CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1. 5 KẾT CẤU LUẬN VĂN
2.5.1. Xây dựng nông thôn mới tại Kiên Giang
Năm 2011, Kiên Giang có 145 xã, phường, thị trấn, trong đó có 118 xã nơng thơn tiến hành xây dựng NTM, trong đó có 35 xã được chọn làm xã điểm xây dựng đạt tiêu chuẩn NTM giai đoạn 2011 - 2015.
Theo Văn phòng điều phối NTM tỉnh Kiên Giang, Qua hơn 3 năm thực hiện Chương trình NTM, các cấp các ngành và điạ phương triển khai nhiều chương trình,
dự án, đề án xây dựng NTM đạt nhiều kết quả. Chương trình xây dựng NTM đã trở thành phong trào sâu rộng, bước đầu huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.Nơng dân từng bước phát huy vai trị chủ thể, tích cực tham gia các phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi và xây dựng NTM. Nhiều mơ hình sản xuất có hiệu quả được đầu tư nhân rộng, góp phần nâng cao thu nhập, đời sống vật chất tinh thần của cư dân nông thơn được cải thiện nâng lên; an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Hầu hết 35 xã NTM giai đoạn 2011 - 2015 đều tăng từ 2 - 4 tiêu chí, có 2 xã đạt cơ bản 19 tiêu chí là Tân Hiệp A (Tân Hiệp) và Mỹ Đức (Hà Tiên), các xã còn lại đạt từ 6-16 tiêu chí.Tổng vốn bố trí cho Chương trình khoảng 3.809,4 tỷ đồng, trong đó: Vốn trung ương 84,2 tỷ đồng (chiếm 2,2%), tỉnh, huyện, xã: 709,8 tỷ (chiếm 18,6%), lồng ghép: 2.739,7 tỷ (chiếm 71,9%), nhân dân đóng góp: 275,7 tỷ đồng (chiếm 7,2%)... Mức độ đạt tiêu chí NTM của tỉnh cao hơn so với khu vực ĐBSCL và cả nước. Hoàn thành lập và phê duyệt quy hoạch, đề án 118/118 xã.
Các huyện đã có nhiều giải pháp để phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho nông hộ như:tổ chức 393 lớp nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp cho 14.215 lao động; giải quyết việc làm cho 42.825 lượt lao động, nâng tỷ lệ lao động được đào tạo từ 22% năm 2009 lên hơn 32% năm 2013, góp phần tăng thu nhập nâng cao đời sống cho người dân. Bình quân thu nhập khu vực nông thôn năm 2013 ước đạt 31,35 triệu đồng/người, tăng 8,9 triệu đồng so với năm 2011; tỷ lệ hộ nghèo giảm hàng năm từ 1,5 - 2%, năm 2013 cịn 4,7%. Trình diễn mơ hình, chuyển giao kỹ thuật 40 lớp có 1.269 lượt người, triển khai mơ hình “Cánh đồng mẫu lớn” với tổng diện tích là 2302,1 ha (thu lãi cao hơn so đối chứng 4.647.000 đồng/ha).Đẩy mạnh tín dụng cho 35 xã điểm với tổng dư nợ là 2.624.534 triệu đồng. Triển khai các đề án phát triển sản xuất như: đề án phát triển vùng lúa nguyên liệu chất lượng cao gắn với thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm; đề án nâng cấp phát triển hệ thống thuỷ lợi - thuỷ lợi nội đồng; đề án củng cố-phát triển kinh tế hợp tác - HTX nông nghiệp; đề án chuyển dịch cơ cấu mùa vụ - cây trồng - vật nuôi; đề án phát triển kinh tế trang
trại; đề án cơ giới hố sản xuất nơng nghiệp,…Đã hình thành và nhân rộng nhiều mơ hình sản xuất nơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp có hiệu quả như: mơ hình sản xuất lúa-tôm (cua)vùng U Minh Thượng, nuôi tôm quảng canh, bán thâm canh và thâm canh ở huyện Vĩnh Thuận, Kiên Lương, Hà Tiên, sản xuất lúa theo mơ hình Cánh đồng mẫu lớn ở huyện Hòn Đất, Giồng Riềng, đan Lục bình ở huyện Giồng Riềng, Gị Quao, …
Trong 118 xã tồn tỉnh có: 07 xã đạt từ 0 – 5 tiêu chí (chiếm 5,9%), 90 xã đạt từ 5-9 tiêu chí (chiếm 76,3%), 12 xã đạt 10-14 tiêu chí (chiếm 10,2%), 09 xã đạt 15-18 tiêu chí (chiếm 7,6%) và chưa có xã đạt 19/19 tiêu chí.
Đến tháng 6/2013, trong 35 xã điểm chỉ có 17,4% số xã đạt tiêu chí về thu nhập, 25,7% xã đạt tiêu chí cơ cấu lao động; số xã đạt tiêu chí hộ nghèo khá hơn với 74,3% và 82,86% xã đạt tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất.
Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM tỉnh Kiên Giang nhận xét: do điểm xuất phát của các xã so với bộ tiêu chí cịn thấp (số xã đạt 14/19 tiêu chí trở xuống chiếm 68,5%). Cịn tồn tại những khó khăn trong phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho nông hộ như: một số xã có đơng đồng bào dân tộc khmer, trình độ dân trí thấp, nhận thức chưa cao, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế,...dẫn đến năng suất, chất lượng, chưa cao; Kinh tế hợp tác có bước phát triển nhưng số HTX, THT hoạt động hiệu quả khơng nhiều, chưa đóng vai trị nịng cốt trong tổ chức phát triển sản xuất, sản phẩm nơng nghiệp gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ, cịn phụ thuộc nhiều vào thị trường, chưa có doanh nghiệp bao tiêu theo hợp đồng; vốn sản xuất cịn thiếu nên khó mở rộng sản xuất, đầu tư công nghệ,...một số mơ hình hiệu quả chậm được nhân rộng, từ đó ảnh hưởng tới nguồn thu nhập của hộ gia đình; việc chuyển dịch cơ cấu lao động từ nơng nghiệp sang phi nơng nghiệp cịn nhiều khó khăn dẫn đến hiệu quả sản xuất và thu nhập của người dân còn thấp.