CHƯƠNG 4 : MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
4.3. Dữ liệu
4.3.3. Xử lý dữ liệu
Bước đầu tiên, để xác định biến phụ thuộc, tác giả phân loại các quan sát trong mẫu các công ty trong dữ liệu bảng thành hai nhóm “kiệt quệ” và “khơng kiệt quệ” dựa vào việc tính tốn chỉ số EBITDA, chi phí tài chính và so sánh qua các năm:
- Tính tốn EBITDA năm t = Lợi nhuận trước thuế (EBT) cuối năm t + Chi phí tài chính trong năm t + Khấu hao trong năm t.
- Ghi nhận số liệu chi phí tài chính của cơng ty cuối năm t
- So sánh chỉ số EBITDA năm t và chi phí tài chính trong năm t. Chọn ra những cơng ty có hai năm quan sát liên tục EBITDA nhỏ hơn chi phí tài chính.
- Với các quan sát thoả mãn tiêu chí trên, tác giả tiến hành khảo sát dữ liệu quá khứ của giá chứng khốn các cơng ty này trong phạm vi thời gian từ năm 2004 đến hết năm 2016. Nếu có sự sụt giảm trong giá chứng khoán trong khoảng thời gian hai năm liên tục EBITDA nhỏ hơn chi phí tài chính được ghi nhận ở tiêu chí thứ nhất thì cơng ty này được xem là thoả mãn tiêu chí thứ hai của “kiệt quệ tài chính”, khi giá cả thị trường đã xác nhận lại những gì thể hiện trong báo cáo tài chính.
Tiếp theo, tiến hành phân bổ cho giá trị biến phụ thuộc của các năm quan sát nói trên là 1, còn lại sẽ nhận giá trị 0.Một công ty bị phân loại kiệt quệ tài chính khơng chỉ khi cơng ty đó tun bố phá sản mà bất kỳ lúc nào các thoả mãn hai điều kiện sau: i) khả năng sinh lợi của nó thấp hơn chi phí tài chính trong 2 năm liên tiếp, và ii) giá chứng khốn có sự sụt giảm trong khoảng thời gian giữa 2 năm đó.
Bước thứ hai, tác giả tính tốn tỷ số khả năng sinh lợi của công ty ( EBITit
RTAit−1). Tỷ số này được định dạng là tổng lợi nhuận trước thuế và lãi vay của công ty i cuối năm t chia cho chi phí thay thế tổng tài sản của công ty i cuối năm t-1. Việc sử dụng chi phí thay thế tổng tài sản đầu kì dựa trên quan điểm rằng thu nhập của công ty được tạo ra trong năm t đến từ hoạt động sản xuất kinh doanh, được “chiết xuất” trong quá trình sử dụng tổng tài sản tồn tại từ đầu năm. Như vậy, nhằm tạo ra tính tương thích về mặt thời điểm, thì “kết quả” trong năm sẽ chia cho “nguyên nhân” từ đầu năm. Logic này cũng sẽ được áp dụng cho biến độc lập thứ hai trong mơ hình.
Bước thứ ba, tác giả tính tốn tỷ số chi phí tài chính ( FEit
RTAit−1). Tỷ số này cũng tương tư như tỷ số khả năng sinh lợi ở việc mẫu số chính là chi phí thay thế tổng tài sản đầu năm.
Cuối cùng, tỷ số lợi nhuận giữ lại (REit−1
RTAit−1) được xác định là lợi nhuận giữ lại của công ty i trong năm t-1 chia cho chi phí thay thế tổng tài sản của cơng ty i cuối năm t-1. Riêng biến độc lập này, cả tử số và mẫu số đều thể hiện nguồn lực mà công ty đã sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm để tạo ra lợi nhuận. Do đó, tỷ số này chỉ sử dụng số liệu đầu kì trong báo cáo tài chính.
Quy trình tính tốn các biến độc lập được trình bày chi tiết như sau:
Nếu trực tiếp sử dụng các dữ liệu giá trị sổ sách (đã trình bày trong phần trước) của tổng tài sản và giá trị sổ sách của tài sản cố định hữu hình, thì khi đưa vào mơ hình sẽ có khả năng gây nên độ chệch trong ước lượng, điều này bắt nguồn từ việc các doanh nghiệp áp dụng các nguyên tắc kế toán khác nhau trong việc hạch toán số liệu. Các thông tin trên báo cáo tài chính cơng bố hàng năm không thống nhất, và không thể so sánh được. Perfect và Wiles (1994) trong nghiên cứu so sánh giữa 5 cách xây dựng chỉ số Tobin’s q để đo lường giá trị doanh nghiệp, đã kết luận rằng phương pháp xây dựng chỉ số Tobin’s q liên quan đến “giá trị thay thế của tài sản doanh nghiệp” là “vững chắc” khi được sử dụng vào mơ hình định lượng. Giá trị thay thế của tài sản công ty được xác định là số tiền cần thiết để mua lại “năng
lực sản xuất hiện tại” của một công ty ở mức chi phí thấp nhất và tương ứng với công nghệ mới nhất. Theo Perfect và Wiles (1994), thì:
𝐑𝐅𝐢𝐭 = 𝐑𝐅𝐢𝐭−𝟏[𝟏+ 𝛟𝐭
𝟏+ 𝛅𝐢𝐭] + 𝚰𝐢𝐭 Trong đó:
- RFit là giá trị thay thế của tài sản cố định hữu hình của cơng ty i vào năm t. Với t = t0 thì RFit0 = BFit0, t0 là năm đầu tiên trong thời kì nghiên cứu (trong nghiên cứu này t0 = 2004). BFit là gía trị sổ sách của tài sản cố định hữu hình của cơng ty i vào năm t.
- Ιit là đầu tư mới vào tài sản cố định hữu hình của cơng ty i trong năm t. Trong báo cáo tài chính, chúng ta có thể quan sát được sự tăng/giảm khoản mục tài sản cố định hữu hình qua từng năm. Sự biến động tăng lên trong nguyên giá tài sản cố định hữu hình là do đầu tư, mua mới, xây dựng cơ bản dở dang được kết chuyển trong năm, và giảm đi là do thanh lý, nhượng bán, hay các nguyên nhân khác. Vì vậy, chỉ tiêu này sẽ được tính tốn như sau:
𝚰𝐢𝐭 = nguyên giá tài sản cố định hữu hình cuối năm t – nguyên giá tài sản cố
định hữu hình cuối năm t-1
- ϕt là tỷ lệ tăng trong giá hàng hoá vốn. Tuy nhiên để phù hợp hơn với tình hình số liệu các doanh nghiệp tại Việt Nam, tác giả thay thế giá trị này bằng tỉ lệ lạm phát qua từng năm, lấy số liệu từ nguồn WorldBank. - 𝛿𝑖𝑡 = 𝑘ℎấ𝑢 ℎ𝑎𝑜
𝐵𝐹𝑖𝑡 là tỷ lệ khấu hao trong năm t
Khi đó, giá trị thay thế tổng tài sản của doanh nghiệp (RTA) sẽ được tính tốn dựa theo cơng thức sau:
Trong đó:
- RFit là giá trị thay thế của tài sản cố định hữu hình của cơng ty i vào năm t.
- TAit là giá trị sổ sách tổng tài sản của công ty i cuối năm t. Ta sẽ có RTAi0 = TAi0.
Giá trị thay thế tổng tài sản (RTAit) sẽ được sử dụng để kết hợp với các chỉ tiêu tài chính khác để tạo thành các biến số giải thích chính cho “kiệt quệ tài chính”. Đây chính là ưu điểm của nghiên cứu này, vì giúp hạn chế được những ảnh hưởng của việc áp dụng các nguyên tắc kế toán khác nhau ở từng doanh nghiệp.
Việc thành lập các biến chỉ số chia cho giá trị thay thế tổng tài sản mang đến một số ưu điểm nhất định trong ước lượng. Theo định hướng thu thập dữ liệu, thì các cơng ty được thu thập đến từ nhiều ngành nghề, quy mô,... Việc sử dụng các số liệu tài chính tuyệt đối khi đưa vào mơ hình ước lượng sẽ gây sự khơng tương thích về mặt số liệu, ví dụ như trường hợp công ty VIC (Công ty cổ phần tập đồn VinGroup) có quy mơ tổng tài sản lên đến 146,000 tỷ đồng trong khi chỉ tiêu này ở các công ty bé nhất trong mẫu chỉ khoảng vài chục tỷ đồng. Sau khi được điều chỉnh lại thì chỉ tiêu này sẽ tương thích khi đưa vào mơ hình cũng như có tính đồng dạng và có thể so sánh được.