3.4.1. Đánh giá sơ bộ thang đo
Việc đánh giá sơ bộ độ tin cậy và giá trị của thang đo được thực hiện bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploring Factor Analysis) thông qua phần mềm xử lý SPSS 20.0 để sàng lọc, loại bỏ các biến quan sát không đáp ứng tiêu chuẩn độ tin cậy. Trong đó:
- Cronbach’s Alpha là phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ (khả năng giải thích cho một khái niệm nghiên cứu) của tập hợp các biến quan sát thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008, tr.257, 258) cùng nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi hệ số Cronbach alpha có giá trị từ 0,7 trở lên là sử dụng được. Về mặt lý thyết, Cronbach’s alpha càng cao thì càng tốt (thang đo càng có độ tin cậy cao). Tuy nhiên, nếu Cronbach’s Alpha quá lớn (95%) thì xuất hiện hiện tượng trùng lắp (đa cộng tuyến) trong đo lường, nghĩa là nhiều biến trong thang đo khơng có khác biệt gì nhau (Nguyễn Đình Thọ, 2011, tr.350-351).
- Tuy nhiên, bên cạnh hệ số Cronbach’s Alpha, người ta còn sử dụng hệ số tương quan biến tổng (iterm - total correlation), do hệ số Cronbach’s Alpha không cho biết biến nào nên loại bỏ và biến nào nên giữ lại; theo đó những biến nào có tương quan biến tổng < 0,3 sẽ bị loại bỏ (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
3.4.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng phổ biến để đánh giá giá trị thang đo (tính đơn hướng, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt) hay rút gọn một tập biến. Trong nghiên cứu này, phân tích nhân tố được ứng dụng để tóm tắt tập các biến quan sát vào một số nhân tố nhất định đo lường các thuộc tính của các khái niệm nghiên cứu. Tiêu chuẩn áp dụng và chọn biến đối với phân tích nhân tố khám phá EFA bao gồm:
Tiêu chuẩn Bartlett và hệ số KMO (Kaiser – Mayer – Olkin) dùng để đánh giá sự thích hợp của EFA. Theo đó, giả thuyết H0 (các biến khơng có tương quan với nhau trong tổng thể) bị bác bỏ và do đó EFA được gọi là thích hợp khi: 0,5 ≤ KMO ≤ 1 và Sig < 0,05. Trường hợp KMO < 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng khơng thích hợp với dữ liệu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, tr.262).
Tiêu chuẩn rút trích nhân tố gồm chỉ số Engenvalue (đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi các nhân tố) và chỉ số Cummulative (tổng phương sai trích cho biết phân tích nhân tố giải thích được bao nhiêu % và bao nhiêu % bị thất thốt). Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), các nhân tố có Engenvalue < 1 sẽ khơng có tác dụng tóm tắt thơng tin tốt hơn biến gốc (biến tiềm ẩn trong các thang đo trước khi EFA). Vì thế, các nhân tố chỉ được rút trích tại Engenvalue > 1 và được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50%. Tuy nhiên, trị số Engenvalue và phương sai trích là bao nhiêu cịn phụ thuộc vào phương pháp trích và phép xoay nhân tố. Theo Nguyễn Trọng Hoài (2009, tr.14), nếu sau phân tích EFA là phân tích hồi qui thì có thể sử dụng phương pháp trích Principal components với phép xoay Varimax.
Tiêu chuẩn hệ số tải nhân tố (Factor loadings) biểu thị tương quan đơn giữa các biến với các nhân tố, dùng để đánh giá mức ý nghĩa của EFA. Theo Hair và ctg, Factor loading > 0,3 được xem là đạt mức tối thiểu; Factor loading > 0,4 được xem là quan trọng; Factor loading > 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Trường hợp chọn tiêu chuẩn Factor loading > 0,3 thì cỡ mẫu ít nhất phải là 350; nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn Factor loading > 0,55; nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì Factor loading > 0,75 (Nguyễn Trọng Hoài, 2009, tr.14). Ngoài ra, trường hợp các biến có Factor loading được trích vào các nhân tố khác nhau mà chênh lệch trọng số rất nhỏ (các nhà nghiên cứu thường không chấp nhận < 0,3), tức không tạo nên sự khác biệt để đại diện cho một nhân tố, thì biến đó cũng bị loại và các biến cịn lại sẽ được nhóm vào nhân tố tương ứng đã được rút trích trên ma trận mẫu (Pattern Matrix).
3.4.3. Phân tích hồi qui tuyến tính bội
Bước 1: Kiểm tra tương quan giữa biến các biến độc lập với nhau và với biến
phụ thuộc thông qua ma trận hệ số tương quan. Theo đó, điều kiện để phân tích hồi qui là phải có tương quan giữa các biến độc lập với nhau và độc lập với biến phụ thuộc. Tuy nhiên, nếu hệ số tương quan > 0,85 thì cần xem xét vai trị của các biến độc lập, vì có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến (một biến độc lập này có được giải thích bằng một biến khác).
Bước 2: Xây dựng và kiểm định mơ hình hồi qui
Y = β1X1+β2X2+ β3X3+ β4X4+...+ βkXk Được thực hiện thông qua các thủ tục:
- Lựa chọn các biến đưa vào mơ hình hồi qui, sử dụng phương pháp Enter tất cả các biến được đưa vào một lần và xem xét các kết quả thống kê liên quan.
- Đánh giá độ phù hợp của mơ hình bằng hệ số xác định R2 (R Square). Tuy nhiên, R2 có đặc điểm càng tăng khi đưa thêm các biến độc lập vào mơ hình, mặc dù khơng phải mơ hình càng có nhiều biến độc lập thì càng phù hợp với tập dữ liệu. Vì thế, R2 điều chỉnh (Adjusted R Square) có đặc điểm khơng phụ thuộc vào số lượng biến đưa thêm vào mơ hình được sử dụng thay thế R2 để đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình hồi qui bội.
- Kiểm định độ phù hợp của mơ hình để lựa chọn mơ hình tối ưu bằng cách sử dụng phương pháp phân tích ANOVA để kiểm định giả thuyết H0: (khơng có mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc với tập hợp các biến độc lập β1=β2=β3=βK= 0).
Nếu trị thống kê F có Sig rất nhỏ (< 0,05), thì giả thuyết H0 bị bác bỏ, khi đó chúng ta kết luận tập hợp của các biến độc lập trong mơ hình có thể giải thích cho sự biến thiên của biến phụ thuộc. Nghĩa là mơ hình được xây dựng phù hợp với tập dữ liệu, vì thế có thể sử dụng được.
- Xác định các hệ số của phương trình hồi qui, đó là các hệ số hồi qui riêng phần βk đo lường sự thay đổi trung bình của biến phụ thuộc khi biến độc lập Xk thay đổi một đơn vị, trong khi các biến độc lập khác được giữ nguyên. Tuy nhiên, độ lớn của βk phụ thuộc vào đơn vị đo lường của các biến độc lập, vì thế việc so sánh trực tiếp
nhau từ đó xác định tầm quan trọng (mức độ giải thích) của các biến độc lập cho biến phụ thuộc, người ta biểu diễn số đo của tất cả các biến độc lập bằng đơn vị đo lường độ lệnh chuẩn beta.
Bước 3: Kiểm tra vi phạm các giả định hồi qui
Mơ hình hồi qui được xem là phù hợp với tổng thể nghiên cứu khi không vi phạm các giả định. Vì thế, sau khi xây dựng được phương trình hồi qui, cần phải kiểm tra các vi phạm giả định cần thiết sau đây:
- Có liên hệ tuyến tính gữa các biến độc lập với biến phụ thuộc. - Phần dư của biến phụ thuộc có phân phối chuẩn.
- Phương sai của sai số không đổi.
- Khơng có tương quan giữa các phần dư (tính độc lập của các sai số).
- Khơng có tương quan giữa các biến độc lập (khơng có hiện tượng đa cộng tuyến).
Trong đó:
- Cơng cụ để kiểm tra giả định liên hệ tuyến tính là đồ thị phân tán phần dư chuẩn hóa (Scatter) biểu thị tương quan giữa giá trị phần dư chuẩn hóa (Standardized Residual) và giá trị dự đốn chuẩn hóa (Standardized Pridicted Value).
- Công cụ để kiểm tra giả định phần dư có phân phối chuẩn là đồ thị tần số Histogram, hoặc đồ thị tần số P-P plot.
- Công cụ để kiểm tra giả định sai số của biến phụ thuộc có phương sai khơng đổi là đồ thị phân tán của phần dư và giá trị dự đoán hoặc kiểm định Spearman’s rho.
- Công cụ được sử dụng để kiểm tra giả định khơng có tương quan giữa các phần dư là đại lượng thống kê D (Durbin - Watson), hoặc đồ thị phân tán phần dư chuẩn hóa (Scatter).
- Công cụ được sử dụng để phát hiện tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến là độ chấp nhận của biến (Tolerance) hoặc hệ số phóng đại phương sai (Variance inflation factor - VIF). Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008, tr.217, 218), qui tắc chung là VIF > 10 là dấu hiệu đa cộng tuyến; trong khi đó, theo Nguyễn Đình Thọ (2011, tr.497), khi VIF > 2 cần phải cẩn trọng hiện tượng đa cộng tuyến.
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên
4.1.1.1. Khái quát về vị trí địa lý hành chính
Tỉnh Kiên Giang nằm ở phía Tây Bắc vùng ĐBSCL và phía Tây Nam của tổ quốc, với tọa độ địa lý từ 101o30' đến 105o32' kinh độ Đông và từ 9o23' đến 10o32' vĩ độ Bắc, và thành phố Rạch Giá là Trung tâm Khuyến cơng hành chính của tỉnh. Ranh giới hành chính của tỉnh được xác định như sau:
- Phía Đơng Bắc: giáp với các tỉnh, thành An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang; - Phía Nam: giáp với các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu;
- Phía Tây Nam: là biển Tây, trong đó có khoảng 150 hịn đảo lớn nhỏ, giáp với vùng biển của các nước Campuchia, Malaysia, Indonesia;
- Phía Bắc: giáp Campuchia với 56,8 km đường biên giới trên đất liền có cửa khẩu quốc tế Hà Tiên và cửa khẩu quốc gia Giang Thành.
Có thể thấy tỉnh Kiên Giang giữ một vị trí địa lý-kinh tế-chính trị chiến lược quan trọng của nước ta trong mối quan hệ, tương tác với các nước thuộc khối ASEAN,
Tỉnh Kiên Giang hiện có 145 đơn vị hành chính cấp xã thuộc 15 đơn vị hành chính cấp huyện,gồm: thành phố Rạch Giá; thị xã Hà Tiên; 11 huyện ở đất liền là Giang Thành, Kiên Lương, Hòn Đất, Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, Vĩnh Thuận, An Biên, An Minh và U Minh Thượng; 2 huyện đảo là Phú Quốc và Kiên Hải.
4.1.1.2. Khái quát về địa hình, địa mạo
Tỉnh Kiên Giang hiện có diện tích đất là 6.348,78 km2 với 3 dạng địa hình chính, gồm đồng bằng (5.709,84 km2 chiếm 89,94% diện tích đất của tỉnh), đồi núi (trên đất liền: 24,16 km2, chiếm 0,38%), đảo biển (614,78 km2, chiếm 9,68%). Trên cơ sở các yếu tố địa hình, địa mạo, sinh thái, kinh tế và xã hội, không gian (đất liền, biển đảo) tỉnh Kiên Giang được chia thành 4 tiểu vùng không gian phát triển như sau:
- Tiểu vùng tứ giác Long Xuyên, gồm thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên, các huyện Giang Thành, Kiên Lương, Hòn Đất và một phần huyện Tân Hiệp.
- Tiểu vùng Tây sông Hậu, gồm 4 huyện Châu Thành, Tân Hiệp (một phần), Giồng Riềng và Gò Quao.
- Tiểu vùng U Minh Thượng, gồm 4 huyện Vĩnh Thuận, U Minh Thượng, An Minh và An Biên;.
- Tiểu vùng biển đảo, gồm 2 huyện Phú Quốc và Kiên Hải.
4.1.1.3. Khái quát về đặc điểm dân cư
Dân số trung bình năm 2015 của tỉnh Kiên Giang là 1.762,3 nghìn người, so với năm 2005 tăng 107,3 nghìn người. Mật độ dân số tỉnh năm 2015 khá cao, tới 278 người/km2 và không đồng đều giữa các tiểu vùng, địa phương. Nơi có mật độ dân số cao nhất là thành phố Rạch Giá, tới 2.307 người/km2 và tiểu vùng Tây sông Hậu, đạt 368 người/km2; thấp nhất là huyện Giang Thành, chỉ có 70 người/km2 và tiểu vùng biển đảo, có 199 người/km2.
4.1.2. Hiện trạng về phát triển công nghiệp Kiên Giang
Giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất cơng nghiệp Kiên Giang bình quân 9,12%. Các cơ sở sản xuất công nghiệp từng bước đầu tư xây mới, mở rộng và nâng cấp đổi mới thiết bị cơng nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hóa. Tập
trung đầu tư phát triển nhưng ngành cơng nghiệp chủ lực, có tiềm năng lợi thế như: Sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông - thủy sản.
Bảng 4.1. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016
Tổng giá trị sản xuất (giá hiện hành) 38.184,916 40.041,304 45.500,777 51.933,711
- Công nghiệp khai thác mỏ 479,634 491,493 543,259 606,331
- Công nghiệp chế biến 36.421,796 38.097,570 43.322,539 49.469,922
- SX và PP điện, khí đốt và nước 1.132,442 1.275,876 1.390,308 1.575,526
- Cung cấp nước, hoạt động xử lý rác,
nước thải 151,044 176,365 244,671 281,932
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang năm 2013-2016
Trong cơ cấu giá trị sản xuất cơng nghiệp thì cơ cấu khu vực Nhà nước tăng dần từ 24,13%% năm 2013 lên 28,28% năm 2016 và khu vực ngoài Nhà nước giảm từ 69,37% xuống 65,68%. Cơ cấu các ngành cơng nghiệp trên địa bàn khơng có sự thay đổi nhiều so với năm 2013: công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng lớn nhất với 55%. Hiện nay, ngành công nghiệp đang thu hút gần 83,68 nghìn lao động (năm 2015), chiếm khoảng 7,86% so tổng số lao động đang làm việc trong tỉnh (số liệu Cục Thống kê tỉnh Kiên Giang) .
Bảng 4.2. Cơ cấu GTSX công nghiệp theo thành phần kinh tế
Đơn vị: Tỷ đồng
Nội dung 2013 2014 2015 Sơ bộ 2016
TỔNG SỐ 100 100 100 100 Nhà nước 24,13 27,37 28,00 28,28 - Trung ương 13,49 15,79 14,23 13,65 - Địa phương 10,63 11,58 13,77 14,64 Ngoài nhà nước 69,37 66,06 65,68 65,68 - Tập thể - - - - - Cá nhân 52,00 48,45 47,10 48,65 - Cá thể 17,37 17,61 18,58 17,03
Đầu tư nước ngoài 6,50 6,57 6,32 6,04
4.1.3. Tổng quan các cơ sở sản xuất công nghiệp
4.1.3.1. Số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp
Trong giai đoạn 2013-2016, số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp tham gia hoạt động cơng nghiệp trên địa bàn có xu hướng giảm nhẹ, năm 2016 tăng trưởng trở lại. Loại hình doanh nghiệp chiếm 3,9÷4,6% số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp đang hoạt động hàng năm, còn lại là các cơ sở kinh tế cá thể.
Bảng 4. 3. Số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp giai đoạn 2013-2016
Đơn vị tính: Cơ sở.
Nội dung 2013 2014 2015 2016 Tồn ngành cơng nghiệp 11.914 10.312 10.776 11.204
- DN có vốn Đ.Tư nước ngồi 4 3 3 2
- DN Nhà nước 21 14 13 13
- DN ngoài Nhà nước 483 486 522
- Cơ sở kinh tế cá thể 11.406 9.809 10.238 11.189
B. Cơng nghiệp khai khống 47 45 45
Doanh nghiệp 32 36 36
Cơ sở KT cá thể 15 9 9 6
C. Công nghiệp C.biến, C.tạo 9.917 10.066 9.234 9.148
Doanh nghiệp 361 360 395
Cơ sở kinh tế cá thể 9.556 9.706 8839 9148
D+E. Nhóm cơng nghiệp điện- nước-mơi trường 145 123 149
Doanh nghiệp 115 107 108
Cơ sở kinh tế cá thể 30 16 41 35
Nguồn: Niên giám thống kê Kiên Giang năm 2013-2016.
Công nghiệp chế biến, chế tạo (phân ngành cấp 1) chiếm trên dưới 98% tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp đang hoạt động hàng năm tồn ngành, trong đó trên dưới 98% là các cơ sở công nghiệp cá thể.
Cơng nghiệp khai khống và nhóm cơng nghiệp điện-nước-mơi trường có số lượng cơ sở sản xuất cơng nghiệp rất ít so với cơng nghiệp chế biến, chế tạo và tỷ lệ cơ sở kinh tế cá thể cũng nhỏ hơn. Nguyên do là yêu cầu kỹ thuật đặc thù, đòi hỏi vốn lớn và có thể khả năng sinh lời kém hấp dẫn của nhóm ngành đó, cũng như của các phân ngành, lĩnh vực công nghiệp.
4.1.3.2. Quy mô cơ sở sản xuất công nghiệp
Trong 538 doanh nghiệp công nghiệp năm 2015 của Kiên Giang khơng có doanh nghiệp nào sử dụng nhiều hơn 1.000 lao động (có quy mơ rất lớn). Đa số các doanh nghiệp cơng nghiệp của tỉnh đều có quy mơ rất nhỏ (295 DN có dưới 10 người) và nhỏ (186 DN có từ 10 đến dưới 50 người) về số lao động. Các doanh nghiệp cơng nghiệp cịn lại là có quy mơ vừa (42) đến lớn (15) về số lao động.
Bảng 4.4. Số doanh nghiệp phân theo quy mô lao động tại 31/12/2015
Đơn vị tính: Doanh nghiệp.
Nội dung Tổng DN
DN có số lao động (người): < 10 10÷49 50÷199 ≥ 200 Tồn ngành cơng nghiệp 538 295 186 42 15
B. Cơng nghiệp khai khống 36 10 24 2 0
C. Công nghiệp chế biến, chế tạo 394 211 130 39 14