CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.6 Thu nhập, việc làm và chiến lược sinh kế:
4.6.1 Thu nhập, việc làm:
Sau khi bị giải tỏa nghề đăng đáy, thu nhập của các hộ gia đình đều giảm đáng kể, từ mức thu nhập trên 16 triệu đồng/tháng với tỉ lệ 32%, các hộ đã giảm thu nhập xuống mức từ 01 đến 05 triệu với tỉ lệ 71%.
Nguyên nhân giảm là do nghề đăng đáy trước đây là nguồn thu nhập chính để bảo đảm kinh kế hộ. Sau khi nhà nước giải tỏa không cho hành nghề, các hộ buộc phải đa dạng hóa các hoạt động sinh kế bằng nhiều nghề nghiệp khác nhau như: làm thuê, khuân vác, chạy xe ôm, mua bán nhỏ lẻ. Một số hộ sử dụng tiền bồi thường để đầu tư các loại lưới để đánh bắt các loại thủy sản ven bờ ở các khu vực luồng lạch, nhánh sông nhánh biển như: rập ốc, rập cua, ghẹ, cúm, một số khác vẫn tiếp tục làm nghề đăng đáy nhưng chuyển sang hình thức đáy phao, đáy chạy, đú. Tuy nhiên các hình thức này chỉ làm tạm thời để kiếm thu nhập hàng ngày, vì các cơ quan chức năng sau khi giải tỏa thường xuyên kiểm tra dọc các tuyến sông nên các hộ không khai thác được. Mặc khác, tại thời điểm khảo sát, các hộ mới nhận được một số tiền
47
đền bù hỗ trợ, chưa định hướng được nghề nghiệp mới do đó nguồn thu nhập hầu như khơng có.
Bảng 4.23 Thu nhập trước và sau khi giải tỏa
Thu nhập Trước giải tỏa Sau giải tỏa
Số hộ Tỉ lệ Số hộ Tỉ lệ 01 - dưới 05 triệu đồng 0 0% 27 71% 05 – dưới 08 triệu đồng 0 0% 9 24% 08 – dưới 11 triệu đồng 13 34% 2 5% 11 – dưới 14 triệu đồng 10 26% 0 0% 14 – dưới 16 triệu đồng 2 5% 0 0% Trên 16 triệu đồng 12 32% 0 0%
(Nguồn: tính tốn từ phiếu điều tra khảo sát)
Đồ thị 4.1: Thu nhập trước và sau giải tỏa
(Nguồn: tính tốn từ phiếu điều tra khảo sát)
4.6.2 Chiến lược sinh kế của hộ gia đình sau khi bị giải tỏa đăng đáy:
Mục tiêu sinh kế: Mục tiêu sinh kế của ngư dân đăng đáy rất đơn giản, đảm bảo đủ ăn, đủ mặc, không lo bệnh tật.
Chiến lược sinh kế: Thời gian sau khi nhà nước giải tỏa các hoạt động đăng đáy, các hộ gia đình đều có những chiến lược sinh kế khác nhau và đa dạng như:
48
+ Nuôi thủy sản lồng bè: các hộ nuôi thủy sản lồng bè là những hộ tương đối có kinh tế khá hơn những hộ khác, tuy nhiên rủi ro thường rất lớn như dịch bệnh, thiên tai.
+ Khai thác thủy sản: hình thức khai thác chủ yếu là sử dụng xuồng, ghe nhỏ dưới 20cv để đánh bắt các loài thủy sản sống ở các khu vực sông, luồng lạch (như ghẹ, ốc, cúm, cá rìa, cá bơng lau), sản lượng khai thác ngày càng cạn kiệt do đó ngồn thu nhập cũng không ổn định.
+ Làm thuê (khuân vác, phụ hồ), chạy xe ôm: đây là công việc được nhiều hộ gia đình quan tâm nhất vì khơng cần trình độ cao và vốn đầu tư thấp. Một số hộ gia đình cịn nhận gia cơng các sản phẩn đan lục bình thành do một số doanh nghiệp giao khốn, cơng việc này có thu nhập bình quân khoảng 1.000.000đ đến 1.500.000đ/ người một tháng, các thành viên trong gia đình đều có thể làm thêm tại nhà trong những ngày nhàn rỗi. Tuy nhiên trong năm 2017 nguồn hàng gia công của các doanh nghiệp tại địa phương không nhiều nên các hộ cũng mất khoản thu nhập đáng kể.
Kết quả sinh kế: về cơ bản các hộ gia đình đều đảm bảo mục tiêu đủ ăn, đủ mặc. Tuy nhiên họ khơng có tài sản tích lũy, lượng tiền làm ra được sử dụng để phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt ăn uống trong gia đình, những ngày khơng có thu nhập hoặc khi ốm đau bệnh tật, con cái học hành họ phải đi vay mượn, cầm cố tài sản trong gia đình.