Kết quả mơ hình VAR

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tiền tệ và lạm phát ở việt nam – tiếp cận bằng phương pháp tường thuật (narrative approach) (Trang 70 - 72)

Xem xét chi tiết kỹ thuật khác bằng việc mở rộng hồi quy cơ bản sang mơ hình véc tơ tự hồi quy (VAR) 2 biến, mơ hình này tính đến ảnh hưởng của cả độ trễ sản lượng (hoặc lạm phát) và cú sốc thắt chặt tiền tệ. Sự mở rộng này có thể được xem như một cách kiểm tra tính vững7.

Để nhất quán với hồi quy cơ bản, chấp nhận CSTT tác động tới nền kinh tế cùng thời kỳ trong mơ hình VAR. Do đó, trong mơ hình VAR, giả định thắt chặt tiền tệ được đặt ra đầu tiên và thứ hai là tăng trưởng sản lượng cơng nghiệp (lạm phát).

Chạy mơ hình VAR hai biến số, kết quả thể hiện ở hình 5.3. Hình 5.3A biểu thị phản ứng lại của sự tăng trưởng sản lượng công nghiệp đối với sự thay đổi chính sách tiền tệ thắt chặt, cùng với hai đường giới hạn khoảng tin cậy 95%. Hình 5.3B chỉ cho thấy sự tác động vào lạm phát. Các kết quả của mơ hình VAR được so sánh với kết quả từ mơ hình hồi quy cơ bản phần 5.1. Kết quả của hồi quy đơn được biểu diễn lại trong cả hai hình 5.3A & 5.3B. Sự ước lượng của mơ hình VAR, có yếu tố nội sinh của giả định thắt chặt tiền tệ, không làm thay đổi các kết quả chính.

A) Tác động lên sản lượng cơng nghiệp

7 Leeper (1997) cung cấp như một kiểm định tính vững chắc cho kết quả của Romer and Romer’s (1989), kết quả mơ hình VAR của Leeper trái ngược với kết quả Romers thu được.

B) Tác động lên lạm phát

Hình 5.3: Ước lượng tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt (mơ hình VAR 2

biến)

Chú thích: Phản ứng đẩy của tăng trưởng cơng nghiệp (hình A) và giá cả (hình B)

được ước lượng tách biệt trong 2 mơ hình VAR hai biến với giả định thắt chặt tiền tệ và sự tăng trưởng sản lượng công nghiệp (hoặc lạm phát). Đường gạch nối là khoảng tin cậy 95%.

Nguồn: Ước lượng của tác giả.

Một lần nữa với ước lượng VAR, phản ứng của sản lượng theo đường cong lồi tương tự hồi quy cơ bản. Sự phản ứng lại của sản lượng công nghiệp đối với CSTT thắt chặt sớm hơn so với hồi quy đơn giản, độ trễ chỉ một thời kỳ. Dường như các cú sốc thắt chặt tiền tệ chỉ tác động nhẹ tới sản lượng công nghiệp, mức sụt giảm cao nhất cũng chỉ ở mức gần -1% vào tháng thứ 7. Nhỏ hơn rất nhiều so với hồi quy cơ bản, mức thấp nhất của hồi quy cơ bản vào khoảng -7.4% ở tháng thứ 10

(-1% so với -7.4%). Mặc dù mơ hình VAR cho thấy sự sụt giảm của sản lượng ít nghiêm trọng hơn nhưng tác động lại dai dẳng hơn, vẫn -0.03% sau 3 năm.

Ước lượng mơ hình VAR cho giá cả, kết quả mơ hình cho thấy dường như giá phản ứng chậm hơn so với sản lượng khi xảy ra cú sốc thắt chặt tiền tệ. So sánh phản ứng của giá cả với hồi quy cơ bản thì kết quả VAR cho thấy giá phản ứng nhanh hơn và nhẹ hơn. Giá sụt giảm ngay sau một tháng, mức sụt giảm mạnh nhất vào tháng thứ 8 ở mức -1.1%, trong khi đó theo hồi quy cơ bản giá bắt đầu phản ứng ở tháng thứ 4. Cũng như sản lượng, phản ứng của lạm phát ở mơ hình VAR nhỏ hơn rất nhiều so với hồi quy cơ bản và lạm phát đã quay trở lại 20 tháng sau đó. Nhìn chung, khoảng tin cậy thì đáng kể, chỉ ra sự bất ổn cao của các ước lượng cho lạm phát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tiền tệ và lạm phát ở việt nam – tiếp cận bằng phương pháp tường thuật (narrative approach) (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)