Nằm trong khu vực dự án tiểu vùng sông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển du lịch tỉnh bến tre đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 43 - 46)

- Các lễ hội dân gian

10 Nằm trong khu vực dự án tiểu vùng sông

Mêkông mở rộng và tuyến du lịch xuyên Á 0,1 3 0,3

Tổng cộng 1,0 2.92

Nguồn:Tham khảo ý kiến các chuyên gia.

Nhận xét: Tổng số điểm quan trọng là 2,92 điểm, cho thấy ngành du lịch Bến Tre phản ứng với các yếu tố môi trường bên ngồi ở mức độ trung bình khá trong việc tận dụng các cơ hội và tránh những mối đe dọa từ bên ngoài. Qua bảng đánh giá trên, chúng ta nhận thấy du lịch Bến Tre phản ứng tốt với các yếu tố như: Tình hình an ninh chính trị Việt Nam ổn định, nhu cầu du lịch khách nội địa tăng cao, nằm trong k hu vực dự án tiểu vùng sông Mêkông mở rộng và tuyến du lịch xuyên Á, tiềm năng thị trường…tránh các mối đe dọa từ bên ngoài như: Sự cạnh tranh mạnh mẽ của đối thủ trên thị trường,

2.2.1.8 Những cơ hội – nguy cơ - Cơ hội:

Kinh tế Việt Nam ổn định và phát triển, thu nhập đời sống của người dân tăng lên góp phần kích thích nhu cầu du lịch. Sự ổn định về chính trị - xã hội của đất nước góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển. Thị trường du lịch tiềm năng ngày càng phát triển mạnh mẽ. Nằm trong dự án tiểu vùng sông Mêkông mở rộng và tuyến du lịch xuyên Á.

- Nguy cơ

Kinh tế thế giới suy thoái tác động trực tiếp đến ngành du lịch. Sự bất ổn về

chính trị, mất an ninh tại một số quốc gia và khu vực có thể ảnh hưởng tâm lý du khách. Quan hệ hợp tác du lịch quốc tế rộng mở, áp lực cạnh tranh ngày càng lớn của các đối thủ trên thị trường. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch cịn hạn chế.

2.2.2 Phân tích tác động của các yếu tố vi mơ

2.2.2.1 Tình hình phát triển du lịch trên thế giới và khu vực

Thế kỷ 21, tình hình thế giới sẽ có những biến đổi sâu sắc với những bước nhảy vọt về khoa học và cơng nghệ, tồn cầu hố là một xu thế khách quan... Trong bối cảnh

đó, nhu cầu đi du lịch của người dân tăng nhanh. Du lịch trên phạm vi toàn cầu đã phát

triển nhanh và trở thành một trong những ngành kinh tế hàng đầu của thế giới. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), năm 2010 ngành cơng nghiệp khơng khói này có doanh thu chiếm 9,3% tổng thu nhập nội địa toàn cầu, tạo nhiều việc làm cho người lao

động và hiện đang thu hút 230 triệu lao động trực tiếp, với lượng khách du lịch quốc tế đạt 935 triệu lượt khách, tăng 6,7% so năm 2009. Trong những năm tới, viễn cảnh của

ngành du lịch toàn cầu nhìn chung rất khả quan. Theo UNWTO đã dự báo du lịch thế giới sẽ tăng trưởng và sẽ đạt lượng khách du lịch quốc tế là 1.600 triệu lượt khách vào năm 2020.

Trong những năm qua, du lịch Việt Nam tăng trưởng tương đối ổn định với tốc độ trung bình ở mức tương đối cao, thị phần và thu nhập từ du lịch của Việt Nam trong

khu vực đã tăng lên nhiều lần. Đây là một thành cơng lớn góp phần giúp du lịch trở

thành một trong những ngành có đóng góp lớn vào GDP. Đến nay, Việt Nam đã ký 15 hiệp định song phương và đa phương về du lịch và có quan hệ trên 1000 hãng, tổ chức du lịch nước ngoài, các hãng lữ hành du lịch lớn nhất trên thế giới.

Theo UNWTO, hiện nay Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng

trưởng du lịch cao nhất khu vực và thế giới và được xếp thứ 7 thế giới về tăng trưởng lượng khách trong số 174 nước. Xếp vào nhóm 10 điểm đến hàng đầu thế giới.

Theo địa chỉ trực tuyến Cheapflights.com (Anh), một cơng cụ tìm kiếm và so

sánh giá cả du lịch cho biết Việt Nam là một trong ba địa điểm ở Châu Á ngày càng được nhiều người biết đến nhất (tăng 94%).

Như vậy, du lịch nước ta đứng từ vị trí thấp nhất khu vực nhưng đến nay vươn

lên vị trí thứ 5 của khu vực chỉ sau các quốc gia Singapore, Thái Lan, Indonesia và Malaysia có ngành du lịch phát triển mạnh .

Theo số liệu thống kê cho thấy ( tham khảo phụ lục 3), mặc dù với bối cảnh kinh tế thế giới diễn biến cịn nhiều khó khăn phức tạp đã ảnh hưởng tức thời đến sự phát

triển của ngành du lịch nước ta nhưng ngành du lịch nước ta đã tăng trưởng mạnh mẽ. Năm 2010 ngành du lịch Việt Nam đã đón và phục vụ 5,168 triệu lượt khách quốc tế, 28 triệu lượt khách nội địa, thu nhập du lịch đạt 96.000 tỷ đồng tăng 37% so năm 2009,

đóng góp 4,5% GDP, giải quyết việc làm 14 triệu lao động. Bởi đây là năm nền kinh tế được cải thiện, nhiều sự kiện trọng đại của đất nước được tổ chức thành công, tạo ấn

tượng tốt đẹp cho bạn bè quốc tế: Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, năm du lịch

quốc gia 2010, chương trình kích cầu du lịch “Việt Nam điểm đến của bạn”, hội chợ du lịch quốc tế Tp.HCM 2010 với chủ đề “Đa quốc gia một điểm đến”... Theo Tổng cục Du lịch mục tiêu năm 2011 đón 5,6 triệu khách quốc tế và 30 - 31 triệu khách nội địa, thu nhập du lịch đạt 110.000 tỷ đồng

Theo số liệu thống kê, hiện cả nước có 8.556 khách sạn được xếp hạng 3 - 5 sao với 180.551 phịng, trong đó có 200 khách sạn 4 - 5 sao với 24.970 phịng. Trong khi dự báo 2011 Việt Nam phải có trên 280.000 phịng, do vậy không đáp ứng được nhu cầu

khách hàng nhất là vào mùa cao điểm.

2.2.2.3 Các nhà cung ứng:

Vô cùng quan trọng đối với sản phẩm du lịch và chất lượng dịch vụ của tổ chức,

đặc biệt đối với sản phẩm lữ hành do có đặc thù là q trình tiêu thụ sản phẩm diễn ra đồng thời cùng với quá trình tạo nên sản phẩm. Yếu tố này làm cho chương trình du lịch

phong phú, khó kiểm soát. Các nhà cung ứng gồm: Cơ sở cung ứng dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển, các điểm tham quan…

2.2.2.4 Áp lực cạnh tranh

Trong thế kỷ 21, xu hướng tồn cầu hố và khu vực hoá nền kinh tế thế giới chuyển biến nhanh chóng, đưa ngành du lịch bước vào thời kỳ cạnh tranh toàn cầu và khu vực ngày càng gay gắt, bên cạnh việc đẩy mạnh các chiến lược kinh doanh, tìm

kiếm hợp tác trong cạnh tranh, sự nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ du khách không ngừng được đầu tư phát triển với quy mô hiện đại hơn, chuyên nghiệp hơn. Trong khi

khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam, trong đó có du lịch Bến Tre còn rất hạn chế kém xa các nước trong khu vực và thế giới.

Ở trong nước sự xuất hiện và phát triển ngày càng nhiều các điểm du lịch có khả

năng cạnh tranh cao như: Tp.HCM, Bình Thuận, Nha Trang, Cần Thơ, Phú Quốc, Tiền Giang, …với những sản phẩm du lịch đặc trưng, đa dạng, phong phú với chất lượng cao hấp dẫn thu hút khách quốc tế, là một yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành du lịch Bến Tre, cụ thể:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển du lịch tỉnh bến tre đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)