Thực trạng kiệt quệ tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng kiệt quệ tài chính của các công ty trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 35 - 38)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

3.2. Thực trạng kiệt quệ tài chính

Trong những năm gần đây, đặc biệt sau khủng hoảng kinh tế 2008, tình trạng kiệt quệ tài chính xảy ra ở các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam trở nên phổ biến hơn. Để có những cảnh báo và bảo vệ cho quyền lợi của các

nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Sở giao dịch chứng khoán đã đưa ra những tiêu chí nhằm khoanh vùng các cơng ty đang gặp khó khăn về tài chính như sau:

 Theo quy chế niêm yết tại HOSE ban hành ngày 13/01/2014, các cổ phiếu bị đưa vào diện bị kiểm soát khi:

 Vốn điều lệ đã góp của tổ chức có cổ phiếu, trái phiếu niêm yết giảm xuống dưới một trăm hai mươi (120) tỷ đồng Việt Nam tính theo giá trị ghi trên báo cáo tài chính kỳ kế tiếp; và/hoặc lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính kiểm tốn năm kế tiếp của công ty là số âm; và/hoặc

 Lỗ lũy kế vượt quá vốn điều lệ thực góp tại báo cáo tài chính bán niên soát xét gần nhất; và/hoặc

 Tổ chức niêm yết ngừng hoặc bị ngừng các hoạt động sản xuất kinh doanh chính từ chín (09) tháng trở lên; và/hoặc

 Không thực hiện công bố thông tin theo yêu cầu của Ủy ban chứng khoán nhà nước/ Sở giao dịch chứng khoán.

 Đối với quy chế niêm yết trên HNX, điều kiện chứng khoán bị đưa vào diện cảnh báo tương tự, tuy nhiên có một số điểm khác như vốn điều lệ giảm xuống dưới 10 tỷ đồng tại báo cáo tài chính thời điểm gần nhất, cổ phiếu khơng có giao dịch trong vòng 60 ngày.

Số lượng các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam bị rơi vào diện cảnh báo/ kiểm sốt hoặc thậm chí tạm dừng giao dịch/ hủy niêm yết do nguyên nhân các số liệu trên báo cáo tài chính thể hiện có lỗ lũy kế, mất khả năng thanh khoản xảy ra với số lượng nhiều hơn so với thời kỳ trước năm 2008.

Bảng 3.1: Số lượng các công ty niêm yết bị đưa vào diện cảnh báo, kiểm

soát và huỷ niêm yết từ năm 2013 đến năm 2016.

Tình trạng Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Sở giao dịch chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh (HOSE)

Cảnh báo 43 49 54 48

Kiểm soát 10 18 18 17

Kiểm soát đặc biệt 2 4 7

Tạm ngừng giao dịch

9 3 4

Huỷ niêm yết 11 5 16 6

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX)

Cảnh báo 125 80 55 68

Kiểm soát 27 27 27 15

Kiểm soát đặc biệt 3 2 4

Tạm ngừng giao dịch

1 1 2

Huỷ niêm yết 29 25 18 10

Nguồn: do tác giả tổng hợp

Sau khi xác định được các trường hợp công ty đang rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính theo các tiêu chí trong quy chế niêm yết, Sở giao dịch chứng khốn sẽ có những biện pháp: chuyển sang diện cảnh báo/kiểm soát/kiểm soát đặc

biệt/ tạm ngừng giao dịch hoặc hủy niêm yết cho đến khi nguyên nhân dẫn đến việc bị tạm ngừng giao dịch được khắc phục hoàn toàn.

Hữu Liên Á Châu (HLA) là trường hợp bị hủy niêm yết trên HOSE (tháng 2/2015) do lỗ lũy kế tới cuối 2014 hơn 656 tỷ đồng, gần gấp đơi vốn thực góp 344 tỷ đồng, khiến vốn chủ sở hữu âm 167 tỷ đồng. Trước đó, theo báo cáo tài chính q 4/2014 của HLA, khoản lỗ rịng năm 2014 chỉ ở mức 436.7 tỷ đồng. Khoản lỗ tăng thêm hơn 39 tỷ đồng xuất phát từ việc phải trích lập bổ sung dự phịng giảm giá đối với các khoản phải thu, hàng tồn kho, các khoản đầu tư tài chính và phát sinh thêm các chi phí khác. Tính đến 30/09/2014, giá trị các khoản đầu tư tài chính dài hạn của công ty chỉ cịn 8.54 tỷ đồng nhờ thối hết 100 tỷ đồng vốn đầu tư vào các cơng ty con. Bên cạnh đó, tổng tài sản của cơng ty chỉ cịn 1,049.5 tỷ đồng, chỉ bằng 50% so với đầu niên độ. Khoản mục biến động mạnh nhất trong các hạng mục tài sản là hàng tồn kho. So với thời điểm cuối năm tài chính 2013, giá trị hàng tồn kho của cơng ty đã giảm gần 5 lần cịn 176.2 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là giảm tồn kho hàng hóa. Trong khi đó, nợ phải trả mặc dù đã giảm so với cùng kỳ nhưng vẫn đạt hơn 1,215 tỷ đồng, tương đương khoảng 115.76% tổng tài sản. Tính đến 31/12/2016, tổng tài sản tại thời điểm cuối năm tài chính giảm hơn 484 tỷ đồng, giảm 35% so với đầu năm. Trong khi đó, tình hình nợ cao hơn tổng tài sản vẫn tiếp diễn từ những năm 2014 đến nay, lên đến 1,455 tỷ đồng với khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất 49%. Theo đó, vốn chủ sở hữu luôn trong tình trạng âm riêng năm 2016 âm đến 970 tỷ đồng. Điều này chỉ ra sự tồn tại không chắc chắn, trọng yếu có thể gây ra sự nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Công ty.

Ngày 26/02/2016, HOSE đã có thơng báo về việc đưa cổ phiếu VIS (Công ty cổ phần thép Việt Ý) vào diện bị kiểm soát từ ngày 04/03/2016 và cổ phiếu VIS cũng sẽ bị tạm ngừng giao dịch từ 04/03/2016. Nguyên nhân do lợi nhuận sau thuế năm 2015 của Thép Việt Ý là -51.9 tỷ đồng, và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 2 năm liên tiếp 2014, 2015 lần lượt là con số âm (-19.46 tỷ đồng và -71.35 tỷ đồng).

khốn thành phố Hồ Chí Minh, việc lỗ lũy kế là do giá thép trên thị trường biến động khó lường, sự cạnh tranh khốc liệt từ các công ty thép Trung Quốc, ảnh hưởng từ biến động tỷ giá hối đoái, tỉ lệ ký quỹ cao đối với hàng hóa nhập khẩu, bị động về vốn trong ngắn hạn do vòng quay vốn lưu động lớn.

Tiếp đến ngày 30/05/2016, thị trường chứng khốn Việt Nam đã đón nhận 1 tin tức tiêu cực chính là việc hơn 43.5 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần Thuận Thảo (mã giao dịch tại HOSE là GTT) đã chính thức bị hủy niêm yết. Theo đó, ngày giao dịch cuối cùng của GTT là 27/05/2016. GTT bị hủy niêm yết do tổng số lỗ lũy kế vượt quá vốn điều lệ thực góp trong báo cáo tài chính kiểm tốn năm 2015. Cụ thể, GTT có lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2015 ở mức âm 621.5 tỷ đồng, trong khi đó vốn điều lệ thực góp là 435 tỷ đồng thuộc trường hợp bị hủy niêm yết theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 60 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/07/2012. Được biết, ngày 25/03/2016 sau hai lần tổ chức Đại hội cổ đông thường niên 2016, GTT đã thông qua kế hoạch với doanh thu gần 69 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 912 triệu đồng. Tuy nhiên, ngay trong quý 1, GTT chỉ thực hiện được hơn 41 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 30% so cùng kỳ năm trước. Sau khi trừ các loại chi phí, GTT cịn chịu khoản lỗ khác gần 41 tỷ đồng, ngun nhân là do xóa nợ cho Cơng ty cổ phần Cẩm Hà do thỏa thuận chấm dứt hợp đồng trước hạn gần 39 tỷ đồng. Theo đó, GTT chịu lỗ gần 64 tỷ đồng trong quý 1/2016, nâng tổng lỗ lũy kế tính đến 30/03/2016 lên con số hơn 685 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu theo đó âm gần 239 tỷ đồng. Cũng là ghi nhận quý thứ 5 liên tiếp GTT chìm trong thua lỗ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng kiệt quệ tài chính của các công ty trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)