Các biện pháp khắc phục kiệt quệ tài chính trong trường hợp thực tế tại Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng kiệt quệ tài chính của các công ty trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 42 - 47)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

3.4. Các biện pháp khắc phục kiệt quệ tài chính trong trường hợp thực tế tại Việt

Việt Nam

3.4.1. Bán tài sản

Khi đối mặt với những khó khăn tài chính nghiêm trọng, nhiều cơng ty đã chọn giải pháp tình thế là việc bán tài sản, chuyển nhượng dự án, hoặc bán cơng ty để thốt khỏi gánh nặng nợ nần.

Năm 2010, công ty cổ phần hàng hải Đông Đô (DDM) bị lỗ 74.31 tỷ đồng. Công ty đã rơi vào tình trạng quá hạn đối với các khoản vay ngân hàng. Do đó tại Đại hội cổ đơng thường niên năm 2011, các cổ đông đã thống nhất chào bán rộng rãi tàu chở hàng Đơng Phong (đóng năm 1999, tính đến năm 2011 giá trị sổ sách còn lại là 45.2 tỷ đồng/ 86.9 tỷ đồng nguyên giá). Ngồi ra, cơng ty này dự định bán cặp tàu container chuyên dụng Đông Mai/ Đông Du để cắt lỗ, tái cơ cấu cho phù hợp với năng lực quản lý; chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại số 11 đường Biệt Thự (thành phố Nha Trang) với giá khoảng 2 tỷ đồng; tiến

0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 15,77715,91616,05416,114 16,97717,941 18,932 20,82820,82821,036 21,246 21,673 22,159

Hình 3.3: Tỷ giá bình quân liên ngân hàng cuối kỳ

Đơn vị: đồng/USD

hành thủ tục bán tồn bộ diện tích 1,763.34 𝑚2 sàn nhà tại Lạc Trung B- Hà Nội để bổ sung năng lực tài chính cho cơng ty.

Sự kiện nhiều lãnh đạo công ty cổ phần dược Viễn Đông (DVD) bị bắt giữ do hành vi thao túng thị trường, mua bán nội gián đã làm cho công ty này đứng trên bờ vực phá sản. Các cổ đông đã chấp thuận kế hoạch bán một số tài sản để thanh toán khoản lãi vay 728 tỷ đồng (tính đến cuối năm 2010), đồng thời để bổ sung nguồn vốn hoạt động trong thời gian tới. Cụ thể, công ty dự bán bán nhà máy Lili of France cho Ngân hàng An Bình với giá tương đương khoản đầu tư ban đầu là 300 tỷ đồng và sau đó sẽ th lại để duy trì hoạt động sản xuất. DVD cũng đã bán thửa đất tại số 88 Luỹ Bán Bích (quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh) có giá trị sổ sách là 26.3 tỷ đồng và bán số cổ phiếu Savifarm với giá trị sổ sách 36.6 tỷ đồng...

Các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cũng chuyển nhượng dự án như công ty cổ phần xây dựng và phát triển đô thị Bà Rịa- Vũng Tàu (UDC) đã chuyển nhượng dự án chung cư Bàu Sen tại Vũng Tàu; công ty cổ phần hợp tác kinh tế và xuất nhập khẩu Savimex (SAV) kêu gọi đối tác góp vốn đầu tư vào dự án khu nhà ở tại phường Phú Mỹ, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh.

Bán tài sản, giải thể hoặc bán cơng ty con là giải pháp tình thế nhằm tái cơ cấu và mở ra cánh cửa để các cơng ty thốt khỏi tình trạng kiệt quệ tài chính. Tuy nhiên, không phải công ty nào thực hiện giải pháp bán tài sản cũng thốt khỏi tình trạng kiệt quệ tài chính. Điển hình như cơng ty cổ phần dược Viễn Đông (DVD), sau khi đã bán tài sản, thực hiện tái cơ cấu nhưng hoạt động của công ty này vẫn tụt dốc không phanh, đến cuối cùng chính chủ nợ của doanh nghiệp này đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho DVD. Vậy việc bán tài sản chỉ là giải pháp trong ngắn hạn, giúp cơng ty có thêm vốn để vượt qua giai đoạn thiếu thanh khoản nhưng sau đó các cơng ty cần tái cơ cấu hợp lý, đánh giá lại tình hình sản xuất kinh doanh để có những bước đi phù hợp nhằm vực dậy doanh nghiệp.

3.4.2. Chuyển nhượng và sáp nhập (M&A):

Theo xu thế chung của thị trường, hoạt động M&A đang diễn ra rất sôi động và phong phú. M&A để nâng cao năng lực tài chính, cơ cấu lại hệ thống quản lý, giảm chi phí vận hành. Đây là hoạt động mà nhiều công ty đang nhắm đến trong bối cảnh nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Các cơng ty trong q trình tái cơ cấu để hoạt động hiệu quả hơn cũng đang có xu hướng tăng quy mơ hoạt động, tăng quy mô vốn để không chỉ cạnh tranh và còn thu hút nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Đại diện tiêu biểu cho xu hướng M&A - các công ty hoạt động khơng hiệu quả trên thị trường là nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần.

3.4.3. Vốn hoá nợ

Ví dụ điển hình cho trường hợp vốn hố nợ để thốt khỏi tình trạng khó khăn về tài chính có thể kể đến trường hợp của cơng ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai vào năm 2014. Cơng ty này thời điểm đó đang phải đối mặt với khoản nợ phải trả hơn 4,000 tỷ đồng, gần gấp đôi vốn chủ sở hữu, trong khi lợi nhuận sau thuế bình quân mỗi quý chỉ đạt khoảng 2 tỷ đồng trong 3 quý đầu năm 2014. Để thốt khỏi tình trạng khó khăn đó, cơng ty Quốc Cường Gia Lai đã chào bán riêng lẻ hơn 145 triệu cổ phần để cấn trừ công nợ tương đương giá trị 1,400 tỷ đồng cho các chủ nợ, đồng thời góp phần tăng vốn điều lệ lên gấp đôi. Như vậy, Quốc Cường Gia Lai đã thực hiện hiệu quả giải pháp vốn hố nợ giúp cơng ty giảm bớt nợ phải trả và có cơ hội tiếp cận nguồn vốn mới.

Công ty cổ phần thuỷ sản Phương Nam cũng đã thực hiện phát hành cổ phiếu để cần trừ nợ vay tại Ngân hàng Liên Việt và Ngân hàng An Bình. Ngân hàng Sài Gòn- Hà Nội (SHB) cũng đã trở thành chủ sở hữu của công ty cổ phần thuỷ sản Bình An khi công ty này bị kiệt quệ tài chính. Việc tái cấu trúc công ty thuỷ sản Phương Nam bằng cách vốn hoá đã đạt được những kết quả khả quan khi sau vài tháng vốn hoá nợ, kim ngạch xuất khẩu đã tăng mạnh và nhiều khách hàng truyền thống đã quay trở lại với công ty.

Hàng loạt các thương vụ vốn hoá nợ khác cũng đã liên tiếp diễn ra như Xi măng Hà Tiên 1 (HT1), địa ốc Hồng Qn (HQC), cơng ty Mirae (KMR),...

Như vậy, việc vốn hoá nợ đã giúp các công ty giảm được đáng kể áp lực trả nợ, từ đó có cơ hội cải thiện hoạt động kinh doanh. Vốn hố nợ cịn giúp các ngân hàng giảm được nợ xấu. Kết quả tích cực đạt được từ các công ty như thuỷ sản Phương Nam cũng như kỳ vọng giảm nợ xấu là động lực khiến cho cả cơ quan quản lý nhà nước lẫn các công ty đều chú trọng đến phương án chuyển nợ thành vốn cổ phần. Có thể nhìn thấy điều này khi Ngân hàng Nhà Nước chấp thuận chủ trương cho Vietinbank tái cấu trúc khoản nợ vay của Vinalines bằng cách chuyển thành vốn cổ phần ( khoản nợ của Vinalines có giá trị khoảng hơn 5,000 tỷ đồng).

3.4.4. Tăng vốn bằng cách phát hành thêm cổ phiếu ra cơng chúng

Ngồi 3 giải pháp đã phân tích ở trên, các cơng ty rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính cịn có thể thu hút vốn thiếu hụt bằng cách phát hành thêm cổ phiếu ra công chúng. Tuy nhiên, giải pháp tăng vốn bằng cách phát hành thêm cổ phiếu rộng rãi ra cơng chúng có vẻ khó khả thi hơn cả so với 3 giải pháp đã nêu trên. Vào thời điểm triển khai vốn hố nợ, tình hình tài chính của các cơng ty này đang gặp khó khăn lớn, do vậy nếu chọn phương án phát hành thêm để huy động vốn sẽ khó thu hút nhà đầu tư tham gia.

Ví dụ như trường hợp của Xi măng Hà Tiên 1 (HT1), việc Vicem tăng sở hữu tại Xi măng Hà Tiên 1 bằng việc chuyển 1,200 tỷ đồng nợ thành vốn góp dưới dạng cổ phần đã từng gây rất nhiếu tranh cãi trên thị trường tài chính lúc bấy giờ. Trước thời điểm chuyển đổi nợ thành vốn góp, HT1 có lợi nhuận sau thuế âm 71 tỷ đồng ( 3 quý đầu năm 2013), cộng với nợ phải trả của quý 3/2013 là hơn 11,000 tỷ đồng, trong khi vốn chủ sỡ hữu chưa đến 2,000 tỷ đồng. Với kết quả kinh doanh này, không ai hiểu vì sao Vicem lại quyết định mua 120 triệu cổ phiếu với giá 10,000 đồng trong khi giá thị trường lúc đó chỉ có 5,200 đồng.

Bên cạnh lý do khó khăn trong việc thu hút nhà đầu tư tham gia mua cổ phiếu của những cơng ty đang gặp khó khăn về tài chính, việc tăng vốn thơng qua

phát hành thêm còn phải đối mặt với thủ tục phát hành khá phức tạp và tốn kém. Đó là chưa kể đến việc những cơng ty phát hành dạng này sẽ bị kiểm tra kiểm soát rất kỹ, đặc biệt là đối với những cổ phiếu có thị giá dưới mệnh giá 10,000 đồng/ cổ phiếu. Ngoài ra, nhiều nhà đầu tư trên thị trường đều cho rằng nếu không phải là công ty liên quan hoặc cổ đông lớn, cổ đông nội bộ, chắc hẳn các chủ nợ tại Quốc Cường Gia Lai, Xi măng Hà Tiên 1, Địa ốc Hồng Qn.... cũng khó chấp nhận việc đổi nợ thành vốn cổ phần với giá phát hành cao hơn thị giá.

Kết luận chương 3:

Tóm lại, nguyên nhân dẫn đến việc kiệt quệ tài chính của các công ty đến trực tiếp từ chính nội tại của cơng ty đó, cụ thể là những chiến lược kinh doanh, quyết sách quản lý tài chính. Bên cạnh đó, sự kiện kiệt quệ tài chính của các cơng ty cịn bị chi phối bởi một số ngoại tác mà trong bối cảnh ở Việt Nam chính là lạm phát, lãi suất cho vay và biến động tỷ giá hối đoái.

Từ những nguyên nhân chung nêu trên, từng công ty cần xác định rõ nguyên nhân chủ yếu, riêng biệt đối với trường hợp của từng công ty, để từ đó có thể xác định giải pháp thích hợp trong việc tìm cách thốt khỏi tình trạng kiệt quệ tài chính và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc lựa chọn giải pháp thoát khỏi tình trạng kiệt quệ tài chính rất quan trọng vì nó có thể quyết định sự tồn vong của chính cơng ty đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng kiệt quệ tài chính của các công ty trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)