CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO VÀ TỶ SUẤT SINH LỢI
2.3. Những thuận lợi và khó khăn của ngành logisticsViệt Nam
2.3.1. Thuận lợi:
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý vơ cùng thuận lợi để phát triển ngành logistics với hàng trăm cửa khẩu quốc tế, quốc gia lớn nhỏ nằm dọc theo chiều dài đất nước.
Nguồn lao động dồi dào, chi phí tương đối rẻ là một ưu thế cho sự phát triển của ngành.
Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh về kinh tế, đặc biệt là sản xuất và bán lẽ, một thị trường khổng lồ là những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của ngành logistics.
2.3.2. Khó khăn:
Tuy có điều kiện thuận lợi về địa lý nhưng do nước ta hay chịu ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt, bão…làm ảnh hưởng đến hoạt động dịch vụ giao nhận vận chuyển của doanh nghiệp.
Nguồn lao động dồi dào nhưng chất lượng chưa cao, kỹ năng kinh nghiệm còn yếu, thiếu các nhà quản lý chuyên nghiệp. Ngồi luật pháp Việt Nam, các cơng ty logistics nhất thiết phải am hiểu sâu sắc và vận dụng hiệu quả luật pháp, tập quán thương mại quốc tế. Vì vậy, đa số các doanh nghiệp phải đào tạo lại để nhân viên hiểu biết về quy trình logistics một cách chuyên nghiệp. Qua số liệu điều tra của Viện nghiên cứu Kinh tế và Phát triển- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân về hoạt động logistics ở 10 tỉnh, thành phố trong cả nước năm 2011 cho thấy có tới 69,28% ý kiến cho rằng các doanh nghiệp thiếu sự liên kết hợp tác, 54,7% ý kiến cho rằng thiếu đội ngũ nhân viên có tính chun nghiệp và có tới 80,26% lao động trong các doanh nghiệp logistics chỉ được đào tạo qua cơng việc. Đây chính là những nguyên nhân cơ bản làm cho năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
logistics Việt Nam thấp thua xa so với các doanh nghiệp nước ngồi trong tình hình hiện nay.
Ttrong những năm qua cơ sở hạ tầng đã có nhiều thay đổi đáng kể. Nhiều cơng trình, hệ thống giao thông đường bộ, cảng biển được nâng cấp. Tuy nhiên nhìn từ góc độ logistics thì hạ tầng cơ sở nước ta cịn yếu kém, lạc hậu, thiếu đồng bộ nên các doanh nghiệp chủ yếu khai thác dịch vụ bằng đường hàng không và đường biển. Các trục đường bộ khơng được thiết kế đúng tiêu chuẩn để có thể kết hợp tốt các phương thức vận tải. Chẳng hạn, các quốc lộ chỉ được thiết kế cho xe có tải trọng khơng q 30 tấn lưu thơng, trong khi theo tiêu chuẩn quốc tế, trọng lượng một container 40 feet đầy hàng đã lên đến 34,5 tấn. Tình trạng kẹt xe hay hạn chế thời gian lưu thông trên đường…đã làm tốc độ lưu chuyển logistics bị chậm lại và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp logistics.
Hầu hết các doanh nghiệp logistics Việt Nam có nguồn vốn ít, quy mơ nhỏ. Thậm chí có doanh nghiệp chỉ đăng ký vốn từ 300 – 500 triệu đồng và chỉ có vài ba nhân viên. Vì vậy với quy mơ nhỏ thì các doanh nghiệp chỉ đáp ứng được những công việc đơn giản cho một vài khách hàng và không thể chen chân vào thị trường logistic thế giới.
Những vướng mắc trong hoạt động xuất nhập khẩu liên quan đến dịch vụ logistics. Đặt biệt trong khâu giải quyết cơ chế thủ tục hải quan, mặc dù đã áp dụng hải quan điện tử nhưng do đường truyền còn chậm nên vẫn còn mất nhiều thời gian để làm thủ tục cho một lô hàng xuất nhập khẩu hoặc việc không nhất quán trong áp dụng luật như việc áp dụng trị giá tính thuế khác nhau từ hóa đơn trong những thời điểm khác nhau.