6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
3.2.3 Hoàn thiện nội dung phân tích
3.2.3.1. Hoàn thiện nội dung phân tích
- Công ty cần chú trọng và phân tích sâu hơn đối với các nội dung phục vụ thiết thực cho công tác quản lý, phụ thuộc vào tính cấp bách của từng thời kỳ, thay vì chỉ thực hiện phân tích các chỉ tiêu tài chính chung chung mang tính định hướng. Ví dụ như phân tích hiệu quả kinh doanh theo từng loại mặt hàng, phân tích hiệu quả của từng hợp đồng, xem xét chi phí sử dụng các nguồn vốn để lựa chọn cơ cấu vốn tối ưu… Các danh mục đầu tư của Công ty có hiệu quả hay không, bán hay mua thêm các loại hàng hóa nào, khả năng tiêu thụđược bao nhiêu, chu kỳ thời gian nào qua đó xác định các đơn đặt hàng nhập khẩu được chính xác , tận dụng được khả năng tăng donh thu và không để tồn kho ứđọng..
- Cần bổ sung phân tích rủi ro và dự đoán tài chính bởi đây được xem là nội dung quan trọng trong các báo cáo phân tích tài chính của Công ty. Rủi ro tài chính có thể hiểu là sự bất trắc, sự không ổn định có thể đo lường được, có thể đưa đến những tổn thất, mất mát, thiệt hại hoặc làm mất đi những cơ hội sinh lời. Những rủi ro này gắn liền với hoạt động tài chính và mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp, nghĩa là gắn liền với cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Phân tích rủi ro tài chính giúp đánh giá, dự báo về vốn trong thời gian tới: Tiền mặt, nguồn vốn, tiêu thụ sản phẩm, doanh thu...trên cơ sở đó có biện pháp quản lý rủi ro, hạn chế thấp nhất những thiệt hại, tổn thất nếu có rủi ro xảy ra...ngoài ra còn có thể phân tích thêm rủi ro thị truờng có thể phân tích chi tiết các điều kiện khách quan như chính trị , khả năng xảy ra chiến tranh, rồi phân tích rủi ro về danh mục đầu tư: đất đai, chứng khoán, vàng tăng giá giảm giá, TGNN....
Nhu cầu về vốn của doanh nghiệp chính là số vốn cần thiết để doanh nghiệp tiến hành kinh doanh phù hợp với từng quy mô hoạt động. Dự báo nhu cầu tài chính là ước tính về cầu tài chính trong tương lai gần, giúp đánh giá tiềm lực tài chính, có kế hoạch tổ chức huy động vốn phù hợp. Để dự báo các chỉ tiêu tài chính, trước hết cần chọn các khoản mục trên các Báo cáo tài chính (Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng cân đối kế toán) có khả năng thay đổi khi doanh thu thuần thay đổi, dựa vào mối quan
hệ giữa doanh thu thuần với từng khoản mục. Từđó, sẽ dự báo trị số của từng chỉ tiêu trong kỳ tới.
- Lập dự báo tài chính
Quy trình lập dự báo được thực hiện qua các bước:
+ Bước 1: Xác định mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên từng báo cáo với doanh thu thuần. Phân loại các khoản mục trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng cân đối kế toán vào 2 nhóm: Nhóm những chỉ tiêu thay đổi cùng chiều với doanh thu thuần và nhóm những chỉ tiêu không thay đổi hoặc thay đổi không rõ ràng khi doanh thu thuần thay đổi.
+ Bước 2: Xác định trị số dự báo của các chỉ tiêu thuộc nhóm thay đổi cùng chiều với doanh thu thuần thông qua việc xác định tỷ lệ của từng chỉ tiêu so với doanh thu thuần từ số liệu năm trước, sau đó lấy doanh thu thuần dự báo năm nay nhân với tỷ lệđã xác định được.
+ Bước 3: Lập báo cáo tài chính dự báo: Các chỉ tiêu thuộc nhóm không thay đổi hoặc thay đổi không rõ ràng khi doanh thu thuần thay đổi được lấy bằng giá trị kỳ trước.
+ Bước 4: Xác định lượng vốn thừa, thiếu ứng với mức doanh thu thuần mới: là phần chênh lệch giữa tổng nguồn vốn dự báo và tổng tài sản dự báo.
+ Bước 5: Xác định lượng lưu chuyển tiền thuần trong kỳ qua việc tìm ra mối quan hệ giữa lượng tiền và tương đương tiền với các chỉ tiêu khác trên Bảng cân đối kế toán, xác định các nguyên nhân làm tiền và tương đương tiền tăng, giảm. Từ đó, căn cứ vào Bảng cân đối kế toán dự báo để xác định lượng tiền thuần lưu chuyển trong kỳ theo công thức:
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ =
Lượng tiền tăng (thu vào) trong kỳ -
Lượng tiền giảmm (chi ra) trong kỳ
Trong trường hợp lượng tiền giảm lớn hơn lượng tiền tăng trong kỳ, Công ty phải có kế hoạch để huy động thêm tiền từ các nguồn khác nhằm tránh gặp phải khó khăn trong thanh toán.
- Ngoài ra, Công ty cũng cần bổ sung phân tích điểm hòa vốn.
Một doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động kinh doanh, cần xác định doanh thu tối thiểu đủ bù đắp chi phí của quá trình hoạt động kinh doanh đó. Phân tích điểm hoà vốn cho phép xác định được sản lượng, mức doanh thu và thời gian sản xuất để ít nhất đủđể bù đắp chi phí bỏ ra, từ đó giúp nhà quản lý nhìn nhận quá trình kinh doanh trong mối quan hệ với nhiều yếu tố tác động tới lợi nhuận, cho phép xác định rõ ràng vào thời điểm nào trong kỳ kinh doanh, hay ở mức sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm thì doanh nghiệp không bị lỗ, doanh nghiệp muốn đạt được mức lợi nhuận mong muốn thì cần phải sản xuất và bán ra bao nhiêu sản phẩm… từ đó có các quyết định chủđộng, tích cực phù hợp và đảm bảo thực hiện được mục tiêu đặt ra. Tuy nhiên điều kiện để áp dụng phân tích điểm hòa vốn chính xác là sản xuất phải giản đơn, dễ tính chi phí, dễ bóc tách cho từng sản phẩm...khi áp dụng vào CT TNHH 1TV Quang hiển là cơ sỏ lắp giáp sửa chữa sẽ gặp nhhiều khó khăn nhưng đây là một yêu cầu cần thiết.
3.2.3.2. Hoàn thiện các chỉ tiêu phân tích
- Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh: cần bổ sung phân tích đảm bảo vốn theo quan điểm luân chuyển vốn; đồng thời khi thực hiện phân tích tình hình đảm bảo vốn theo tính ổn định của nguồn tài trợ, cần xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố và xem xét nguyên nhân ảnh hưởng đến vốn lưu chuyển cũng như xem xét biến động của vốn lưu chuyển qua nhiều kỳ liên tục để đánh giá tính ổn định và bền vững của cân bằng tài chính. Phân tích tình hình đảm bảo vốn theo quan điểm luân chuyển vốn, cần xác định cân đối sau:
Vốn chủ sở hữu + Vốn vay hợp pháp + Nguồn vốn thanh toán = Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn + Tài sản thanh toán
Từ đó, người phân tích đánh giá được cân đối giữa tài sản và nguồn tài trợ tài sản của Công ty.
+ Khi phân tích tình hình thanh toán, cần phân tích chi tiết cho vòng quay các khoản phải thu khách hàng, vòng quay các khoản phải trả cho người bán hàng hóa và vòng quay các khoản nợ vay, bởi việc quản lý các khoản mục công nợ này đóng vai trò quan trọng trong quản lý tài chính của Công ty.
- Phân tích khả năng thanh toán cần đi sâu vào đánh giá khả năng thanh toán và nhu cầu thanh toán trong từng giai đoạn.Có thể lập bảng phân tích như sau:
Bảng 3.1. Bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán
Nhu cầu thanh toán Số
tiền Khả năng thanh toán
Số tiền I. Nhu cầu ngắn hạn
1. Các khoản phải thanh toán ngay a. Các khoản nợ quá hạn: - Phải nộp ngân sách - Phải trả tiền vay - Phải trả người lao động - Phải trả người bán - Phải trả người mua - Phải trả nội bộ - Phải trả khác b. Các khoản nợđến hạn: - Nợ ngân sách - Nợ tiền vay - ...
2. Các khoản phải thanh toán trong thời gian tới 1. Tháng tới: - Nộp Ngân sách - Phải trả tiền vay - ... I. Khả năng ngắn hạn 1. Các khoản có thể dùng để thanh toán ngay
a. Tiền mặt: - Tiền Việt Nam - Vàng bạc, đá quí - Ngoại tệ b. Tiền gửi Ngân hàng: - Tiền Việt Nam - Ngoại tệ - Vàng bạc, đá quí c. Tiền đang chuyển: - Tiền Việt Nam - Tiền đang chuyển khác d. Các khoản tương đương tiền 2. Các khoản có thể thanh toán trong thời gian tới 1. Tháng tới: - Đầu tư ngắn hạn khác - Khoản phải thu - Vay ngắn hạn - V.v...
2. Quý tới: - Nộp Ngân sách - Phải trả tiền vay - ... 2. Quý tới: - Vay - Thu hồi tiền hàng - Thu hồi nợ phải thu -V.v… 3. 6 tháng tới - ...
II. Nhu cầu dài hạn 1. Năm tới 2. Hai năm tới … 3. 6 tháng tới - … II. Khả năng dài hạn 1. Năm tới 2. Hai năm tới ….
-Phân tích mức độ tạo tiền và tình hình lưu chuyển tiền tệ: khi phân tích, cần xem xét mối liên hệ của các thông tin về lưu chuyển tiền tệ với Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Đánh giá khả năng tạo tiền cần sử dụng phương pháp phân tích nhân tố để tính toán và xác định ảnh hưởng của từng nhân tố đến biến động lưu chuyển tiền thuần, xem xét tiền thu vào, chi ra của từng hoạt động ảnh hưởng như thế nào đến lưu chuyển tiền của từng hoạt động.
Trước hết, tính toán ảnh hưởng của từng nhân tố dựa vào phương pháp cân đối như sau: Ảnh hưởng của lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh = Lưu chuyển tiền thuần của hoạt động kinh doanh kỳ này - Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh kỳ trước
Ảnh hưởng của lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính được xác định tương tự hoạt động kinh doanh.
Ảnh hưởng của dòng tiền thu vào = Tổng số tiền thu vào kỳ này - Tổng số tiền thu vào kỳ trước Ảnh hưởng của dòng tiền chi ra = Tổng số tiền chi ra kỳ này - Tổng số tiền chi ra kỳ trước
Sau đó, xác định và so sánh giữa kỳ này với kỳ trước về tỷ trọng lưu chuyển tiền thuần của từng hoạt động trong tổng lưu chuyển tiền thuần trong kỳ để nghiên cứu và đánh giá tình hình lưu chuyển tiền trong mối liên hệ giữa các hoạt động. Lập bảng tính toán ảnh hưởng của các nhân tốc đến biến động lưu chuyển tiền thuần như sau:
Bảng 3.2. Bảng tính ảnh hưởng của từng nhân tố đến lưu chuyển tiền thuần Chỉ tiêu Năm N-1 so với năm N-2 Năm N so với năm N-1 Biến động lưu chuyển tiền thuần (769,73) 1.484,81
1. Ảnh hưởng của lưu chuyển tiền thuần từ
hoạt động kinh doanh (14.884,08) 30.595,19
Lưu chuyển tiền thuần của hoạt động kinh
doanh kỳ này (10.481,27) 20.113,92
Lưu chuyển tiền thuần của hoạt động kinh
doanh kỳ trước 4.402,81 (10.481,27)
2. Ảnh hưởng của lưu chuyển tiền thuần từ
hoạt động đầu tư (2.901,31) 7.190,47
Lưu chuyển tiền thuần của hoạt động đầu tư kỳ
này (4.338,48) 2.851,99
Lưu chuyển tiền thuần của hoạt động đầu tư kỳ
trước (1.437,17) (4.338,48)
3. Ảnh hưởng của lưu chuyển tiền thuần từ
hoạt động tài chính 17.015,66 (36.300,85)
Lưu chuyển tiền thuần của hoạt động tài chính
kỳ này 15.930,80 (20.370,05)
Lưu chuyển tiền thuần của hoạt động tài chính
kỳ trước (1.084,86) 15.930,80
4. Ảnh hưởng của dòng tiền thu vào 32.181,62 16.614,21
Tổng số tiền thu vào kỳ này 294.966,22 311.580,43
Tổng số tiền thu vào kỳ trước 262.784,60 294.966,22
5. Ảnh hưởng của dòng tiền chi ra (32.951,36) (15.129,39)
Tổng số tiền chi ra kỳ này (293.855,17) (308.984,56)
Tổng số tiền chi ra kỳ trước (260.903,81) (293.855,17)