CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.8 Đánh giá về sự hỗ trợ của chính quyền và sự tham gia của người dân đố
với chính sách:
* Về phía người dân: Có 68.4% người được khảo sát cho biết họ không biết được chính sách giải tỏa đăng đáy của tỉnh, số cịn lại 31.6% biết về các chính sách khi họ tham gia các buổi họp tổ dân phố hoặc nghe các thông tin trên loa phát thanh phường.
50
Đánh giá về các chính sách đền bù hỗ trợ của chính quyền: hầu hết người dân đều khơng đồng tính với các mức hỗ trợ. Theo họ mức đền bù hỗ trợ không đủ để thay thế tài sản bị thu hồi. Người dân cho rằng mức đền bù hỗ trợ giải tỏa đăng đáy hiện nay chưa tương xứng với mức đầu tư ban đầu, mức giá để tính hỗ trợ bồi thường cho các loại vật tư được áp dụng tại thời điểm giá thị trường của năm 2008, trong khi đó thời điểm giải tỏa thực hiện năm 2017, khi nhận được tiền hỗ trợ họ không đủ để đầu tư công cụ sản xuất cho các ngành nghề khác. Do đó có một số hộ vẫn tiếp tục lén lút hành nghề bằng nhiều hình thức khác nhau, sử dụng các dụng cụ đáy chạy, đáy chìm rất khó phát hiện.
Người dân rất mong muốn được sự hỗ trợ của chính quyền để họ có điều kiện chuyển đổi nghề nghiệp, trong đó 81.58% đề nghị có các chính sách vay vốn ưu đãi, 36.84% ý kiến mong muốn được đào tạo nghề, 42.11% đề nghị hỗ trợ việc làm sau khi bị thu hồi các miệng đáy, 42.11% muốn chính quyền hỗ trợ phương tiện sản xuất, 52.63% muốn được bố trí mặt nước để họ được tham gia ni trồng thủy sản, 36.84% ý kiến đề nghị được sự hỗ trợ, trợ cấp. Bảng 4.26 Đánh giá về các chính sách hỗ trợ: Mức đánh giá sự hỗ trợ của chính quyền Chính sách hỗ trợ ổn định đời sống Chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề Chính sách hỗ trợ di chuyển Khơng hài lịng 100,0% 100,0% 97,4% Hài lòng 0 0 0 Rất hài lòng 0 0 0
(Nguồn: tính tốn từ phiếu điều tra khảo sát)
Bảng 4.27 Sự tham gia của người dân đối với chính sách
Sự tham gia của người dân đối với chính sách Tỉ lệ Khơng Có
Biết về mục đích giải tỏa 68,4% 31,6%
Tiền bồi thường có đủ thay thế tài sản bị thu hồi khơng 100% 0%
51
Bảng 4.28 Đề nghị sự hỗ trợ của chính quyền
Đề nghị sự hỗ trợ của chính quyền Số ý kiến Tỉ lệ %
Vay vốn ưu đãi 31 81,58%
Đào tạo nghề 14 36,84%
Giới thiệu việc làm 16 42,11%
Hỗ trợ phương tiện sản xuất 16 42,11%
Bố trí mặt nước nuôi trồng thủy sản 20 52,63%
Trợ cấp xã hội, cộng đồng 14 36,84%
(Nguồn: tính tốn từ phiếu điều tra khảo sát)
* Về phía chính quyền địa phương:
Sau khi triển khai cơng tác giải tỏa đăng đáy và thực hiện các chính sách chi trả tiền hỗ trợ đền bù cho người dân, chính quyền địa phương đã tổ chức các lớp đào tạo nghề nhằm phục vụ cho nhu cầu sử dụng lao động tại chỗ cho một số dự án lớn của địa phương như lớp dạy nghề lái xe nâng, xe tải, dạy nấu ăn, dạy nghề trang điểm. Sở NN&PTNT đã tổ chức một số lớp dạy nghề về nơng nghiệp như: ni cá lồng bè, chăm sóc cây kiểng, Tuy nhiên khi địa phương tổ chức và thơng báo thì khơng có người dân đăng đáy nào đăng ký tham gia.
4.9 Tóm tắt kết quả nghiên cứu:
Về thực trạng sinh kế, chiến lược sinh kế, những khó khăn hiện tại của người dân:
* Gặp nhiều khó khăn trong việc chuyển đổi nghề:
Qua kết quả phân tích trên cho thấy, hộ ngư dân đăng đáy trên địa bàn Xã Long Sơn Thành Phố Vũng Tàu nói riêng và các hộ đăng đáy nói chung phần lớn là các hộ có kinh tế chính phụ thuộc vào nghề đăng đáy và các hoạt động khai thác thủy sản ven bờ, tư liệu sản xuất đơn giản, giá trị thấp, họ khơng có nguồn vốn dồi dào để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tự chuyển đổi sang các ngành nghề mang có giá trị kinh tế cao. Hoạt động sinh kế tương đối đa dạng nhưng chủ yếu là khai thác đánh bắt thủy sản ven bờ (như te, lưới rập, lưới vây, rập bát quái), các
52
ngành nghề hiện nay khơng được phép khai thác vì có tính chất hủy diệt nguồn lợi thủy sản.
Do khơng có nguồn đất nơng nghiệp nên ngư dân không thể chuyển đổi sang các ngành sản xuất nơng nghiệp khác. Bên cạnh đó trình độ dân trí của lao động trong độ tuổi lao động cũng khá thấp, vì vậy sẽ gặp nhiều khó khăn trong vấn đề xin việc làm. Vì vậy việc chuyển đổi nghề sẽ rất khó khăn và cần phải có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và các ban ngành chức năng. Từ kết quả điều tra phỏng vấn cho thấy có đến 92% số người cho biết gặp khó khăn khi chuyển đổi nghề. Nguyên nhân do trình độ học vấn thấp chiếm 50%; lớn tuổi chiếm 37%; khơng có khả năng xin việc do ngại giao tiếp chiếm 21%. 29% chưa xác định được nghề nghiệp để chuyển đổi vì khơng biết có đảm bảo được thu nhập cho gia đình như hiện nay hay khơng. Chính vì những khó khăn khi chuyển đổi nghề, một số người dân đã không chấp hành chủ trương giải tỏa đăng đáy, lén lút hành nghề từ đáy cọc chuyển sang làm các loại đáy phao, đáy chạy hoặc các hình thức khai thác tận diệt nguồn lợi thủy sản gây khó khăn hơn cho các cơ quan chức năng trong việc quản lý và dẫn đến các nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giao thông đường thủy.
* Tỉ lệ tham gia bảo hiểm y tế thấp:
Kết quả điều tra cho thấy có đến 50% hộ gia đình ngư dân đăng đáy khơng tham gia mua bảo hiểm y tế tự nguyện. Bệnh tật cũng là một trong những cú sốc đối vối các gia đình khi có người thân đau ốm, các chi phí phát sinh trong quá trình điều trị cũng kéo theo giảm đi thu nhập và các chi phí dự phịng trong gia đình, thậm chí là tăng các khoản vay mượn, dẫn đến tình trạng nghèo đói nhất là đối với các hộ gia đình nghèo và cận nghèo.
* Bị mất cắp và nguy cơ bị bần cùng hóa:
Tình trạng mất cắp và mất an ninh cũng là nguy cơ đẩy người dân đến tình trạng nợ nần, nghèo đói và thậm chí là bần cùng hóa. Do đó cần có những giải pháp quyết liệt để giúp người dân bảo vệ được tài sản và các phương tiện sản xuất.
53
Về việc tham gia các tổ chức xã hội: người dân có tham gia các buổi hoạt động cộng đồng, tuy nhiên chưa nắm bắt đầy đủ và kịp thời các thông tin kinh tế xã hội và các chính sách cần thiết.
* Đối với cơng tác triển khai và thực thi chính sách giải tỏa đăng đáy của chính quyền địa phương:
Đánh giá về các chính sách đền bù hỗ trợ của chính quyền: Chính sách đền bù hỗ trợ đã đáp ứng ba điều kiện theo chính sách của ngân hàng ADB gồm: hỗ trợ ổn định đời sống, hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm; hỗ trợ di chuyển; bồi thường tài sản (ngư lưới cụ bị thu hồi).
Về cách tính giá đền bù giải tỏa: giá đền bù được tính tốn trên cơ sở giá trị khảo sát các nguyên vật liệu dùng đề đầu tư miệng đáy từ khi có chủ trương giải tỏa. Quyết định 33/2009/QĐ-UBND ngày 15/5/2009 của UBND tỉnh BRVT được sử dụng giá khảo sát từ năm 2008. Tuy nhiên đến thời điểm giải tỏa năm 2017 tỉnh vẫn chưa ban hành đơn giá đền bù mới, dẫn đến sự khơng đồng tình của nhiều hộ dân.
Địa phương có thực hiện một số giải pháp đào tạo nghề cho ngư dân sau khi giải tỏa, nhưng người dân khơng tham gia. Ngun nhân tìm hiểu được một phần người dân không nắm được các thông tin về các chương trình đào tạo ở địa phương do điều kiện khu vực sinh sống thiếu các phương tiện truyền thông như loa phát thanh, công tác tuyên truyền chưa sâu sát bộ phận người dân ở các khu vực vùng sâu vùng xa. Bên cạnh đó cịn có ngun nhân các ngành nghề đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu của người dân nên họ không tham gia.
54
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1 Kết luận: 5.1 Kết luận:
Công tác giải tỏa đăng đáy là một trong những mục tiêu chủ trương của tỉnh BRVT nhằm thu hồi mặt nước để ưu tiên phát triển ngành kinh doanh vận tải biển của tỉnh. Công tác triển khai thực hiện trên tinh thần chủ trương chung và sự phối hợp của các ngành chức năng và các địa phương có liên quan đã thực hiện giải tỏa trắng ngành nghề đăng đáy trên các tuyến sông tuyến biển của các địa bàn trong đó có xã Long Sơn. Tuy nhiên sau khi thực hiện giải tỏa, một số hộ dân lại tiếp tục hành nghề đăng đáy với những hình thức tinh vi hơn, khó kiểm sốt hơn, điều này gây ra nhiều khó khăn hơn cho cơng tác quản lý. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này do địa phương chưa chuẩn bị các công tác khảo sát tìm hiểu nguyện vọng nghề nghiệp và định hướng chuyển đổi nghề của ngư dân trước khi thực hiện chủ trương giải tỏa, do đó sau khi bị thu hồi mặt nước một số hộ hoàn toàn mất phương hướng nghề nghiệp và họ quay trở lại với nghề nghiệp đã gắn bó với mình.
Từ những nguyện vọng và khó khăn của ngư dân, để chủ trương xóa bỏ ngành nghề đăng đáy thực sự hiệu quả cần thực hiện đồng bộ các chính sách như: đào tạo nghề, giới thiệu việc làm và các giải pháp chuyển đổi nghề. Bên cạnh đó cần có những hỗ trợ về giáo dục, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để phần nào giảm bớt những khó khăn cho ngư dân trong giai đoạn chuyển đổi nghề nghiệp.
5.2 Kiến nghị chính sách:
Trên cơ sở các kết quả điều tra khảo sát thống kê và phân tích các số liệu, tác giả đề xuất một số chính sách như sau:
* Chính sách 1: Chuyển đổi nghề cho ngư dân đăng đáy:
* Đối với các hộ đồng ý chuyển nghề:
Định hướng người dân chuyển đổi sang nghề nuôi trồng thủy sản lồng bè, nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ hoặc ni cá cảnh vì đây là nghề phù hợp với công việc hiện tại cho nên việc chuyển nghề này tương đối khả thi.
55
Đối với nuôi thủy sản lồng bè, nhuyễn thể hai mảnh vỏ: ngày 26/01/2015 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 167/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/2000 khu nuôi lồng bè và nhuyễn thể hai mảnh vỏ trên sông Chà Và, Xã Long Sơn, Thành Phố Vũng Tàu đến năm 2020. Bên cạnh đó UBND tỉnh cũng có chủ trương quy hoạch mở rộng khu nuôi thủy sản trên sông ở một số khu vực mới trên các Sông Chà Và, Sông Mỏ Nhát, Sơng Dinh, do đó các hộ ngư dân có nguyện vọng chuyển đổi nghề sang ni trồng thủy sản thì quy hoạch này là sự lựa chọn phù hợp.
Đối với nuôi cá cảnh: ngành sản xuất kinh doanh cá cảnh ở Thành Phố Vũng Tàu ngày càng phát triển với sự hiện diện của các cửa hàng các cảnh ở khắp nơi trên địa bàn thành phố. Nuôi cá cảnh khơng cần diện tích lớn, vốn đầu tư ban đầu khơng q cao, có thể tùy vào khả năng kinh tế để lựa chọn mức đầu tư phù hợp, do đó ni cá cảnh là lựa chọn tương đối phù hợp cho ngư dân khi chuyển đổi nghề. Một số đối tượng cá cảnh được ưa chuộng hiện nay có thể khuyến khích ngư dân như: Cá vàng, cá đá, Cá Bảy màu, cá Neon, cá Dĩa, La Hán, cá Koi. Các lồi có giá trị cao hơn như: Chạch Lửa, Cá Rồng thì cần mức đầu tư và kỹ thuật sản xuất cao hơn.
Như vậy để thực hiện chuyển đổi nghề cho ngư dân đăng đáy sang ni trồng thủy sản thì cần thực hiện các giải pháp sau:
+ Đối với các nhóm hộ khơng có đất sản xuất, hộ nghèo và hộ cận nghèo thì tiến hành cấp mặt nước để ni trồng thủy sản đối với các lồi có giá trị kinh tế cao. Đối với nhóm hộ có đất sản xuất cần hỗ trợ đầu tư xây dựng mơ hình sản xuất hiệu quả để ổn định sản xuất.
+ Tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng thủy sản theo các mơ hình ni cụ thể dựa trên nguyện vọng, khả năng của ngư dân và phù hợp với quy hoạch nuôi trồng thủy sản địa phương.
+ Thành lập các hội nhóm, các tổ hợp tác với sự liên kết chặt chẽ, phát huy vai trò gắn kết, chia sẽ giúp đỡ các hội viên về kỹ thuật và thị trường tiêu thụ sản phẩm, lựa chọn đúng đối tượng và điều chỉnh sản xuất theo nhu cầu thị trường.
56
+ Phối hợp các ngân hàng chính sách, tổ chức tín dụng xây dựng các sản phẩm cho vay hỗ trợ người dân sản xuất kinh doanh, chuyển đổi nghề.
+ Ban hành các chính sách giảm thiểu rủi ro nhằm hỗ trợ người sản xuất khi gặp các rủi ro như: bệnh dịch, đột biến môi trường nuôi làm cho thủy sản chết hàng loạt, mưa bão phá hủy lồng bè làm tràn ngập thất thoát sản lượng.
* Đối với nhóm hộ ngư dân chưa tự định hướng được việc chuyển đổi nghề. Qua khảo sát có đến 29% hộ dân chưa định hướng được việc chuyển đổi nghề, do đó cần phải đưa các thơng tin về các chính sách chuyển đổi nghề đến các nhóm ngư dân để họ hiểu đúng đắn về chủ trương chính sách chuyển đổi nghề, các quy định về nghiêm cấm hoạt động các ngành nghề đăng đáy trên sơng trên biển.
Cần phải có sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan chức năng như UBND các cấp, hội nông dân, hội phụ nữ tổ chức các buổi họp dân trực tiếp để mọi người được lắng nghe nguyện vọng, kiến nghị của người dân, từ đó bổ sung các chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề phù hợp với hoàn cảnh thực tế của người dân. Bên cạnh đó cũng cần tăng cường thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng như loa phóng thanh, báo đài, tổ dân phố để người dân hiểu và tiếp cận.
Tổ chức điều tra khảo sát nhu cầu học nghề và đào tạo nghề của ngư dân còn trong độ tuổi lao động, cho tham gia các lớp học nghề phù hợp với khả năng trình độ và nhu cầu nguyện vọng của họ. Trong thời gian tham gia học nghề được hưởng các khoản chi phí hỗ trợ nhằm đảm bảo chi phí sinh hoạt tối thiểu.
* Chính sách 2: Hỗ trợ người dân tham gia mua bảo hiểm y tế (BHYT):
Theo quy định Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế năm 2014, mức đóng BHYT theo quy định cho các thành viên trong hộ gia đình như sau: người thứ nhất đóng 6% mức lương cơ sở; người thứ hai thứ ba, thứ tư đóng lần lượt 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất, từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% người thứ nhất. Như vậy bình qn mỗi hộ có 4,8 người xấp xỉ 5 người, khoản kinh phí đóng BHYT bình qn cho mỗi hộ gia đình là: 2,78 triệu đồng /hộ. đề nghị tỉnh nên có chính sách hỗ trợ đóng BHYT cho 100% các hộ dân bị giải tỏa
57
đăng đáy có hộ khẩu thường trú tại xã Long Sơn trong khoảng thời gian các hộ thực hiện chuyển đổi nghề.
* Chính sách 3: Hỗ trợ giáo dục và đào tạo.
Cần có chính sách hỗ trợ miễn 100% học phí ở tất cả các cấp học từ cấp I đến cấp III đối với con em hộ ngư dân đang trong giai đoạn chuyển đổi nghề nhằm đảm bảo các em vẫn được tiếp tục đi học, nâng cao trình độ dân trí, đảm bảo được việc làm trong tương lai. Các đối tượng tham gia đào tạo nghề và giáo dục Đại học nếu có nhu cầu vay vốn thì được vay vốn để yên tâm học tập.
5.3 Gợi ý chính sách cho các điểm chuẩn bị thực hiện giải tỏa đăng đáy:
Công tác khảo sát xây dựng khung đơn giá bồi thường hỗ trợ cần tính đến các