Thực trạng nghề đăng đáy của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh kế và chiến lược sinh kế của những hộ dân bị giải tỏa đăng đáy trên địa bàn tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 39 - 40)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3 Thực trạng nghề đăng đáy

4.3.1 Thực trạng nghề đăng đáy của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Nghề đăng đáy trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là nghề truyền thống có từ rất lâu đời, ngư dân đăng đáy chủ yếu sử dụng các ngư lưới cụ ngăn các dòng chảy của nước trên các tuyến sông, tuyến biển vào để khai thác đánh bắt thủy sản. Do đặc điểm địa hình của tỉnh BRVT có nhiều hệ thống sơng ngịi kênh rạch do đó hoạt động đăng đáy khá chi chít và đày đặc, chủ yếu tại các địa bàn như xã Phước Hưng, Phước Tỉnh, Phường 12, An Ngãi, Long Sơn, Tân Thành. Đa số người dân làm nghề này đều có những cơng việc khơng ổn định khác như nuôi thủy sản lồng bè (chủ yếu là ni hàu do đầu tư vốn ít), làm nghề lưới rập vây (hay còn gọi rập bát quái, rập thái), diêm nghiệp (làm muối), làm thuê…, nguồn thu nhập từ đăng đáy tương đối ổn định hơn và đem lại nguồn thu nhập hàng ngày nuôi sống các thành viên trong gia đình.

Chủ trương giải tỏa đăng đáy của tỉnh đã có từ những năm 1996, khi nền kinh tế vận tải biển phát triển ở tỉnh, đã có nhiều cuộc khảo sát và tính tốn các phương án giải tỏa, do nhiều nguyên nhân đến đầu năm 2013 mới thực hiện giải tỏa trắng một số miệng đáy tại các khu vực cửa Sông Dinh, luồng sông Thị Vải và một số hộ khu vực từ Mũi Sao Mai đến Cửa Lấp. Sau một thời gian giải tỏa, các khu vực này lại xuất hiện đáy phao (hay còn gọi đáy chạy, đú). Thời gian đầu loại đáy này được đánh dấu bằng một thùng xốp, tuy nhiên sau khi bị các cơ quan chức năng kiểm tra kiểm soát gắt gao, các đáy này được ngụy trang tinh vi hơn bằng những vật dụng nhỏ hơn, thậm chí là chỉ bằng một vỏ chai nước bồng bềnh trên sóng nước để làm dấu cho các miệng đáy. Những hộ làm nghề lưới đáy thường sử dụng một số cọc nhỏ cắm sâu sát dưới đáy sông, và người dân sẽ thảy đáy và buộc vào cọc sau khi cơ quan chức năng đi khỏi. Đáy phao ít nguy hiểm hơn so với đáy cố định, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an tồn giao thơng do người dân thường thả đáy tận dụng các khu vực có luồng nước chảy xiết tại các khúc cong trên luồng, ngã ba luồng, đây là những khu vực khuất tầm nhìn nên rất nguy hiểm. Người dân lén

27

lút hành nghề có nhiều nguyên nhân, tuy nhiên phần lớn là do khơng thể tìm được việc làm khác có thu nhập ổn định hơn nghề đăng đáy.

Hộp 1. Biết nguy hiểm nhưng vẫn phải làm

Trường hợp của ơng Ơng Dương Văn Thanh, ở Thôn 7- xã Long Sơn:

“Chúng tui biết làm như thế này là vi phạm, ảnh hưởng đến an toàn hàng hải, nhưng khơng biết làm nghề gì để kiếm sống ni vợ con. Tơi làm nghề đã 35 năm, nay cũng đã 55 tuổi, nghề này là nghề cha truyền con nối của gia đình, nhiều khi đêm hôm tàu lớn chạy qua chạy lại cũng sợ lắm, nhưng chưa biết chuyển nghề gì để sinh sống”.

(Nguồn: điều tra phỏng vấn của tác giả)

Bảng 4.2 Số lượng các hộ đăng đáy và nhân khẩu hộ trên địa bàn tỉnh BRVT đã bị giải tỏa từ năm 2013 đến 2017.

Địa bàn Số hộ đăng đáy bị giải tỏa

Số nhân khẩu Thời gian giải tỏa

Xã Long Sơn – TPVT 41 hộ 155 Năm 2017

Phường 12 -TPVT 34 hộ 240 Năm 2013

Xã An Ngãi 44 hộ 11 Năm 2013

Xã Phước Hưng 58 hộ 534 Năm 2013

Xã Phước Tỉnh 13 hộ 88 Năm 2013

Tổng 190 hộ 1028 người

(Nguồn: từ điều tra, tổng hợp của tác giả).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh kế và chiến lược sinh kế của những hộ dân bị giải tỏa đăng đáy trên địa bàn tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)