Bối cảnh dễ gây tổn thương:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh kế và chiến lược sinh kế của những hộ dân bị giải tỏa đăng đáy trên địa bàn tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 55 - 59)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.5 Bối cảnh dễ gây tổn thương:

a. Cú sốc do mưa bão và dịch bệnh, ô nhiễm nguồn nước:

Mưa bão luôn là một nỗi lo đối với ngư dân, những ngày mưa to gió lớn ngư dân không thể đi làm, phải ở nhà chờ đến khi trời êm biển lặng mới giăng xuồng đi

43

đánh bắt hải sản, đồng thời mưa bão cũng gây thiệt hại nhiều cho các lồng bè nuôi thủy sản.

Đối với một số hộ đăng đáy có làm thêm nghề ni hàu làm sinh kế phụ, dịch bệnh và ô nhiễm nguồn nước là một nỗi lo vô cùng lớn và gây thiệt hại rất lớn cho người dân. Tại xã Long Sơn, trong các năm 2015, 2016, 2017 đã có rất nhiều đợt nguồn nước Sơng Chà Và ơ nhiễm trầm trọng làm cho các lồi thủy sản trong đó có hàu gần đến đợt thu hoạch chết hàng loạt. Hàu là một đối tượng nuôi chủ lực của các hộ dân Long Sơn, vì đây là một lồi thủy sản đầu tư vốn ít, chỉ bỏ ra chi phí đầu tư ban đầu, trong q trình ni khơng cần cho ăn vì thức ăn của hàu là mùn bã hữu cơ và vi sinh vật phù du có trong nước, thời gian ni trung bình từ 240-300 ngày. Nếu khơng có dịch bệnh, ơ nhiễm nguồn nước hay bão lụt xảy ra người dân có thể thu hoạch và đủ trang trải chi phí sinh hoạt và tích lũy, ngược lại sẽ thua lỗ khoản chi phí đầu tư ban đầu. Trong các năm qua, tình trạng ni ồ ạt và phá vỡ quy hoạch trên Sông Chà và cũng như nhiều nguyên nhân gây ảnh hưởng đến môi trường nước, người nuôi Hàu liên tục bị thua lỗ, nhiều người phải bỏ nghề đi làm thuê, làm các nghề khai thác thủy sản khác trong đó có đăng đáy. Như vậy khi bị giải tỏa đăng đáy, cộng thêm những thua lỗ từ nghề ni trồng thủy sản thì người dân đã khó khăn càng khó khăn hơn. Ngồi ra, dịch bệnh và ơ nhiễm nước cũng làm các loài sinh vật sống dưới nước bị chết hàng loạt và ngư dân không thể đánh bắt.

b. Cú sốc bị mất cắp tài sản ngư lưới cụ:

Đối với một số hộ dân đăng đáy làm thêm nghề lưới rập vây (chiếm khoảng 76%), điều lo ngại nhất của các hộ dân này là bị mất cắp tài sản, việc này từ trước đến nay cũng xảy ra. Tuy nhiên trong năm 2017, tại Xã Long Sơn liên tiếp xảy ra tình trạng trộm cắp lưới rập vây của người dân. Đây là một vấn đề mất an ninh trật tự gây bức xúc và tổn thất rất nhiều cho người dân, đặc biệt đối với các hộ nghèo, khó khăn, hộ vay vốn ngân hàng để mua ngư lưới cụ. Việc bị mất cắp ngư lưới cụ là tác nhân đẩy họ vào cảnh bần cùng.

44

Hộp 2: Không thể kiếm tiền để trả nợ ngân hàng khi bị mất lưới.

Trường hợp Anh Võ Văn Cường, ngụ thôn 7, xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu, người hành nghề đánh lưới rập hơn 10 năm nay cho biết, việc trộm cắp lưới rập trước đây xảy ra lẻ tẻ, nhưng 2 năm trở lại đây, nhất là thời điểm gần đây việc trộm cắp diễn ra thường xuyên và liên tục. Năm 2016, anh cũng bị mất liên tục khoảng 20 lần, lần nhiều đến 40 cái rập. Gần đây nhất vào đêm 15/7/2017, anh Cường bị trộm mất 50 cái rập vừa mới mua, trị giá gần 300.000 đồng/cái.

“Gia đình tơi phải vay tiền từ Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh để đầu tư mua lưới hành nghề sau nhiều lần bị mất, giờ lại mất thêm chúng tôi không biết xoay sở đâu ra tiền để trả nợ. Cuộc sống cả gia đình chỉ biết trơng chờ vào bán hải sản từ việc đánh lưới rập hàng ngày”. (Nguồn: Từ điều tra phỏng vấn)

Hộp 3: Trộm đi xuồng máy cao tốc trộm lưới rập

Anh Nguyễn Văn Đại, thôn 7, xã Long Sơn mới hành nghề lưới rập được 3 năm, nhưng có năm anh bị trộm lấy mất lưới đến 5 lần, lần anh bị mất nhiều nhất lên đến 50 cái. Theo anh Đại, thời gian bọn trộm hoành hành từ khoảng 20 giờ đến khoảng 3 giờ sáng, chúng lợi dụng ngư dân sau khi thả rập rồi ngủ, hoặc lợi dụng đêm tối để hành động. Vì rập ngư dân thả xuống nước có khi dài cả 1 km, chúng chỉ cần kéo lưới là có thể lấy được hết số lưới rập. Khi bị phát hiện chúng nổ xuồng máy và chạy với tốc độ cao, phương tiện ghe của ngư dân quá nhỏ không thể đuổi kịp.

45

Hộp 4: Bán lưới, bỏ nghề vì bị mất cắp

Anh Phạm Thành Trung, ngụ xã Long Sơn là ngư dân hành nghề lưới rập lâu năm, nhưng phải bán nốt 20 cái rập còn lại để lên bờ kiếm việc khác. Nguyên nhân anh mới bị bọn trộm lấy mất 40 cái rập khi đang đánh bắt trên sơng. Khơng cịn tiền để mua rập mới, số rập cịn lại q ít khơng bõ cơng bỏ ra để đi đánh bắt nên anh đã quyết định bán lưới, bỏ nghề. Theo anh Trung, hầu hết bà con hành nghề lưới rập đều là hộ nghèo trong xã, nhờ hành nghề này mỗi ngày người dân cũng thu nhập từ 300.000 đến 500.000 đồng, cả gia đình bám víu vào nghề này mà sống. Hầu hết bà con đều phải vay tiền từ Ngân hàng chính sách xã hội mới có tiền mua lưới, thế nhưng lưới bị mất trộm thường xuyên khiến nhiều bà con kiệt quệ tài sản. (Nguồn:

Từ điều tra phỏng vấn)

c. Cú sốc do bệnh tật:

Bệnh tật cũng là một yếu tố dễ dẫn đến tổn thương của các hộ. Trong gia đình có người bệnh cũng ảnh hưởng rất nhiều vì cần phải có người theo chăm sóc, ngồi các khoản chi phí viện phí phải trả, người bị bệnh và người đi chăm sóc cũng mất đi các khoản thu nhập vào những ngày khơng đi làm. Tuy nhiên, có đến 50% các hộ gia đình khơng tham gia mua bảo hiểm y tế tự nguyện. Lý do người dân khơng mua là theo quy định mức đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình quy định, nếu mua bảo hiểm y tế phải mua cho tất cả các thành viên có tên trên hộ khẩu của gia đình, do đó hộ dân phải bỏ ra một khoản chi phí lớn cho một lần mua. Hiện nay, mức đóng của tất cả các thành viên thuộc hộ gia đình theo quy định tại Khoản 5 Điều 12 sửa đổi, bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất. Như vậy nếp áp dụng theo mức lương cơ sở 1.300.000đ/ tháng thì mức đóng bảo hiểm lần lượt là người thứ nhất là 702.000 đồng/năm; người thứ hai là 491.000 đồng/năm; người thứ ba là 421.000 đồng/năm; người thứ tư là 351.000 đồng/năm; người thứ năm trở lên là 280.800 đồng/năm), đây là một khoản tiền

46

có nhiều nhân khẩu. Đối với hộ không tham gia bảo hiểm y tế khi có bệnh tật xảy ra thì chi phí khám chữa bệnh là những gánh nặng rất lớn cho các hộ gia đình.

Bảng 4.22. Đánh giá của người dân về các cú sốc

Cú sốc Đánh giá mức độ 1. Không nghiêm trọng 2. Nghiêm trọng 3. Rất nghiêm trọng Mưa bão 0 23 1 Dịch bệnh thủy sản 0 28 1 Dịch bệnh cây trồng 0 0 0 Dịch bệnh gia súc 0 0 1 Mất cắp 0 18 0 Bệnh tật 1 15 0

(Nguồn: tính tốn từ phiếu điều tra khảo sát)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh kế và chiến lược sinh kế của những hộ dân bị giải tỏa đăng đáy trên địa bàn tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)