Thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường nhận định của cán bộ công nhân viên về thực tiễn quản trị nguồn nhân lực và sự thoả mãn trong công việc tại công ty cổ phần xi măng tây ninh , luận văn thạc sĩ (Trang 36 - 39)

Như đã trình bày ở Chương 1, đề tài này có 2 bước nghiên cứu: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận với Giảng viên hướng dẫn và các cán bộ phụ trách công tác nhân sự tại Công ty TAFICO nhằm điều chỉnh và bổ sung các biến

quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu.

Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định lượng này được thực hiện thông qua

phương pháp phỏng vấn trực tiếp các CBCNV TAFICO thông qua bảng câu hỏi chi tiết nhằm đánh giá các thang đo và kiểm định mơ hình lý thuyết cùng các giả thuyết đã đặt ra.

3.2.1 Quy trình nghiên cứu

Bảng 3.1. Quy trình nghiên cứu

Bước Dạng nghiên cứu Phương pháp Kỹ thuật sử dụng Thời

gian Địa điểm

Số lượng người được khảo sát 1 Sơ Bộ Định tính Thảo luận với các chuyên gia 05/2011 Văn phịng Tafico 15 người 2 Chính thức Định lượng Phỏng vấn trực tiếp 07/2011 Tại các đơn vị, chi nhánh trực thuộc công ty Tafico 200 người

3.2.1.1. Nghiên cứu sơ bộ (định tính):

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thơng qua phương pháp định tính sử

dụng kỹ thuật thảo luận các chuyên gia. Việc thảo luận được tiến hành với các chuyên gia bao gồm những cán bộ, chuyên viên làm việc trực tiếp trong công tác quản trị nguồn nhân lực và một và CBCNV thuộc bộ phận khác trong công ty TAFICO. Công đoạn này đã xác định được các vấn đề cần thiết đưa

vào nghiên cứu, định hình các thành phần và yếu tố trong thang đo thực tiễn quản trị nguồn nhân lực có tác động đến sự hài lịng của CBCNV. Nội dung

thảo luận với các chuyên gia sẽ được ghi nhận, tổng hợp và là cơ sở cho hiệu chỉnh thang đo. Tiếp theo, bảng câu hỏi cũng được hiệu chỉnh, phát hành thử 15 nhân viên, ghi nhận các phản hồi, rồi hoàn chỉnh lần cuối. Như vậy, kết quả cụ thể của bước nghiên cứu định tính này là thang đo, mơ hình nghiên

cứu đã hiệu chỉnh và bảng câu hỏi chuẩn bị cho nghiên cứu chính thức.

3.2.1.2. Nghiên cứu chính thức (định lượng)

Nghiên cứu chính thức là nghiên cứu định lượng với kỹ thuật thu thập dữ liệu là phỏng vấn qua bảng câu hỏi đã được xác định từ nghiên cứu thăm

dị. Tồn bộ dữ liệu hồi đáp sẽ được xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 16.0. Khởi đầu, dữ liệu được mã hóa và làm sạch, sau đó, qua những phân

tích chính sau:

 Thống kê, mô tả mẫu nghiên cứu.

 Đánh giá độ tin cậy và giá trị thang đo: Các thang đo được đánh giá độ

tin cậy qua hệ số tin cậy Cronbach Alpha. Qua đó, các biến quan sát có tương quan biến tổng nhỏ(<0,4) bị loại và thang đo được chấp nhận khi hệ số tin cậy Cronbach Alpha đạt yêu cầu(>0,6). Tiếp theo, phương phân tích nhân tố EFA

được dùng để kiểm định giá trị khái niệm của thang đo. Các biến có trọng số

thấp(<0,4) sẽ bị loại và thang đo chỉ được chấp nhận khi tổng phương sai trích > 50%.

 Từ kết quả kiểm định thang đo trên, tác giả tiến hành phân tích hồi quy giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc, so sánh sự khác biệt theo đặc điểm cá nhân bằng kiểm định T-test và Anova.

3.2.2. Xây dựng thang đo lường

Trên cơ sở kết hợp các lý thuyết và các kết quả nghiên cứu trước: Tuyển dụng (Pfeffer, Petrescu & Simmons, Singh, Morrison); Đào tạo (Pfeffer, Petrescu & Simons, Singh, Harel, Morriosn, Jillian Brown); Trả lương và phúc lợi (Pfeffer, Singh, Harel, Jillian Brown); Đánh giả hiệu quả công việc (Petres & Simmons, Harel, Morrison, Jillan Brown); Hoạch định và phát triển sự nghiệp nhân viên (Singh, Harel); Phân tích cơng việc (Singh, Morrison, Pathak & Budhwar), sự hài lòng của nhân viên (Brayfiel và Rothe). Tác giả đã xây dựng thang đo lường về thực tiễn quản trị nguồn nhân lực, sự hài lòng của nhân viên trong công việc, và mối quan hệ giữa chúng. Từ đó lập thành bảng câu hỏi đưa vào tiến hành khảo sát.

- Các câu hỏi được lựa chọn dựa trên cơ sở mối liên quan của chúng

trị nguồn nhân lực và mức độ hài lòng của họ trong công việc. Một thang đo Likert 5 điểm được dùng để sắp xếp từ nhỏ đến lớn với số càng lớn là càng đồng ý (1: hồn tồn khơng đồng ý; 2. khơng đồng ý ; 3: bình thường; 4.: Đồng ý ; 5: hoàn toàn đồng ý). Bảng câu hỏi ban đầu được thiết kế gồm: 40

câu hỏi thuộc biến đo lường các yếu tố thực tiễn quản trị nguồn nhân lực, 7

câu hỏi thuộc biến đo lường sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên, 5 câu hỏi về thông tin cá nhân của đối tượng được khảo sát và 1 câu hỏi về lựa chọn giải pháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường nhận định của cán bộ công nhân viên về thực tiễn quản trị nguồn nhân lực và sự thoả mãn trong công việc tại công ty cổ phần xi măng tây ninh , luận văn thạc sĩ (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)