6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
2.3.2. Nguyên nhân và những hạn chế
2.3.2.1. Nguyên nhân
Việt Nam là nước đông dân (xấp xỉ 90 triệu), thu nhập bình quân đầu người khá thấp, khoảng 1.000 USD/1 người/1 năm. Trong đó, có nhiều người chưa thể mua các sản phẩm điện tử- điện máy thiết yếu như: máy giặt, điều hòa, tivi LCD, máy ảnh du lịch, điện thoại di động, máy tính… Nhưng Việt Nam là nước có độ tuổi dân số khá trẻ. Có đến 60% là dân số trẻ nên họ sẵn sàng đầu tư mua sắm nhiều hơn, đồng thời cũng sẵn sàng mua những sản phẩm đắt tiền hơn. Cùng với tâm lý tiêu dùng là chạy theo thị hiếu, người Việt Nam thường thích những sản phẩm đẹp, nhiều tính năng và có thương hiệu mạnh. Như vậy khó khăn đặt ra ởđây đối với các công ty bán lẻ nói chung và Quang Hiển nói riêng là kinh doanh những mặt hàng nào của hãng sản xuất nào đểđánh trúng tâm lý cũng như thị hiếu của khách hàng Việt..
Nguyên nhân thứ hai là nền kinh tế Việt Nam đang gặp khó khăn. Khó khăn đến từ nhiều yếu tố, đó là việc tăng giá vàng, tăng lãi suất tiết kiệm. Tiếp đó là giá điện, giá xăng tăng khá nhiều dẫn đến người dân đối mặt với nhiều thách thức trong việc cân đối chi tiêu. Lạm phát tăng cao đặc biệt với giá các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày làm cho người dân trở nên eo hẹp hơn. Chắc chắn, họ sẽ cắt giảm chi tiêu cho những sản phẩm không phải là thiết yếu như máy ảnh, máy tính xách tay, máy nghe nhạc, tivi, tủ lạnh.. thế hệ cao
Theo nhận định của các chuyên gia GFK, hiện nay các nhà phân phối điện máy đang cố hình thành những chuỗi kinh doanh đủ mạnh để chi phối thị trường. Bởi hiện tại, tổng doanh số thị trường điện lạnh tại Việt Nam gần 9 tỷ nhưng chưa có DN điện máy nào đủ sức nắm giữ 20% thị phần. TPHCM hiện đã có 4-5 thương hiệu với chuỗi siêu thị bán hàng điện máy khá tên tuổi, sở hữu những mặt bằng “đẹp” ở các vị trí đắc địa như Nguyễn Kim, Thiên Hòa, Chợ Lớn, Phan Khang... tại Hà Nội, các thương hiệu như Trần Anh, Pico, Media Mart, Top Care... cũng đã hình thành những chuỗi kinh doanh riêng. Như vậy với Quang Hiển sẽ đây sẽ là 1 trở ngại vô cùng lớn. Công ty đang có dự định sẽ mở rộng kinh doanh, thu hút nguồn vốn từ bên ngoài
Trong khi đó công ty Quang Hiên chỉ là 1 doanh nghiệp nhỏ, tổ chức phân tích tài chính của Công ty không được tổ chức thành một bộ phận riêng biệt, mà được thực hiện kiêm nhiệm bởi một số nhân viên chuyên trách của phòng Tài chính kế toán (Với một doanh nghiệp thương mại nhỏ, bộ máy quản lí hạn chế, Giám đốc tài chính và người phụ trach phòng tài chính kế toán phải trực tiếp làm việc này ). Việc phân tích không được tiến hành định kỳ mà phụ thuộc vào yêu cầu của Ban Giám đốc, khi đó nhân viên được phân công mới thu thập tài liệu, tiến hành phân tích và lập báo cáo. Công tác tổ chức phân tích cũng chưa theo trình tự khoa học và thống nhất. Như vậy, việc lập báo cáo chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu những báo biểu tài chính do bản thân công ty lập, không được tập hợp đầy đủ các thông tin liên quan đến tình hình tài chính và xoay quanh hoạt động của Công ty, như các thông tin chung về chính sách vỹ mô như chính sách kinh tế, tiền tệ, thuế khoá; các thông tin về ngành kinh tế và môi trường kinh doanh, các đối thủ cạnh tranh; môi trường
pháp lý; các chỉ tiêu trung bình ngành; các thông tin về các cuộc thăm dò thị trường, triển vọng phát triển trong kinh doanh…
2.3.2.2. Hạn chế
Công tác phân tích tài chính tại Công ty còn tồn tại nhiều hạn chế. Hạn chế trước hết do các nguyên nhân chủ quan, từ phía Ban quản lý của Công ty. Những người lãnh đạo chưa có ý thức, kiến thức sử dụng công cụ tài chinh trong Cty(Giám đốc tài chính, người phụ trách phòng tài chính kế toán chưa làm đúng việc này), việc chỉ đạo thực hiện cũng như triển khai công tác phân tích chưa được thực hiện đồng bộ và nhất quán. Từ đó, gây khó khăn cho việc tiếp cận các nguồn dữ liệu trong nội bộ Công ty của bộ phận thực hiện phân tích.
Ở nước ta, hoạt động phân tích tài chính chưa trở thành việc làm thường xuyên và bắt buộc. Mỗi doanh nghiệp tự tổ chức hoạt động phân tích tài chính khi có nhu cầu. Bên cạnh đó, các thông tin hầu hết do các doanh nghiệp tự lập và phần lớn chưa có sự đảm bảo số liệu bởi một tổ chức kiểm toán độc lập, do hiện tại Bộ Tài chính chỉ yêu cầu bắt buộc phải kiểm toán với một số loại hình doanh nghiệp nhất định. Do đó, với hệ thống thông tin chưa hoàn hảo và còn nhiều chậm chễ, các chỉ tiêu trung bình ngành cũng chỉ là một chỉ tiêu tham khảo.
Một khó khăn khác, Bộ Tài chính không bắt buộc công khai thông tin đối với các doanh nghiệp chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán. Do đó, các thông tin tài chính của các doanh nghiệp có cùng quy mô rất khó tiếp cận. Các thông tin kinh tế, tài chính khác có liên quan cũng chưa được công bố kịp thời. Vì vậy, việc tiếp cận các thông tin bên ngoài doanh nghiệp để làm số liệu so sánh và đánh giá thực trạng hiện tại của Quang Hiển gặp rất nhiều khó khăn.
Hệ thống báo cáo tài chính theo các quy định hiện hành cũng có nhiều hạn chế. Các báo cáo theo mẫu quy định không hoàn toàn phù hợp với nhu cầu sử dụng thông tin và nhu cầu phân tích báo cáo tài chính. Các chỉ tiêu được yêu cầu trình bày chỉ phản ánh những gì có sẵn trên các tài khoản trong kỳ kế toán, chưa mang lại đầy đủ thông tin. Mặt khác, sự khác nhau trong việc áp dụng các chính sách kế toán (như phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho, phương pháp tính và thời gian tính khấu hao tài sản cố định, các phương pháp hạch toán tỷ giá ngoại tệ...) giữa các
doanh nghiệp đã làm cho việc so sánh giữa các kỳ kế toán không mang lại kết quả chính xác như mong muốn
Hệ thống phương pháp phân tích cũng như hệ thống chỉ tiêu phân tích, cách thức tính toán và đánh giá các chỉ tiêu, nhận xét tình hình tài chính tại Việt nam hiện nay chưa hoàn thiện, có sự khác nhau trong cách tính toán, gọi tên cùng chỉ tiêu phân tích, dẫn đến việt sử dụng kết quả phân tích khác nhau, ảnh hưởng đến việc sử dụng thông tin cho việc ra quyết định. Việc phổ biến kiến thức về phân tích báo cáo tài chính và sử dụng thông tin từ phân tích báo cáo tài chính cũng chưa được thực hiện rộng rãi, do đó hiểu biết về tầm quan trọng của phân tích tài chính doanh nghiệp của các nhà quản trị DN cũng như nhà đầu tư còn hạn chế.
Trong bối cảnh này, muốn sử dụng được công cụ tài chính doanh nghiệp phải biết tổ chức lấy hệ thống thông tin tài chinh,các biểu báo... phù hợp với mình và không trái với thể chế nhà nước.
PHẦN 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN QUANG HIỂN