Những rủi ro thường gặp trong các doanh nghiệp logisticsViệt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường rủi ro và tỷ suất sinh lợi các doanh nghiệp logistics ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 26 - 31)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO VÀ TỶ SUẤT SINH LỢI

2.4. Những rủi ro thường gặp trong các doanh nghiệp logisticsViệt Nam

2.4.1. Rủi ro hoạt động

Cũng như các ngành dịch vụ khác, ngành logistics cũng có doanh thu khơng ổn định vào mùa cao điểm và thấp điểm tùy thuộc vào nhu cầu xuất nhập khẩu của doanh nghiệp và tình hình kinh tế vĩ mơ. Năm 2011 là một năm có nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp logistics đặc biệt là các doanh nghiệp vận tải biển và hàng không do nhu cầu xuất nhập khẩu hàng giảm, các DN sản xuất có ít đơn hàng chỉ hoạt động cầm chừng xuất phát từ những khó khăn, bất ổn của nền kinh tế Việt Nam và các nguyên nhân đến từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới chưa hồi phục.

 Cạnh tranh trên thương trường

Đa số các doanh nghiệp logistics Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ, hoạt động rời rạc, đơn lẻ, mỗi doanh nghiệp chỉ biết đến lợi ích của riêng mình, thiếu hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, tạo nên cuộc cạnh tranh khốc liệt, chủ yếu là cạnh tranh về giá. Các DN logistics không chú trọng nhiều đến việc cải tiến chất lượng dịch vụ, uy tín, chuyên nghiệp để thu hút khách hàng ngồi việc có giá tốt. Bên cạnh đó gia nhập WTO cạnh tranh sẽ gay gắt, khốc liệt hơn do có các cơng ty có vốn đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường. Mặc dù số lượng các DN logistics nước ngồi ít nhưng họ lại chiếm thị phần lớn hơn tất cả các DN logistics Việt Nam.

 Chi phí đầu vào tăng

Do ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế thế giới nên tình hình kinh tế Việt Nam còn nhiều bất ổn, lạm phát tăng cao đã làm cho chi phí đầu vào của các doanh nghiệp logisitcs gia tăng đặc biệt là giá xăng dầu, giá cước vận chuyển và phí dịch vụ. Giá cước vận chuyển thường thay đổi theo mùa cao điểm hoặc thấp điểm hoặc theo tình hình thị trường. Đa số là giá cước tăng làm cho chi phí đầu vào của các DN sản xuất, xuất nhập khẩu càng tăng. Vì vậy các DN xuất nhập khẩu thường cân nhắc khi lực chọn các DN logistics nên việc cạnh tranh giữa các DN ngày càng khốc liệt. Để giữ lại khách hàng nhiều khi các DN phải bán lỗ hoặc cho khách hàng nợ dài ngày hơn. Từ đó đã ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận và hoạt động kinh doanh của các DN logistics.

Hình 1.2. Diễn biến giá dầu thế giới từ 2010 – 2011

Nguồn: WTRG Economics

2.4.2. Rủi ro tài chính

 Rủi ro lãi suất

Chính sách lãi suất là một trong những sách quan trọng để điều tiết nền kinh tế trong đó kênh tín dụng đóng vai trị quan trọng trong việc cung cấp vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do tình hình lạm phát cao nên lãi suất cho vay của ngân hàng năm 2010 bình quân 15.27%, năm 2011 từ 16-18% là cao hơn so với khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp. Đa số các doanh nghiệp logistics vay vốn dài hạn để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, mua sắm phương tiện vận chuyển, kho bãi. Vì vậy chi phí lãi vay cao đã ảnh hưởng nhiều đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thậm chí có doanh nghiệp bị lỗ một phần là do chi phí lãi vay tăng mạnh này. Như Công ty cổ phần Container Phía Nam với chi phí lãi vay năm 2010 là 23.532.679.525 đồng và năm 2011 là 24.655.810.615 đồng, Cơng ty cổ phần Gemadept với chi phí lãi vay năm 2010 là 135.975.850.898 đồng, năm 2011 là 162.371.530.478 đồng và Tổng công ty cổ phần vận tải Dầu Khí với chi phí lãi vay năm 2010 là 135.020.543.878 đồng và năm 2011 là 166.998.351.691 đồng.

Hình 1.3. Diễn biến lãi suất vay ngân hàng từ 2007- 2011

Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam

 Rủi ro tỷ giá

Tỷ giá VND/USD trong hai năm gần đây tăng ở mức ổn định hơn các năm trước, mức độ tăng tỷ giá hàng năm khoảng 5% với biên độ giao dịch là 1% năm 2011. Hầu hết các doanh nghiệp logistics đều có giao dịch bằng ngoại tệ do các khoản mục chi phí như cước vận chuyển quốc tế, phí xếp dỡ, bốc xếp, lưu cont… đa số được tính bằng USD. Các doanh nghiệp logistics thu các phí này từ khách hàng bằng tiền VND và chuyển trả cho các đại lý ở nước ngồi bằng tiền USD. Vì vậy khi tỷ giá biến động đa phần là tỷ giá tăng nhiều hơn giảm, làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhất là tình trạng khan hiếm USD năm 2010, các DN rất khó mua USD để thanh tốn cho các đối tác của mình hoặc Ngân hàng bán USD rất hạn chế với một tỷ giá thỏa thuận cao hơn giá niêm yết bán ra của ngân hàng. Do đó, chênh lệch tỉ giá là một phần đáng kể trong chi phí của doanh nghiệp. Như Tổng cơng ty cổ phần vận tải Dầu Khí với chênh lệch lỗ tỷ giá hối đoái năm 2010 là 125.167.187.659 đồng và năm 2011 là 211.820.603.051 đồng. Cơng ty cổ phần Container Phía Nam với chênh lệch lỗ tỷ giá hối đoái năm 2010 là 33.152.673.305 đồng và năm 2011 là 57.241.081.814 đồng.

Hình 1.4. Diễn biến tỷ giá VND/USD từ 2007 – 2011, nguồn: TVSI

2.4.3. Các rủi ro khác

 Rủi ro pháp lý

Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới, hệ thống văn bản pháp quy chưa hoàn thiện, chưa đồng bộ và chưa hội nhập với hệ thống luật cũng như các thông lệ quốc tế. Các doanh nghiệp logistics thường làm trung gian mua bán cước, dịch vụ vận chuyển, khai thuê hải quan nên rủi ro thường gặp là những thay đổi về chính sách xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan…Nhiều khi doanh nghiệp xuất nhập khẩu khai báo hàng hóa khơng đúng với hàng xuất nhập khẩu thực chất ví dụ như hàng cấm xuất nhập hay hàng nguy hiểm mà khách hàng không khai báo, doanh nghiệp logistics thì chỉ khai theo lời của khách hàng. Đây sẽ là một rủi ro tiềm tàng đối với các doanh nghiệp logistics.

 Rủi ro giao dịch

Đa số các doanh nghiệp logistics có quy mơ nhỏ, hay cho khách hàng nợ tiền cước và phí dịch vụ nên thường là đối tượng gánh chịu nhiều rủi ro trong hoạt động giao dịch với các khách hàng, các đối tác khác khi không thu hồi được nợ, nhất là với các doanh nghiệp lớn hơn cùng ngành bởi vì thị trường ln bị chi phối bởi các doanh nghiệp lớn, nhiều khi cố tình khuynh đảo để tạo thế cạnh tranh.

Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp nhỏ thường trở thành nạn nhân do thiếu thông tin khi giao dịch, khơng nắm chắc chính sách pháp luật, dễ bị luôi cuốn theo tâm lý bầy đàn khi quyết định đầu tư, kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường rủi ro và tỷ suất sinh lợi các doanh nghiệp logistics ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)