh và tiềm năng khổng lồ của mình mà minh chứng cho sự phát triển đó là Saemaul Undong - mơ hình phát triển làng mới mang đặc sắc Hàn Quốc.
Đến cuối những năm 60 thế kỷ trước, xã hội Hàn Quốc vẫn chỉ được mơ tả gói gọn bằng hai từ “nghèo đói”. Vào thời điểm đó, thu nhập bình qn đầu người khoảng 85 USD, đa số người dân không đủ tiền mua lương thực đảm bảo cho các nhu cầu sống tối thiểu của mình. Hàn Quốc từng là một quốc gia có nền kinh tế thuần nông nên những trận lũ lụt nối tiếp hạn hán triền miên đã có lúc gây ra nạn đói khơng bỏ sót một vùng đất nào. Nhiệm vụ duy nhất mà Hàn Quốc đặt ra tại thời điểm đó là phải đẩy lui nạn đói nghèo.
Kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ nhất của Hàn Quốc được khởi động năm 1962. Kế hoạch đã xác định mục tiêu bằng mọi cách nâng cao sản lượng lương thực. Sang những năm 70, tình hình Hàn Quốc bắt đầu cải thiện hơn, kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng và tích lũy, cụ thể có 80% hộ nơng hộ đã có nhà lợp mái rạ, 100% có đèn dầu thắp sáng, từ đây một sốhộ gia đình bắt đầu có điện, 50% làng xã mở được đường mới để ơtơ có thể ra vào (27% dân số có điện thắp sáng, tỷ lệ đói nghèo chiếm 34%).
Hàn Quốc cũng đã chịu ảnh hưởng bởi thiên tai khủng khiếp như trận lũ lụt năm 1969, người dân phải tự lực cánh sinh sửa đường, sửa nhà. Lúc đó, Chính phủ của Tổng thống Park Jung Hee đề ra giải pháp là khuyến khích nội lực trong cộng đồng nông thôn và mở rộng hợp tác là chìa khóa phát triển nơng thơn. Bài học từ những trận lụt đó đã khai sinh cho ý tưởng Saemaul Undong - Làng mới (Đức Huy, 2009).
Vào tháng 4 năm 1970, Chính phủ Hàn Quốc phát động phong trào Saemaul Undong. Mục tiêu của phong trào là “nhằm biến đổi cộng đồng nông thôn cũ thành cộng đồng nông thôn mới: mọi người làm việc và hợp tác với nhau xây dựng cộng đồng mình ngày một đẹp hơn và giàu hơn. Cuối cùng là để xây dựng một quốc gia ngày một giàu mạnh hơn”
Năm 1971, Chính phủ khơng cấp tiền mà phân phát bình quân mỗi làng được 355 bao xin măng (lúc đó Hàn Quốc có 33.267 làng). Hệ thống chính quyền cấp làng tự quyết định phương án sử dụng xi măng. Đất làm đường huy động người dân đóng góp, thời điểm đó người dân cũng phải tự bỏ công sức lao động để thực hiện nhiệm vụ của làng.
Kết quả là có hơn 16.000 làng đã thay đổi được phần nào bộ mặt nông thôn. Vào 1972, Chính phủ tăng lên 500 bao xi măng và 1 tấn sắt, thép cho mỗi làng. Nhờ đó mà nơng thơn nước Hàn đã thay đổi mạnh mẽ. 33.267 làng bắt đầu được chia làm 3 thứ hạng, mỗi bậc nhận được mức hỗ trợ khác nhau từ nhà nước (Đức Huy, 2009).
Khi dân đã quen hợp tác cộng đồng và tự chủ, chương trình bước sang giai đoạn tăng thu nhập nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật nông nghiệp, tổ chức HTX,….Đến cuối thập niên 1970 và đầu những năm 1980, hầu hết các làng đều tham gia nâng cao thu nhập cho nông dân.
Thông qua phong trào làng mới, nông dân quen làm việc tập thể, kinh tế hợp tác phát triển. Từ năm 1972 - 1980, doanh thu trung bình của HTX tăng từ 43 triệu won lên 2,3 tỷ won: gấp 50 lần trong vòng 9 năm.HTX quản lý mọi việc ở nơng
thơn: từ tín dụng ngân hàng, cung cấp vật tư nông nghiệp, tiếp thị nông sản, bảo hiểm nông thôn và dịch vụ thiết yếu, trở thành “người bạn không thể thiếu của nông dân”. Tiếp theo chính phủ hỗ trợ thành lập các “xí nghiệp làng mới” qua các chính sách như: tín dụng ưu đãi, ưu tiên cung cấp điện, hướng dẫn kỹ thuật và tổ chức Hiệp hội giúp đỡ doanh nghiệp nông thôn.
Phong trào làng mới ở Hàn Quốc đã tạo việc làm và tăng thu nhập cho rất đông lao động nông nghiệp, nâng cao tay nghề và khả năng quản lý, cải thiện ý thức và phong cách làm việc của họ, đáp ứng yêu cầu của công nghiệp.Trong một thời gian tương đối ngắn, phong trào đã huy động được toàn lực xã hội nhờ vào quyết tâm chính trị rất cao của các cấp lãnh đạo (Thảo Linh, 2011 trích bởi Nguyễn Minh Thuận, 2012)
Tinh thần Saemaul Undong được xây dựng trên 3 trụ cột: Chuyên cần - Tự giác - Hợp tác. Ba trụ cột đó là những giá trị xun suốt q trình phát triển nơng thơn nói riêng, xã hội Hàn Quốc nói chung, được cơng nhận đã góp cơng lớn đưa GDP bình quân từ 85 USD lên 20.000 USD sau 30 năm phát triển (Đức Huy, 2009).
Trong thực tế phong trào xây dựng làng mới ở Hàn Quốc trải qua 5 giai đoạn (Đặng Kim Sơn, 2008):
(1) Giai đoạn cải thiện điều kiện cư trú của nông dân (1971-1973). Trọng
điểm của thời kỳ này là cải thiện điều kiện ăn ở của người dân. Chính phủ hỗ trợ vật tư, địa phương tự xây dựng.
(2) Giai đoạn nâng cao chất lượng cuộc sống nông dân (1974-1976):
phong trào mở rộng theo hướng đơ thị hóa, tập trung hồn thiện các cơng trình cơng cộng, khuyến khích xây mới nhà ở và phát triển kinh doanh đa dạng,...
(3) Giai đoạn đi sâu vào sản nghiệp nơng thơn, hạn chế tác động của Chính
phủ (1977-1980). Phát triển nuôi trồng, chế biến nông sản và nơng nghiệp đặc sản
phát triển nhanh chóng.Chính phủ tiếp tục cung cấp nguyên liệu xây dựng để mở ra các khu khai thác cơng nơng và cơng trình văn hóa nơng thơn...
(4) Hồn thiện và mở rộng phong trào NTM (1981-1988). Chính phủ điều
chỉnh chính sách và biện pháp, khuyến khích người nơng dân tự chủ triển khai hiện đại hóa nơng thơn. Chính phủ xây dựng và hoàn thiện tổ chức của phong trào NTM trên toàn quốc,…
(5) Sau 1988 đến nay, Hàn Quốc đã hồn tất phát triển hạ tầng cơ sở nơng
thôn, thu hẹp khoảng cách giữa nơng thơn và thành thị, nâng cao trình độ tổ chức nơng dân, cuộc sống người nông dân đạt đến mức khá giả.
Các quy tắc chung về kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở Hàn Quốc là (Thảo Linh, 2011, trích bởi Nguyễn Minh Thuận, 2012): Nhân dân quyết định và làm mọi việc, nhà nước hỗ trợ một phần vật tư; phát triển mơ hình thành cơng để kích thích tinh thần thi đua giữa các làng; phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân; đào tạo cán bộ, phát huy dân chủ để phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hợp tác từ phát triển cộng đồng; bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường bằng sức mạnh tồn dân.
Tóm lại, Kinh nghiệm xây dựng NTM ở các nước cho thấy phần lớn các nước đều xuất phát là nước nông nghiệp, vì vậy “nơng dân, nơng nghiệp, nơng thơn” có vị trí, vai trị rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế và ổn định xã hội của một đất nước. Điều này đã được chứng minh khi các nước lo tập trung phát triển công nghiệp, đô thị, xem nhẹ hay lãng quên phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã tạo nên sự phát triển mất cân bằng giữa thành thị, nông thôn và sự tác động lẫn nhau giữa hai khu vực gây suy giảm kinh tế, chênh lệch thu nhập thành thị, nông thôn, gây bất ổn xã hội,…buộc các nước phải điều chỉnh chính sách, đầu tư cho phát triển khu vực nông thôn để cân bằng với thành thị, tạo sự tương hỗ lẫn nhau giúp kinh tế phát triển và ổn định xã hội. Một số bài học kinh nghiệm có thể vận dụng ở Việt Nam là: có chiến lược và chính sách phát triển nơng thôn hợp lý, phải được thực hiện đồng bộ về kinh tế, xã hội, môi trường để đảm bảo sự hài hòa trong phát triển mà người nông dân là chủ thể thực hiện, nhà nước hỗ trợ là cần thiết. Trong đó, tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, hạ tầng kỹ thuật, tổ chức lại sản xuất của người nông dân, chuyển giao khoa học kỹ thuật, phát triển sản xuất và dịch
vụ, đào tạo con người, huy động được các nguồn lực xã hội tham gia xây dựng NTM. Kinh nghiệm các nước cho thấy, tổ chức lại sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tạo việc làm phi nông nghiệp, tăng thu nhập, giảm nghèo, nâng mức sống người dân nơng thơn đóng vai trị quan trọng trong xây dựng thành công NTM, phát triển nông thôn bền vững.
2.4. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI VIỆT NAM
Hội Nghị Trung ương 7 khóa X đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 về “Nông nghiệp - Nông dân - Nơng thơn”, trong đó đề ra chủ trương, nhiệm vụ hết sức quan trọng là “xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, dân trí được nâng cao, mơi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nơng thơn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường” và đề ra mục tiêu đến năm 2020 xây dựng khoảng 50% số xã trên tồn quốc đạt tiêu chuẩn nơng thơn mới (NTM).Đây là một chủ trương có ý nghĩa to lớn cả về chính trị, kinh tế, xã hội, tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển nơng nghiệp, kinh tế nơng thơn nói riêng và kinh tế của đất nước nói chung; tạo diện mạo NTM “ổn định, hịa thuận, dân chủ, có đời sống văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc”; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân, một lực lượng đông đảo chiếm trên 70% dân số cả nước (Bộ NN&PTNT, 2012a).
Xây dựng NTM ở Việt Nam khái quát ở 5 nội dung cơ bản (Bộ NN&PTNT, 2012b): (1) xã văn minh sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; (2) sản suất phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hóa; (3) đời sống về vật chất và tinh thần của nhân dân nông thôn ngày càng được nâng cao; (4) bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển; (5) xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ.
Xây dựng NTM là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm thu hút mọi nguồn lực đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn để nâng cao chất lượng cuộc
sống nông dân; bởi mục tiêu xây dựng NTM hướng đến những vấn đề sâu rộng của đời sống kinh tế - xã hội mang tính nhân văn sâu sắc. Hình hài NTM theo 19 tiêu chí đã được hình thành ngày càng rõ. Từ chỗ khởi đầu xây dựng 11 xã điểm trong cả nước, xã cao nhất đạt 8 tiêu chí, thấp nhất 2 tiêu chí, thì đến nay, xã cao nhất đạt 16 tiêu chí; trong đó một số tiêu chí đạt khá như: thu nhập, chuyển dịch cơ cấu lao động, trình độ năng lực đội ngũ cán bộ xã được nâng lên một bước; nhận thức trong nhân dân có sự chuyển biến tích cực, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng về xây dựng NTM. Kết quả đạt được bước đầu từ những xã điểm, là cơ sở để xác định rõ hơn về nội dung, phương hướng, cách làm, cơ chế, chính sách… cần bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với các vùng, miền của cả nước trong giai đoạn sau. Thơng qua mơ hình thí điểm, các Bộ, ngành TW đã có dịp bám sát cơ sở và thấy được chế độ chính sách về nơng nghiệp, nơng dân và nông thôn theo chủ trương của Đảng cần cụ thể, sát thực hơn.Bước đầu huy động được sức mạnh từ cộng đồng, cả hệ thống chính trị tham gia xây dựng NTM (Bộ NN&PTNT, 2012c).
Thực hiện xây dựng NTM ở 11 xã điểm bao gồm: xã Thanh Chăn (Điện Biên), xã Tân Thịnh (Bắc Giang), xã Hải Đường (Nam Định), xã Thụy Hương (Hà Nội), xã Gia Phố (Hà Tĩnh), xã Tam Phước (Quảng Nam), xã Tân Lập (Bình
Phước), xã Tân Hội (Lâm Đồng), xã Tân Thơng Hội (TP Hồ Chí Minh), xã Mỹ
Long Nam (Trà Vinh), xã Định Hịa (Kiên Giang) đã có những kết quả tốt: xã