Nội dung cụ thể nhóm giải pháp thực hiện chiến lược phát triển du lịch Bến Tre đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển du lịch tỉnh bến tre đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 74 - 79)

- Công tác quảng bá xúc tiến du lịch yếu (W6)

1. Nền kinh tế Việt Nam ổn định và phát triển 23 6 36 2 Tiềm năng thị trường 3 3 9 3

3.2.3 Nội dung cụ thể nhóm giải pháp thực hiện chiến lược phát triển du lịch Bến Tre đến

Bến Tre đến 2020

3.2.3.1 Nhóm giải pháp thực hiện chiến lược”Đầu tư phát triển du lịch”

Để thực hiện nhóm giải pháp này cần tập trung giải quyết các vấn đề sau:

Một là, có chính sách và giải pháp tích cực kích thích tạo nguồn vốn phát triển du lịch, huy động mọi nguồn vốn để giải quyết nhu cầu vốn đầu tư nhằm đảm bảo tốc độ

tăng trưởng GDP du lịch của tỉnh, bao gồm:

- Huy động vốn từ các khoản tích luỹ và vốn thơng qua cổ phần hố của các doanh nghiệp trong tỉnh, thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp ngoài tỉnh, vốn trong dân, dùng quỹ đất để tạo nguồn vốn thơng qua hình thức cho thuê đất và đổi đất lấy cơ

sở hạ tầng, vốn vay ngân hàng.

- Huy động vốn từ ngân sách Nhà nước Trung ương và địa phương ưu tiên cho

việc xây dựng cơ sở hạ tầng, tôn tạo các tài nguyên du lịch, xúc tiến và đầu tư, tuyên truyền quảng bá du lịch, đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Đặc biệt chú trọng gắn phát

triển giao thông nông thôn với phát triển hạ tầng phục vụ khai thác du lịch. Xây dựng cơ chế ưu đãi về thuế, thủ tục hành chính, phát triển các dịch vụ hỗ trợ để liên doanh, liên kết kinh tế và thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngồi.

Hai là thực hiện chính sách xã hội hố phát triển du lịch, khuyến khích và tạo mọi

điều kiện thuận lợi để mọi thành phần kinh tế cùng tham gia vào hoạt động du lịch. Xã

hội hố về đầu tư thu hút vốn, về tơn tạo và bảo vệ các tài nguyên du lịch (cảnh quan, mơi trường, di tích văn hố lịch sử cách mạng, làng nghề truyền thống, các lễ hội văn hoá dân gian bản địa), khuyến khích thành lập các câu lạc bộ gắn với các chính sách này

để tạo ra sản phẩm độc đáo thu hút khách. Tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế quản lý đầu tư,

tạo môi trường thơng thống về đầu tư phát triển du lịch và phát triển các dịch vụ hỗ trợ

đầu tư để thu hút các nhà đầu tư. Tạo sự bình đẳng giữa đầu tư trong nước và nước

ngoài, giữa tư nhân với Nhà nước, mở rộng các hình thức thu hút đầu tư trong và ngoài nước như BOT, BT... Để đẩy mạnh cơng tác xã hội hố hoạt động du lịch, có thể nghiên cứu áp dụng giải pháp hỗ trợ lãi suất vay 3 năm đối với một số hoạt động đầu tư phát

triển du lịch của tỉnh. Trước mắt tập trung nguồn vốn đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng cho du lịch tại các điểm du lịch trọng điểm một cách đồng bộ nhằm tạo động lực thu hút khách và kích thích các ngành kinh tế khác, các cơ sở du lịch nhỏ phát triển.

Ba là đầu tư và xây dựng những cơng trình phục vụ khách du lịch như nơi lưu trú, sân khấu biểu diễn văn hoá - văn nghệ nhà hàng, nơi vui chơi giải trí…trong các vườn dừa và cơng trình nổi trên sơng để tận dụng khoảng không gian sông nước mênh mong của vùng nhằm tạo cho du khách một cảm giác mới mẽ và có một khơng hai. Đầu tư khơi phục và phát triển các lễ hội, các làng nghề truyền thống để phát triển du lịch, đặc biệt là phát triển du lịch văn hố. Đầu tư, tơn tạo, bảo vệ và phục hồi các giá trị tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường du lịch, đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững.

Bốn là đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch ở các khu du lịch trọng điểm, bao gồm đường giao thông đến khu du lịch, đường giao thơng nội bộ, cấp điện, cấp thốt nước, hệ thống xử lý chất thải và môi trường.... cần được ưu tiên thực

hiện trước để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư vào các lĩnh vực khác. Có thể khai thác nguồn vốn này từ ngân sách Nhà nước. Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đồng bộ và có chất lượng cao, bao gồm khách sạn, nhà hàng, các cơ sở vui

chơi giải trí, thể thao tổng hợp, khu hội nghị hội thảo quốc tế, các phương tiện vận chuyển du lịch, các cơ sở dịch vụ du lịch bổ trợ khác. Trong đó đặc biệt ưu tiên xây

dựng một số khách sạn cao cấp (từ 2 - 4 sao) có đủ điều kiện tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế..

Đầu tư xây dựng các khu du lịch trọng điểm của tỉnh một cách đồng bộ để xây dựng "Hình ảnh Du lịch Bến Tre" trên thị trường du lịch cả nước, khu vực và quốc tế.

Ưu tiên khuyến khích các doanh nghiệp, các nhà đầu tư có đủ năng lực về vốn để đầu tư

xây dựng trọn gói các khu du lịch, đặc biệt là cồn Phụng, cồn Quy, cồn Ốc, Trung tâm vui chơi giải trí ở Tp. Bến Tre...

Năm là đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học cơng nghệ và hợp tác quốc tế. Khuyến khích nghiên cứu khoa học phục vụ các vấn đề bức xúc của ngành. Đẩy mạnh

ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin du lịch, ứng dụng marketing điện tử vào các

hoạt động marketing trực tiếp, quảng cáo trực tuyến dịch vụ khách hàng thông qua công cụ trên Web và Internet … thực hiện điều tra ý kiến khách hàng tự động bằng các câu hỏi trên Web, đăng ký trên các sàn giao dịch, cổng thương mại điện tử, tổ chức các diễn

đàn để tìm hiểu ý kiến khách hàng. Mở rộng hợp tác và giao lưu với những tổ chức khoa

học trong và ngoài nước. Hướng dẫn, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào kinh doanh. Đặc biệt chú trọng vấn đề đặt chỗ, thanh toán qua mạng.

Sáu là tăng cường công tác quảng bá xúc tiến du lịch. Tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về du lịch đến các cấp, các ngành và mọi người dân tham gia vào hoạt động du lịch, giữ gìn mơi trường sinh thái, bảo tồn bản sắc văn hoá truyền

thống. Xã hội hoá du lịch, cùng nhau thúc đẩy phát triển du lịch bền vững, du lịch cộng

đồng, vì lợi ích chung và của cộng đồng dân cư. Tạo lập và nâng cao hình ảnh của Du

lịch Bến Tre trong cả nước, khu vực và trên thế giới để qua đó thu hút khách du lịch và nguồn vốn đầu tư vào du lịch Bến Tre.

Xây dựng hệ thống các trung tâm hướng dẫn và cung cấp thông tin về du lịch Bến Tre, về tiềm năng du lịch Bến Tre cho khách du lịch ở những đầu mối giao thông

quan trọng ở khu vực Châu Thành, Thành phố Bến Tre, tiến tới kết hợp mở văn phòng

đại diện du lịch Bến Tre tại các thị trường trọng điểm trong và ngoài nước. Phối hợp

hoặc liên kết với các địa phương trong khu vực để xây dựng hình ảnh cũng như thương hiệu chung cho các tuyến du lịch của ĐBSCL nói chung và cho riêng tỉnh Bến Tre

Bảy là nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch. Đa số các đơn vị kinh

doanh du lịch có quy mơ nhỏ nên cần sự phát huy vai trò của cơ quan quản lý nhà nước du lịch địa phương tác động tích cực đến hoạt động du lịch. Chính quyền địa phương hỗ trợ kinh phí cho ngành, xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật về du lịch nhằm tạo cơ sở pháp lý cho cơng tác quản lý và khuyến khích phát triển du lịch trên địa bàn.

Xây dựng các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc đầu tư tạo ra sản phẩm mới cũng như làm mới sản phẩm đã có, xây dựng thương hiệu, gắn kết với làng nghề để phát triển du lịch làng nghề, miển giảm thuế có thời hạn cho doanh nghiệp tạo

được sản phẩm mới độc đáo của tỉnh và có chính sách bảo hộ sản phẩm tránh sao chép

dẫn đến trùng lắp. Có chủ trương miễn hoặc giảm thuế trong giai đoạn đầu cho các

doanh nghiệp đầu tư tạo sản phẩm du lịch mới, các điểm du lịch vườn có sản phẩm du lịch mới, các loại tàu mới có chất lượng cao…Hỗ trợ một phần kinh phí cho việc nghiên cứu mơ hình, học tập rút kinh nghiệm các mơ hình sản phẩm cho các doanh nghiệp và cư dân các địa phương có tiềm năng và muốn tham gia đầu tư phát triển du lịch, tạo điều kiện phát triển du lịch cộng đồng và công tác xã hội theo định hướng của Nhà nước.

Hình thành phịng phát triển sản phẩm, phịng phát triển thị trường giúp cho các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh du lịch phát triển

Tăng cường công tác thanh - kiểm tra, kiên quyết xử lý các vi phạm trong hoạt

động du lịch. Giải quyết triệt để tình trạng cị mồi, lơi kéo khách gây mất trật tự, mất

thống quản lý khách lưu trú tại các khách sạn, các nhà nghỉ với các thủ tục nhanh gọn, văn minh nhưng hết sức chặt chẽ, đảm bảo an toàn cho khách và an ninh trật tự xã hội.

3.2.3.2 Nhóm giải pháp thực hiện chiến lược «Tạo sản phẩm du lịch độc đáo »

Thực hiện nhóm giải pháp này, cần tập trung giải quyết các vấn đề sau:

Xây dựng sản phẩm du lịch chuyên đề theo năm gắn với địa danh đã nổi tiếng

trên thế giới là “Mêkông”, “Delta Mêkông”, gắn với chiến dịch quảng bá có hiệu quả. Xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng cho từng địa phương trong tỉnh, mỗi làng một sản phẩm, địa phương đi trước, tạo sản phẩm mới trước. Địa phương đi sau không nên bắt

chước sản phẩm của đơn vị đã đi trước mà nên tìm và tạo ra sự khác biệt. Địa phương đã đi trước thường xuyên tạo ra sự khác biệt mới cho mình thì mới ln thu hút được

khách cũ và khách mới.

Lập các nhà bảo tàng dừa để khách du lịch tham quan nghiên cứu các chủng loại dừa, các sản phẩm từ dừa,… Tổ chức hội chợ, hội thi về dừa và các trò chơi dân gian như trồng dừa, leo cây dừa, hái dừa, chặt trái dừa, nạo dừa, làm các sản phẩm từ dừa.

Đi tiên phong trong việc phát triển du lịch nơng thơn, những làng có tham vọng

phát triển du lịch phải cung cấp được nhiều kiểu ăn ở và dịch vụ đa dạng mới có thể thu hút các kiểu du khách , việc “độc canh” du lịch không thể là giải pháp cho các địa phương mà phải có các làng nghỉ ngơi, nhà ở nơng thơn, khách sạn, nơi cắm trại…khung cảnh khác nhau làm tăng thêm tính đa dạng của du lịch nơng thơn. Mạng lưới du lịch là nhà cổ truyền có ngăn phịng cho khách ở với các tiện nghi vệ sinh tối thiểu của nơng dân được sửa chữa lại để đón khách du lịch. Căn nhà phải giữ được

phong cách địa phương. Nông dân nào muốn tham gia vào mạng lưới du lịch nông thôn phải sửa chữa nhà cửa của mình cho hợp với tiêu chuẩn của hệ thống du lịch. Mạng lưới này mở lớp huấn luyện về dịch vụ du lịch, kiểm tra và sắp xếp các nhà nông dân theo tiêu chuẩn du lịch từ 1 đến 5 sao và quy định giá thuê. Mạng lưới này phát hành sách hướng dẫn du lịch để thông tin cho khách hàng. Có nhiều loại cơ sở khác nhau. Khách

đến ở nhà nông dân, cùng sinh hoạt và làm việc với họ, tham gia các hoạt động văn hoá

và đi thăm các thắng cảnh trong vùng, có các loại hình sau đây: Nhà khách tiếp khách

như “bạn” của gia đình, có phịng ngủ, bàn ăn với món ăn cổ truyền. Nhà đón tiếp trẻ em, đón từng nhóm khoảng 10 trẻ em thành thị muốn tìm hiểu cuộc sống ở nơng thơn

vài ngày. Trẻ em được vui chơi, ăn ngủ với trẻ em nơng thơn và có người phụ trách. - Trại hè là một khu đất gần một di tích văn hố, lịch sử được tổ chức để có thể căng lều trại, nhà vệ sinh, bếp ăn ngoài trời tiếp các nhóm khoảng 20 thanh thiếu niên về

ở và du lịch quanh vùng. Trạm dừng chân là nhà nghỉ chân trên các lộ trình du lịch đi

bộ, xe đạp, xe máy gần các di tích lịch sử để các đồn du lịch nghỉ chân, ăn uống. Nhà nghỉ đón tiếp các gia đình về nghỉ ở nơng thơn trong vài ngày. Xung quanh có các nơi vui chơi như đi câu, đi săn, xe đạp, dạo chơi…ở các di tích lịch sử, văn hố hay có

phong cảnh đẹp. Ngồi ra cịn có các hình thức du lịch đặc biệt: Hiệu ăn nông thôn tổ

chức ở một trang trại hay nhà vườn, nấu các món ăn đặc sản từ các sản phẩm sản xuất tại chỗ. Tổ chức quán ăn dân dã gồm thực đơn là các món ăn đặc trưng Nam bộ …

- Nhà bảo tàng nông dân, là nhà nông dân giữ lại các cảnh sản xuất như một hộ nông dân cổ truyền của vùng với cây trồng, vật nuôi truyền thống. Trong nhà lưu giữ những nông cụ và vật dụng cổ truyền như một bảo tàng. Nhà bảo tàng phong tục nông thôn giới thiệu cách sống, phong tục cổ truyền nông thơn với quần áo, vật dụng gia đình truyền thống dưới hình thức các viện bảo tàng sống, có thể sản xuất các vật phẩm kỷ niệm bán cho khách du lịch. Các làng nghề tổ chức lưu giữ hoạt động thủ công cổ

truyền và sản xuất các mặt hàng truyền thống mang tính kỷ niệm. Ở vùng có lễ hội nơng thơn, tổ chức đón khách trong dịp lễ hội, gắn liền hoạt động lễ hội với hoạt động du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển du lịch tỉnh bến tre đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)