Cơ sở vật chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển du lịch tỉnh bến tre đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 54 - 56)

- Cơ sở vật chất

+ Hoạt động lưu trú

Do nhu cầu ăn nghỉ tại khách sạn ngày càng tăng, nên số lượng phòng,

giường trong các cơ sở lưu trú cũng khơng ngừng phát triển. Năm 1995, tồn tỉnh chỉ có 4 cơ sở lưu trú với 88 phịng và 189 giường thì đến 2010 tồn tỉnh đã có 43 cơ sở lưu trú với 755 phịng và 1.146 giường. (Tham khảo phụ lục 4)

Để đảm bảo phục vụ số lượng khách đến Bến Tre ngày càng tăng, các doanh

phát triển phong phú, đa dạng với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác nhau: Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể, liên doanh đầu tư trong nước..., tạo nên một bức tranh nhiều màu sắc, mang những sắc thái riêng đối với từng loại hình doanh nghiệp.

Tuy nhiên, chất lượng của hệ thống cơ sở lưu trú ở Bến Tre còn ở mức độ thấp. Đến nay mới chỉ có 25 cơ sở được thẩm định và công nhận cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn tối

thiểu, trong đó có một khách sạn 03 sao. Đây cũng là một trong những yếu tố làm cho sản phẩm du lịch Bến Tre chưa có sức hấp dẫn khách, chưa chiếm được ưu thế cạnh tranh trên thị trường du lịch, hạn chế này cần nhanh chóng khắc phục trong những giai đoạn phát triển sắp tới để du lịch Bến Tre có thể bắt kịp với các địa phương khác trong nước cũng như trên thị trường du lịch quốc tế.

+ Hoạt động ăn uống

Cùng với sự gia tăng nhanh của khách du lịch cũng như các cơ sở lưu trú, hệ thống các cơ sở ăn uống cũng phát triển khá nhanh. Hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ

đều có các phịng ăn, quầy bar... không những chỉ phục vụ cho khách nghỉ tại khách sạn

mà cịn phục vụ cả khách bên ngồi. Ở những cơ sở này, du khách được thưởng thức

đầy đủ các món ăn dân tộc, Âu, Á... với chất lượng tốt, đảm bảo vệ sinh thực phẩm, vừa ăn uống du khách có thể vừa được thưởng thức các làn điệu dân ca mang đậm đà bản

sắc dân tộc. Tuy nhiên giá cả ở đây thường cao hơn từ 2 đến 3 lần so với nơi khác, nên

đối tượng khách của các cơ sở này thường là người có thu nhập cao, hoặc khách đi du

lịch theo tour trọn gói. Theo số liệu thống kê của Sở VHTT&DL Bến Tre, hiện có 15 cơ sở ăn uống nằm trong hệ thống các cơ sở lưu trú với 4.200 ghế.

Ngoài các cơ sở ăn uống nằm trong khách sạn ra, các cơ sở ăn uống nằm ngoài khách sạn cũng phát triển mạnh, hầu hết các thành phần kinh tế đều tham gia kinh doanh dịch vụ này. Nếu như năm 1995, toàn tỉnh mới có 15 cơ sở ăn uống có khả năng phục vụ tối đa 1.000 khách thì đến 2010 đã có 60 cơ sở dịch vụ ăn uống với số lượng 12.550 ghế. Chủng loại thực đơn đồ ăn - thức uống ở các cơ sở dịch vụ này cũng phong phú,

chất lượng đa dạng, đáp ứng được nhu cầu không những cho nhiều loại đối tượng khách du lịch khác nhau mà còn cho cả nhân dân địa phương.

+ Hoạt động lữ hành

Đến 31/12/2010, trên địa bàn tỉnh có 07 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành

đang hoạt động, trong đó có 03 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và 42 điểm du lịch sinh

thái. Thời gian qua, các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn đã tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện và lao động, tăng cường các hình thức liên kết, hợp tác để đưa khách từ tỉnh ngoài về Bến Tre và ngược lại. Hình thức trung chuyển du

khách giữa các tỉnh qua Bến Tre cũng ngày càng phổ biến, nhờ vậy hoạt động kinh

doanh lữ hành đã có bước cải thiện cả về năng lực và tính hiệu quả.

Tuy nhiên, nhìn chung hoạt động lữ hành hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu

cầu phát triển. Các doanh nghiệp lữ hành của tỉnh vẫn chưa có sự đầu tư đúng mức nên chưa đủ mạnh cả về quy mô cơ sở vật chất kỹ thuật và thị trường, hoạt động chủ yếu là khai thác nguồn khách trong nước. Việc tổ chức, khai thác các tuyến du lịch quốc tế vẫn phải phụ thuộc vào sự phối hợp các doanh nghiệp lữ hành lớn của Tp.HCM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển du lịch tỉnh bến tre đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)