Khả năng chuyển đổi nghề:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh kế và chiến lược sinh kế của những hộ dân bị giải tỏa đăng đáy trên địa bàn tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 61 - 62)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.7 Khả năng chuyển đổi nghề:

Có đến 92% hộ gia cho rằng có gặp khó khăn khi chuyển đổi nghề. Các nguyên nhân gây nên khó khăn nhiều nhất là do trình độ học vấn thấp (50%); do lớn tuổi không thể đi xin việc làm (37%); một số hộ cho rằng lý do gặp khó khăn khi chuyển đổi nghề là ngại đi xin việc (chiếm 21%) họ cho rằng do công việc đã quen thuộc với mơi trường trên sơng trên biển, ít tiếp xúc với xã hội, khả năng giao tiếp kém nên rất ngại khi đi phỏng vấn xin việc. Một số ý kiến khác cho rằng chưa định hướng được nghề nghiệp gì (chiếm 29%) vì nghề đăng đáy họ đã làm từ rất lâu, nghề cha truyền con nối, nay nhà nước không cho hành nghề họ hồn tồn khơng có

49

định hướng. Số cịn lại cho rằng các cơ sở đào tạo nghề ở xa, muốn học được các nghề phải đi ra thành phố Bà Rịa hoặc Vũng Tàu (cách xã đảo Long Sơn từ 15 km đến 20 km), chi phí đào tạo nghề cao, thời gian học nghề mất ít nhất từ 03 đến 06 tháng, thời gian đó họ cịn phải đi làm để kiếm tiền ni sống gia đình nên khơng thể tham gia học nghề (chiếm 13%). Ngồi ra có 47% ý kiến cho rằng cần có nguốn vốn hỗ trợ để họ chuyển đổi qua các nghề như chuyển sang nuôi thủy sản lồng bè, kinh doanh nhỏ lẻ khác.

Bảng 4.24 Tỉ lệ hộ gặp khó khăn khi chuyển đổi nghề

Khó khăn khi chuyển đổi nghề Tỉ lệ

Khơng 8%

Có 92%

(Nguồn: tính tốn từ phiếu điều tra khảo sát)

Bảng 4.25 Những khó khăn khi chuyển đổi nghề

Những khó khăn khi chuyển đổi nghề Tỉ lệ

Trình độ học vấn thấp 50%

Lớn tuối 37%

Ngại đi xin việc 21%

Chi phí đào tạo nghề cao 3%

Thiếu sự định hướng 29%

Cơ sở dạy nghề xa 13%

Thiếu vốn 47%

(Nguồn: tính tốn từ phiếu điều tra khảo sát)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh kế và chiến lược sinh kế của những hộ dân bị giải tỏa đăng đáy trên địa bàn tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)