CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.3. Những nhân tố tác động tới biến đổi khí hậu
1.3.4. mở thương mại của nền kinh tế
Tầm quan trọng của việc tăng tự do kinh tế là xóa bỏ các rào cản phi tự nhiên đối với thương mại quốc tế. Trong số những vấn đề vấp phải khi xóa bỏ rào cản, thì vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất liên quan giữa mối quan hệ giữa ô nhiễm và mở cửa thương mại thường được gọi là giả thuyết “ẩn dấu ô nhiễm”. Giả thuyết này nêu rằng: khi các rào cản quốc tế được loại bỏ, các công ty gây ô nhiễm sẽ chuyển sang các nước có tiêu chuẩn ơ nhiễm thấp hơn. Tuy nhiên, theo nhận xét của Carson (2010) về đường cong EKC tìm thấy những bằng chứng thực nghiệm chứng minh giả thuyết này là không thể. Đồng thời, Wheeler (2001) cung cấp một số bằng chứng thêm cho vấn đề trên rằng:
Giảm bớt ô nhiễm và tuân thủ quy định là một chi phí nhỏ cho hầu hết các công ty gây ô nhiễm khi so sánh với một động thái quốc tế;
Quy định khơng chính thức của các tổ chức quốc tế trong việc kiểm tra ô nhiễm; Các công ty đa quốc gia lớn trong các ngành công nghiệp thường tuân thủ cùng một tiêu chuẩn bất kể họ hoạt động ở đâu.
Frankel và Rose (2002) sử dụng cách tiếp cận biến cơng cụ để ước tính mối liên quan giữa ô nhiễm và mở cửa thương mại. Kết quả cho thấy lý thuyết ẩn dấu ô nhiễm không
tồn tại, thậm chí gợi ý rằng có thể là thương mại sẽ trợ giúp về môi trường. Điều này được khẳng định thêm bởi phân tích của Dasgupta và cộng sự (2000), cho thấy rằng các tổ chức được giao dịch công khai hoặc tuân thủ quy trình quản lý sản xuất ISO 14000 có thể ít gây ơ nhiễm hơn. Dasgupta và cộng sự (2002) cung cấp bằng chứng cho thấy giá cổ phiếu giao dịch công khai của công ty sẽ phản ứng tiêu cực với tin tức rằng hoạt động của họ gây ơ nhiễm. Điều đó cho thấy rằng các công ty quốc tế phải đối mặt với áp lực tiêu chuẩn ô nhiễm, bất kể họ đang hoạt động ở đâu.
Antweiler và cộng sự (2001) cho thấy mở cửa thương mại có thể là một vấn đề môi trường theo ba cách: quy mô, kỹ thuật và thành phần. Hiệu ứng quy mô đề cập đến thương mại tự do hơn làm tăng sản lượng dẫn đến tình trạng ơ nhiễm nhiều hơn. Đồng thời, tự do thương mại hơn dẫn đến việc sử dụng các công nghệ mới hơn, sạch sẽ hơn sẽ làm giảm ô nhiễm. Mở cửa thương mại nhiều hơn cũng dẫn đến sự thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp và tùy thuộc vào các yếu tố đầu vào có thể có một sự tích cực hay tiêu cực về ô nhiễm. Antweiler và cộng sự (2001) thấy rằng tự do thương mại là tiêu cực đối với SO2. Thương mại tự do hơn có thể dẫn đến một mơi trường sạch hơn đối với một số chất nhưng có thể tại các địa điểm nơi diễn ra hoạt động sản xuất thì ơ nhiễm sẽ gia tăng. Điều này xảy ra thông qua “di cư công nghệ” giữa các quốc gia và thông qua một sự thay đổi trong cơ cấu ngành công nghiệp ở một số nước.
Giả thuyết 4: Tự do thương mại càng được mở rộng thì mức độ ơ nhiễm càng giảm hay càng giảm hiện tượng biến đổi khí hậu.