CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.4.4 Vốn tài chính:
a. Diện kinh tế hộ gia đình:
Hầu hết các hộ đều có diện kinh tế bình thường chiếm 84%, hộ nghèo chiếm 8%, cận nghèo 8%.
37
Bảng 4.12 Kinh tế hộ gia đình
Diện kinh tế Số lượng Tỉ lệ
Nghèo 3 8%
Cận nghèo 3 8%
Bình thường 32 84%
(Nguồn: tính tốn từ phiếu điều tra khảo sát)
b. Kế hoạch sử dụng tiền bồi thường:
Các hộ được nhận tiền bồi thường hỗ trợ sử dụng vào các mục đích chi tiêu, tiêu dùng chiếm tỉ lệ rất cao (61%), kế đến là đùng để đầu tư mua sắm ngư lưới cụ (53%), chi cho đầu tư vào các bè ni thủy sản (chiếm 47%). Ngồi ra một số hộ còn để một khoản tiền dùng để đầu tư cho con cái học hành (chiếm 26%), chỉ có 3% ý kiến cho rằng dùng tiền để học nghề chuyển đổi nghề nghiệp.
Qua khảo sát ý kiến các hộ dân đều khơng đồng tình với các khoản tiền hỗ trợ đền bù, vì số tiền nhận được quá thấp so với giá trị đầu tư miệng đáy ban đầu và chi phí hàng năm họ phải đầu tư để nâng cấp sữa chữa hàng đáy. Với cách tính tốn chi phí đền bù như hiện nay, số tiền người dân được hỗ trợ bồi thường cho một miệng đáy cao nhất khoảng 65 triệu, thấp nhất chỉ được khoảng 18 triệu. Bên cạnh việc đã quá quen thuộc với công việc đăng đáy và chưa định hướng được việc chuyển đổi nghề, sau khi nhận được tiền đền bù họ chủ yếu dùng vào việc chi tiêu trong những ngày tháng rãnh rỗi.
Các hộ đầu tư cho các bè nuôi thủy sản thực tế họ đã có sẵn bè hàu, nay họ đầu tư mở rộng thêm hoặc chỉ là thay thế các vật tư trên những bè ni cũ, vì với số tiền đền bù thấp không đủ để đầu tư mới.
Tại thời điểm khảo sát, tác giả ghi nhận các hộ dân khơng có dự định gửi tiền tiết kiệm (tỉ lệ tiết kiệm 0%) do đó các ngân hàng khơng tham gia huy động gửi tiết kiệm. Chính quyền địa phương khơng có hoạt động gì để đảm bảo số tiền bồi thường hỗ trợ được sử dụng đúng mục đích. Do đó người dân sau khi nhận được tiền đã sử dụng nhiều vào chi cho tiêu dùng, khơng có kế hoạch tiết kiệm cho tương lai để đảm bảo sinh kế bền vững.
38
Bảng 4.13 Kế hoạch sử dụng tiền bồi thường.
Sử dụng tiền hỗ trợ Số ý kiến Tỉ lệ Mua lưới 20 53% Làm bè 18 47% Mua ghe 1 3% Mua đất 0 0% Học nghề 1 3% Chi tiêu 23 61%
Gửi tiết kiệm 0 0%
Chia cho con cái 0 0%
Đầu tư cho con 10 26%
(Nguồn: tính tốn từ phiếu điều tra khảo sát)
c. Tình hình vay vốn:
Có 47,36% hộ đang tham gia vay vốn tại các ngân hàng và các quỹ tín dụng, mục đích vay chủ yếu phục vụ cho mua sắm ngư lưới cụ, phương tiện để sản xuất. Các kênh vay vốn chủ yếu là ngân hàng (67%), quỹ tín dụng (28%), vay người thân (6%).
Bảng 4.14 Các kênh vay vốn.
Nguồn vay Tỉ lệ
Ngân hàng 67%
Quỹ tín dụng 28%
Quỹ Tiết kiệm 0%
Người thân 6%
Vay phi chính thức 0%
(Nguồn: tính tốn từ phiếu điều tra khảo sát)
Số hộ không vay vốn (52,63%) cho rằng họ khơng có tài sản để thế chấp nên rất khó tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng (80%) ý kiến cho rằng lãi vay cao họ không
39
đủ khả năng trả lãi (10%), thủ tục vay phức tạp (10%). Tuy nhiên các nhóm hộ này nằm trong thành phần hộ khơng có định hướng chuyển đổi nghề, khơng có các ngành nghề sinh kế phụ như những hộ còn lại, họ chỉ sống duy nhất bằng nghề đăng đáy, vì lý do đó họ khơng có dự tính vay tiền để đầu tư sản xuất, chuyển đổi nghề.
Bảng 4.15 Lý do không vay vốn
Lý do không vay Số lượng Tỉ lệ
Lãi vay cao 2 10%
Khơng có tài sản thế chấp 16 80%
Thủ tục phức tạp 2 10%
Thời gian vay ngắn 0 0%
(Nguồn: tính tốn từ phiếu điều tra khảo sát)