Hình thức tổ chức sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá của người dân về xây dựng nông thôn mới tại xã phi thông thành phố rạch giá kiên giang (Trang 78 - 85)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

1. 5 KẾT CẤU LUẬN VĂN

4.3.2. Đánh giá của hộ dân về mức độ đáp ứng 19 tiêu chí NTM

4.3.2.13. Hình thức tổ chức sản xuất

Qua khảo sát có 57,1% hộ dân cho rằng khơng có HTX, THT trên địa bàn và 42,9% cho rằng có (Hình 4.15), trong đó có 96% là HTX, THT nông nghiệp, 2% tiểu thủ công nghiệp (HTX đan đát), 2% dịch vụ (THT dịch vụ nông nghiệp) và không có HTX, THT thủy sản (Hình 4.16). Về hiệu quả hoạt động có 79% cho rằng HTX, THT hoạt động đáp ứng tốt nhu cầu, 18% chỉ đáp ứng một phần và 3% chưa đáp ứng (Hình 4.15). Kết quả khảo sát thực tế, do đặc thù là xã thuần nông nên trên địa bàn chủ yếu có phát triển các HTX, THT nơng nghiệp ở các khu đê bao khép kín, hiện nay có 03 HTX và 12 THT nơng nghiệp, chỉ có 01 HTX tiểu thủ công nghiệp chuyên đan cần xé và 02 THT dịch vụ nông nghiệp chun về lao động nơng nghiệp. Nhìn chung, các HTX nơng nghiệp chủ yếu là hoạt động đơn dịch vụ, chỉ mới thực hiện được các hoạt động như tổ chức bơm tát tập thể, tổ chức sản xuất

theo mùa vụ khuyến cáo của ngành chuyên môn,…chưa cung ứng được các dịch vụ chuyên sâu, có chất lượng như tổ chức nhân giống lúa, cung ứng dịch vụ đầu vào và bao tiêu đầu ra sản phẩm cho xã viên, bước đầu thực hiện liên kết bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp chưa ổn định, diện tích bao tiêu thấp, hiệu quả mang lại chưa cao (Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch nhà nước, UBND xã Phi Thơng)

Hình 4.15: Nhận định của người dân hiệu quả hoạt động của HTX, THT

Nguồn: Tác giả khảo sát năm 2017

Hình 4.16: Loại hình HTX, THT hộ dân tham gia

Nguồn: Tác giả khảo sát năm 2017

4.3.2.14. Giáo dục

Có 67,9% người được hỏi cho rằng công tác phổ cập giáo dục THCS đáp ứng tốt nhu cầu, 13,6% đáp ứng một phần, 11,4% chưa đáp ứng và có 7,1% trả lời khơng biết (Hình 4.17). Cơng tác đào tạo nghề cho lao động nơng thơn có 20,7% cho rằng đáp ứng tốt nhu cầu, 32,9% đáp ứng một phần, 31,4% chưa đáp ứng và 15,0% trả lời khơng biết (Hình 4.17). Do trình độ dân trí thấp nên tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt không cao, chủ yếu là đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động trực tiếp sản

42.9% 57.1%79% 18% 3% Đáp ứng tốt 96% 0% 2% 2% 0% Nơng nghiệp Thủy sản TTCN Dịch vụ Khác

xuất nông nghiệp để ứng dụng kiến thức trực tiếp trên diện tích sản xuất của gia đình; ngồi ra cịn đào tạo các nghề ngắn hạn khác nhưng khi ra nghề thường khơng có việc làm phù hợp. Để đào tạo nghề đạt hiệu quả cần có sự liên kết giữa địa phương, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng để mở ngành nghề phù hợp, đảm bảo khi ra nghề lao động có việc làm.

Hình 4.17: Đánh giá của người dân về giáo dục và y tế xã

Nguồn: Tác giả khảo sát năm 2017 4.3.2.15. Y tế

Hiện tại xã đã có phịng khám khu vực với đủ các trang thiết bị cơ bản phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân. Có 82,1% người được phỏng vấn cho rằng cơ sở vật chất phòng khám khu vực xã đáp ứng tốt nhu cầu khám chữa bệnh, 17,9% đáp ứng một phần và khơng có ý kiến cho rằng chưa đáp ứng (Hình 4.17). Phịng khám hiện nay có bác sĩ và đội ngũ nhân viên có trình độ từ y sĩ trở lên. Có 73,6% cho rằng đội ngũ y, bác sĩ có trình độ đáp ứng u cầu khám chữa bệnh, 22,1% đáp ứng một phần và 4,3% chưa đáp ứng, số ít ý kiến cho rằng thái độ phục vụ của y, bác sĩ chưa hòa nhã, lịch sự với bệnh nhân (Hình 4.17). Về tham gia bảo hiểm y tế của hộ dân, có 41,4% cho rằng đáp ứng tốt, 54,3% đáp ứng một phần và 4,3% chưa đáp

0 20 40 60 80 100 Phổ cập GD THCS Đào tạo nghề lao động nông thôn Cơ sở vật chất trạm y tế Y Bác sĩ khám chữa bệnh Tỷ lệ hộ dân tham gia BHYT

7.1 15.0 67.9 20.7 82.1 73.6 41.4 13.6 32.9 17.9 22.1 54.3 11.4 31.4 0.0 4.3 4.3

ứng (Hình 4.17). Đây là điều khiến cho tiêu chí y tế của xã chưa đạt và cần có giải pháp thiết thực đểnâng lên tỷ lệ người dân tham bảo hiểm y tế như: tổ chức thêm nhiều đại lý bán và cộng tác viên, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động đến từng hộ dân, được thực hiện định kỳ, thường xuyên giúp người dân hiểu, nâng lên nhận thức và tích cực tham gia mua bảo hiểm y tế, bên cạnh đó cũng cần có nhiều phương án, giải pháp giúp hộ khó khăn có thể tham gia được như bán theo thời gian 06 tháng thay vì 01 năm,…kết hợp nhiều giải pháp nhằm thực hiện đạt tiêu chí y tế theo Bộ tiêu chí quốc gia về NTM.

4.3.2.16. Văn hố

Qua khảo sát có 72% người dân cho rằng phịng trào tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa đáp ứng tốt yêu cầu, 24% đáp ứng một phần và 4% chưa đáp ứng (Bảng 4.3). Có 89% trả lời gia đình có tham gia xây dựng ấp văn hóa bằng các hình thức như giữ gìn mơi trường, xây dựng gia đình hạnh phúc, giao dục con cái, tham gia các hoạt động phong trào địa phương,…và 21% không tham gia (Bảng 4.3).

Bảng 4.3: Đánh giá của người dân về tiêu chí văn hóa và mơi trường (%)

Khơng XD NVS tự hoại NVS trên sông Đáp ứng tốt Đáp ứng 1 phần Chưa đáp ứng

GĐ tham gia XD ấp văn hóa 89 21

Phong trào TDĐK XD ĐSVH 72 24 4

Mức độ sử dụng nước 58 25 17

Nghĩa trang trên địa bàn xã 67 33

Sử dụng NVS của gia đình 62 38

Nguồn: Tác giả khảo sát năm 2017

Nguyên nhân là do trình độ dân trí thấp, nhận thức người dân không cao, công tác tiếp xúc, tuyên truyền vận động của chính quyền địa phương chưa được duy trì thường xuyên, liên tục và chưa đi vào chiều sâu dẫn đến trên địa bàn xảy ra nhiều vấn đềphức tạp như cờ bạc, uống rượu gây rối, bạo hành gia đình, ẩu đả thậm

chí đánh nhau gây tử vong, trong khi không tổ chức, phát động được các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao,…Qua thời gian phấn đấu, năm 2017 có 6/6 ấp được cơng nhận đạt ấp văn hóa.

Hình 4.18: Đánh giá về ngành nghề gây ô nhiễm môi trường

Nguồn: Tác giả khảo sát năm 2017 4.3.2.17. Môi trường

Có 58% cho rằng mức độ sử dụng nước sạch đáp ứng tốt nhu cầu, 25% đáp ứng một phần và 17% chưa đáp ứng (Bảng 4.3). Kết quả khảo sát mức độ đáp ứng tốt và đáp ứng một phần khá phù hợp đanh giá của địa phương cho rằng có 62% hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh. Thực tế hiện nay người dân trên địa bàn xã phần lớn đều sử dụng nước hợp vệ sinh: ở 02 khu dân cư và trung tâm xã có 02 trạm cấp nước máy, hộ dân ở các tuyến kênh, xa trung tâm xã sử dụng nước giếng khoan và nước sông được lắng lọc, nước mưa,…Người dân đề nghị cung cấp nước máy từ 02 trạm cấp nước đến các khu vực xa trung tâm xã. Đánh giá về ngành nghề gây ô nhiễm mơi trường trên địa bàn, có 66,4% hộ dân trả lời khơng có, 17,9% cho rằng có ơ nhiễm do sản xuất lúa, 8,6% do chất thải sinh hoạt và 7,1% do chất thải chăn ni (Hình 4.18). Các nhận xét khá phù hợp thực tế khi ngành nghề sản xuất chính của xã vẫn là sản xuất nơng nghiệp, trong đó sản xuất lúa là chính, chăn ni và thủy sản chiếm tỷ lệ thấp, trên địa bàn khơng có các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp gây ơ nhiễm mơi trường. Nhìn chung mơi trường sống khá tốt, môi trường nước bị ảnh hưởng phần nào thuốc bảo vệ thực vật từ sản xuất lúa và chăn nuôi nhưng tỷ lệ thấp, do đặc thù có hệ thống kênh rạch lớn, lại nước lớn - rịng thơng ra vịnh Rạch Giá nên nguồn nước sông sau lắng lọc vẫn sử dụng tốt. Tồn tại trong vấn đề môi trường là sử dụng nhà vệ sinh của hộ dân, qua khảo sát có

66.4% 17.9% 7.1% 8.6% Khơng có Sản xuất lúa Chăn ni

62% hộ gia đình có nhà vệ sinh tự hoại và vẫn còn 38% hộ sử dụng nhà vệ sinh trên sông (Bảng 4.3). Do vậy, để tiếp tục xóa nhà vệ sinh trên sông, rạch, địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân tự tháo dỡ kết hợp giải ngân nguồn vốn vay nước sạch của ngân hàng chính sách xã hội đối với hộ khó khăn, tiến tới xóa bỏ hồn tồn nhà vệ sinh trên sơng, giữ gìn vệ sinh mơi trường.

Việc xử lý rác thải thực hiện khá tốt, xã có bãi rác tại ấp Tà keo Vàm là nơi tập trung rác thải khu vực trung tâm xã được vận chuyển bằng xe thu gom rác đến và xử lý bằng hình thức chơn lấp, riêng tại hộ gia đình xe khơng đến được thì người dân tựđào hố chôn hoặc đốt rác thải sinh hoạt. Xã có 01 lị hỏa táng phục vụ tang lễcho người dân, phù hợp phong tục của người dân tộc Khmer (chiếm 22% dân số). Qua khảo sát có 67% cho rằng khơng có nghĩa trang trên địa bàn xã và 33% cho rằng có (Bảng 4.3). Kết quả đúng thực tế khi mà xã chưa có nghĩa trang mà chỉ có quy hoạch đất xây dựng nghĩa trang diện tích 03 ha tại ấp Tà Keo Vàm, đang xã hội hóa kêu gọi đầu tư xây dựng, khai thác.

4.3.2.18. Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh

Qua khảo sát, có 79,3% cho rằng trình độ cán bộ xã, ấp đáp ứng tốt yêu cầu, 19,3% đáp ứng một phần và 1,4% chưa đáp ứng (Hình 4.19). Có 85,7% đánh giá Hệ thống tổ chức chính trị-xã hội đáp ứng tốt, 12,9% đáp ứng một phần và 1,4% chưa đáp ứng (Hình 4.19). Có 80,7% cho rằng công tác tuyên truyền của cán bộ xã, ấp đáp ứng tốt yêu cầu, 16,4% đáp ứng một phần và 2,9% chưa đáp ứng. Kết quả đánh giá còn thấp hơn so thực trạng, xã có 32/32 cán bộ cơng chức có trình độ đạt chuẩn (đạt 100%), có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị-xã hội và đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ.Người dân cũng đánh giá khá cao công tác tuyên truyền của cán bộ xã, ấp, hàng tháng cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách xã đều tham dự họp tổ nhân dân tự quản các ấp để tiếp xúc nhân dân, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các chương trình, kế hoạch của địa phương và nắm bắt, tìm hiểu và ghi nhận các ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, kịp thời triển khai có hiệu quả các mục tiêu kế hoạch đề ra.

Hình 4.19: Đánh giá tiêu chí hệ thống chính trị và an ninh trật tự xã hội

Nguồn: Tác giả khảo sát năm 2017 4.3.2.19.An ninh, trật tự xã hội

Do đặc thù là xã nơng thơn, khơng có lực lượng vũ trang cơng an chính qui, nên việc giữ gìn ANCT-TT ATXH trên địa bàn chủ yếu là do lực lượng không chuyên trách và dân quân phụ trách. Do vậy việc thực hiện phát động tốt phong trào đảm bảo an ninh, trật tựở địa phương là rất quan trọng, qua đó tạo điều kiện cho nhân dân tham gia giữ gìn ANTT.Qua phỏng vấn người dân, có 72,9% cho rằng tình hình an ninh, trật tự xã hội đáp ứng tốt; 27,1% đáp ứng một phần và 0% chưa đáp ứng (Hình 4.19).Thực tế, xã Phi Thông đã triển khai thực hiện các mơ hình trong phong trào tồn dân tham gia phịng chống và tố giác tội phạm như: mơ hình tổ nhân dân tự quảnkhơng có tội phạm và tệ nạn xã hội, mơ hình hộ liền kề phịng chống tội phạm,…đã và đang phát huy có hiệu quả, góp phần bảo đảm ANCT – TTANXH ở địa phương.Đồng thời có 80,7% cho rằng người dân tham gia bảo vệ ANTT đáp ứng tốt yêu cầu.Điều này cho thấy sự đồng thuận rất cao của nhân dân

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Trình độ cán bộ xã, ấp Hệ thống tổ chức chính trị, xã hội xã, ấp Công tác tuyên truyền của cán bộ xã, ấp Phong trào bảo vệ ANTT xã, ấp Người dân tham gia bảo

vệ ANTT

79.3 85.7 80.7 72.9 80.7

19.3 12.9 16.4 27.1 17.2

1.4 1.4 2.9 0.0 2.1

trong việc cùng chính quyền và lực lượng cơng an chủ động phịng chống tội phạm , giữ gìn ANTT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá của người dân về xây dựng nông thôn mới tại xã phi thông thành phố rạch giá kiên giang (Trang 78 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)