CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.2 Kiến nghị một số chính sách nhằm nâng cao QTRR tại các DN xây dựng trên
5.2.1.3 Yếu tố phản ứng rủi ro
- Né tránh rủi ro như không tham gia vào các dự án có độ rủi ro cao hoặc thua
lỗ. Khi DN phân tích xác suất xảy ra rủi ro lớn, tổn thất cao thì cách tốt nhất DN nên
chọn là né tránh rủi ro bằng cách dừng không thực hiện nữa hoặc chọn một phương án khác thay thế. Đối với rủi ro có tác động mạnh đến việc thực hiện mục tiêu DN cần bàn bạc với các nhà quản lý, hội đồng quản trị trước khi đưa ra quyết đinh.
- Chấp nhận rủi ro và chuyển giao rủi ro. DN phân tích tác động của những rủi ro này có thể xảy ra, nếu như chi phí để phịng ngừa rủi ro này lớn hơn chi phí có thể đem lại được thì DN chọn cách là cứ để rủi ro xảy ra, chấp nhận rủi ro. Hoặc DN có thể chuyển giao rủi ro cho bên thứ ba bằng cách mua bảo hiểm như bảo hiểm tài sản, bảo hiểm con người, bảo hiểm tiền gửi. Đối với những hợp đồng mua nguyên vật liệu nên chọn hợp đồng giá cố định nhằm tránh rủi ro tăng giá nguyên vật liệu.
- Đối đầu với rủi ro nhưng đưa ra các quy định nội quy tại doah nghiệp nhằm
giảm bớt tổn thất có thể xảy ra. Có rất nhiều những biện pháp nhằm giảm bớt thiệt
hại khi rủi ro xảy ra như bố trí sắp xếp lại nhân viên đúng trình độ đúng cơng việc, ràng buộc các điều khoản trong hợp đồng, dự tốn thiết kế chính xác, quy định an toàn lao động tại nơi làm việc.
- Doanh nghiệp xây dựng các tình hướng đối phó với rủi ro: được trình bày
trong BCTC, đưa ra các mục tiêu hoạt động. DN cần xây dựng các phương án đối
phó đối từng sự kiện tiềm tàng có thể xảy ra. Có thể kết hợp nhiều phương án đối phó đối với một rủi ro có thể xảy ra. Việc đối phó với rủi ro cần được tính tốn kỹ và được bàn bạc trong lãnh đạo cơng ty để có thể đưa ra những lựa chọn hợp lý nhất.