Đo lường CSTT bằng cung tiền rộng – M2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tiền tệ và lạm phát ở việt nam – tiếp cận bằng phương pháp tường thuật (narrative approach) (Trang 40 - 42)

3.2. Công cụ đo lường CSTT của NHNN Việt Nam

3.2.1. Đo lường CSTT bằng cung tiền rộng – M2

Bảng 3.1: Diễn biến cung tiền và tăng trưởng tín dụng 2000-2016 (%)

Nguồn: Số liệu từ Datastream và NHNN Việt Nam

Có nhiều bài nghiên cứu đo lường thay đổi của CSTT thông qua Tổng phương tiện thanh toán – cung tiền M2 như nghiên cứu của Bhuiyan (2012) nhưng

cách này áp dụng với CSTT ở Việt Nam có phù hợp khơng? Nhìn vào bảng dữ liệu cung tiền M2 và tín dụng từ năm 2000 tới 2016 có thể thấy việc thực hiện luôn đi chệnh mục tiêu; phần lớn thực hiện đều cao hơn mục tiêu đề ra đầu mỗi năm. Nếu coi M2 là thước đo CSTT, với số liệu thực hiện lớn hơn mục tiêu có thể suy ra kết luận NHNN đang thực hiện CSTT mở rộng được không? Điều này là không thể, bởi như năm 2005 NHNN đang thực hiện CSTT thắt chặt như tuyên bố trước đó được thể hiện bằng việc tăng các loại lãi suất, tuy nhiên tốc độ tăng M2 cao hơn nhiều so với mục tiêu đề ra.

Việc thay đổi trong lượng tiền không chỉ phản ánh những thay đổi gây ra do CSTT, mà cịn có nhiều yếu tố khác. Như việc thực hiện chính sách quản lý tỷ giá theo cơ chế thả nổi có kiểm sốt (tỷ giá tại NHTM và thị trường tự do chỉ được dao động quanh một biên độ cho phép so với tỷ giá chính thức được NHNN cơng bố). Tỷ giá chính thức trước năm 2016 thường bất biến trong một thời gian dài. Hiện tại cơ chế tỷ giá thả nổi có kiểm sốt của NHNN Việt Nam được thực hiện trong biên độ dao động +/- 3%. Theo cơ chế này, NHNN Việt Nam sẽ mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối để đảm bảo tỷ giá giao dịch nằm trong biên độ dao động. Trong trường hợp này cung tiền không đại diện cho quan điểm CSTT mà chịu chi phối bởi cung ngoại tệ và cơ chế tỷ giá mà NHNN đang theo đuổi.

Hoặc cung tiền có thể thay đổi do NHNN thực hiện chính sách vơ hiệu hóa khơng thành cơng. Khi luồng vốn nước ngoài vào nhiều, vượt quá nhu cầu tài trợ thâm hụt cán cân vãng lai, tạo một lượng lớn dư cung ngoại tệ trên thị trường, NHNN đã tăng cường mua ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối nhà nước, điều này đồng nghĩa với việc đưa đồng nội tệ ra. Năm 2007, khi dự trữ ngoại hối được tích lũy gấp hai lần so với mức dự trữ ngoại hối vào cuối năm 2006, NHNN đã thực hiện can thiệp vơ hiệu hóa thơng qua thị trường mở. Tuy nhiên, số liệu tiền tệ cho thấy, năm 2007, M2 vẫn tăng tới 46% và tín dụng tăng trên 50% so với cuối năm 2006. Vì vậy thay đổi trong cung tiền cịn chịu tác động mạnh hay yếu tùy vào quy mô và sức ảnh hưởng của các biện pháp can thiệp này.

Cầu tiền là một yếu tố khác gây ra thay đổi trong cung tiền. Nhiều nghiên cứu trước thấy rằng cầu tiền thay đổi do công nghệ, thể chế, pháp lý trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ Friedman và Kuttner (1992, 1996); Goldfeld và Sichel (1990). Khi cầu tiền tăng phản ánh nhu cầu tăng trưởng của nền kinh tế, cung tiền cần đáp ứng nhu cầu tiền để đảm bảo tính thanh khoản. Trong trường hợp này cung tiền tăng khơng phải do chính sách mở rộng tiền tệ.

Chính những điều này làm cho trữ lượng tiền không thể được sử dụng như một chỉ báo thích hợp cho việc điều hành chính sách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tiền tệ và lạm phát ở việt nam – tiếp cận bằng phương pháp tường thuật (narrative approach) (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)