Phân tích tác động của các yếu tố vĩ mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển du lịch tỉnh bến tre đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 39 - 43)

- Các lễ hội dân gian

2.2.1 Phân tích tác động của các yếu tố vĩ mô

2.2.1.1 Mơi trường kinh tế chính trị thế giới và khu vực

- Kinh tế

Bước sang thế kỷ 21, thế giới đang chuyển nhanh sang nền kinh tế tri thức, trong

thông tin viễn thông đã được ứng dụng ngày càng nhiều vào phục vụ sản xuất đời sống

xã hội. Đây cũng là thời kỳ diễn ra quá trình biến đổi từ một nền kinh tế thế giới bao

gồm nhiều nền kinh tế quốc gia sang nền kinh tế toàn cầu, từ sự phát triển kinh tế theo chiều rộng sang phát triển kinh tế theo chiều sâu, nền kinh tế phát triển bền vững.

Những năm đầu của thế kỷ 21 nền kinh tế thế giới tiếp tục phát triển với tốc độ tăng trưởng ổn định và phát triển theo xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế thế giới đã trở thành một xu thế khách quan mà mỗi quốc gia muốn phát triển nền kinh tế của mình đều phải tham gia. Xu hướng liên kết toàn thế giới thành một thị trường thống nhất đang được đẩy mạnh hơn, phản ánh q trình tồn cầu hố nền kinh tế hiện nay.

Trong tình hình mới hiện nay, các nước có nền kinh tế phát triển muốn mở rộng thị trường phải mở rộng quan hệ quốc tế, là một phương hướng mới của quan hệ kinh tế quốc tế, tạo ra cơ hội để các quốc gia có điều kiện mở rộng các quan hệ phụ thuộc vào nhau. Không thể phát triển kinh tế bằng cách xây dựng một nền kinh tế khép kín, tự cơ lập trong một nước.

Tồn cầu hố và khu vực hố đã đưa nền kinh tế thế giới chuyển biến nhanh

chóng, đưa nền kinh tế bước vào thời kỳ cạnh tranh toàn cầu bên cạnh sự đẩy mạnh tìm kiếm hợp tác trong cạnh tranh, sự gia tăng các rủi ro kinh tế (khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, sự sụt giảm của thương mại toàn cầu,…)

Tuy nhiên, nền kinh tế toàn cầu đang trong giai đoạn hồi phục sau nhiều biến động của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu tác động đến suy thối kinh tế tồn cầu

năm 2008, nhưng mức độ hồi phục ở các khu vực là không đồng đều. Một số khu vực đã hồi sinh trở lại, một số khu vực vẫn đang phải vật lộn với khủng hoảng, khó khăn chồng chất như một số quốc gia thuộc khu vực Châu Âu. Theo quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), kinh tế thế giới năm 2010 tăng trưởng 3,1%, cao hơn so với mức 1,1% của năm 2009, song vẫn thấp hơn so với các năm trước.

Nhìn tổng thể trên thế giới, hồ bình hợp tác và phát triển vẫn tiếp tục là xu thế chủ đạo. Tình hình xung đột vũ trang cục bộ, bất ổn chính trị, mâu thuẩn sắc tộc, tôn

giáo, khủng bố, tranh chấp biên giới lãnh thổ, tài nguyên, thiên tai,… diễn ra ở một số nơi. Chủ nghĩa ly khai đã và đang trỗi dậy tạo ra thách thức mới đối với một số quốc

gia, khu vực trên thế giới, ảnh hưởng lớn đến ngành du lịch toàn cầu. Trong bối cảnh đó, dịng khách du lịch thế giới đang hướng tới những khu vực có nền chính trị ổn định,

kinh tế phát triển, đặc biệt là dòng khách du lịch thế giới đang có xu thế chuyển dần

sang khu vực Đơng Á - Thái Bình Dương và Đơng Nam Á, những nơi có nền kinh tế phát triển năng động và nền chính trị hồ bình ổn định (trong đó có Việt Nam).

2.2.1.2 Tình hình kinh tế chính trị của nước ta

- Kinh tế

Kinh tế Việt Nam tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng khá trước ngưỡng cửa thập niên thứ 2 của thế kỷ 21, năm 2010 nền kinh tế nước ta tăng trưởng đạt 6,78%, mức tăng

trưởng khá của khu vực và thế giới, thu nhập bình quân đầu người đạt 1.160 USD/năm. Mức sống ngày càng nâng cao, nếu như trước đây nhu cầu du lịch chỉ dành cho một số ít người dân có thu nhập cao thì nay nhu cầu này trở nên phổ biến trong nhiều thành phần.

Đặc biệt là các Thành phố lớn và các khu đô thị

Việc tham gia WTO phải thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế, nên khả năng

cạnh tranh của nền kinh tế, của nhiều ngành, nhiều sản phẩm còn thấp trong khi nước ta

đã hội nhập đầy đủ với thế giới, các doanh nghiệp trong nước luôn đối mặt rất lớn trong

cạnh tranh ngay cả trên thị trường của mình. Tuy nhiên, từ năm 2008 đến nay cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu đã tác động đến kinh tế Việt Nam, chúng ta đối mặt với những khó khăn về vấn đề thị trường bị thu hẹp, thương mại bị xáo trộn, tỷ giá, giá vàng biến động mạnh, lãi suất ngân hàng tăng cao, thị trường chứng

khoán tiếp tục giảm…ảnh hưởng bất lợi cho tăng trưởng kinh tế nước ta. Theo báo cáo tình hình nhiệm vụ kinh tế năm 2011 của Chính phủ thì tăng trưởng đạt (7% - 7,5%).

- Chính trị

Tình hình chính trị - xã hội ở Việt Nam ổn định trong điều kiện thế giới có nhiều chuyển biến phức tạp như tình hình rối loạn chính trị ở Thái Lan, quan hệ giữa Triều

Tiên và Hàn Quốc có xu hướng xấu đi thêm một bước và hàng loạt vụ đánh bom khủng bố ở nhiều nước trên thế giới…làm cho Việt Nam được xem là điểm đến an toàn cho du khách quốc tế khi đến nước ta. Trên trường quốc tế vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao, hình ảnh một Việt Nam hồ bình, ổn định, an ninh trật tự đảm bảo và mến

khách được khẳng định, được nhiều tổ chức nghiên cứu du lịch bình chọn là điểm đến

an toàn - thân thiện nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, du khách quốc tế tìm đến nước ta ngày càng nhiều.

2.2,1.3 Các chính sách điều tiết của Nhà nước:

Chính phủ đã ban hành chính sách miễn thị thự cho kiều bào định cư ở nước

ngoài, đã thu hút kiều bào về quê du lịch và đóng góp phát triển đất nước, chính sách

dược mua nhà ở cho kiều bào và người nước ngoài làm việc lâu dài tạibViệt Nam, góp phần tác động đến sự phát triển ngành du lịch. Luật du lịch ra đời tạo cơ sở pháp lý quan trọng thúc đẩy ngành du lịch phát triển bền vững.

2.2.1.4 Mơi trường pháp lý, thủ tục hành chính

Chính phủ không ngừng nổ lực cải thiện môi trường pháp lý, thủ tục hành chính phù hợp với tập quán quốc tế, thực hiện đúng lộ trình cam kết hội nhậo quốc tế, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào các lĩnh vực nhạy cảm: Viễn thông, ngân hàng, tài chính…thực hiện cổ phần hố các tập đoàn kinh tế doanh nghiệp nhà nước lớn.

2.2.1.5 Yếu tố tự nhiên:

Nước ta có các điều kiện thiên nhiên thuận lợi để phát triển du lịch, nhiều thắng cảnh đẹp được UNESCO công nhận là di sản thế giới như kinh đô Huế, vịnh Hạ Long, khu di tích Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, Hoàng thành Thăng Long… và các khu dự trữ sinh quyển của thế giới như Cù Lao Chàm, khu dự trữ sinh quyển Cát Bà, Cần Giờ…

2.2.1.6 Yếu tố văn hố:

Nước ta có lịch sử hàng ngàn năm dựng nước với hàng ngàn lễ hội văn hoá dân tộc đặc sắc diễn ra suốt năm, chính những di sản văn hố, lịch sử, phong tục tập quán, nghệ thuật truyền thống cùng với môi trường văn hoá và cách ứng xử của cộng đồng được nhìn nhận có giá trị, để tạo nên các loại hình du lịch văn hố phong phú.

2.2.1.7 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)

Từ các yếu tố phân tích trên, kết hợp sử dụng phương pháp chuyên gia, tác giả lập bảng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài như sau

TT Các yếu tố bên ngoài

Mức độ quan trọng

Phân loại Tổng điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển du lịch tỉnh bến tre đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)