Qua kết quả tính beta của các DN logistics, ta thấy hệ số beta bình quân của ngành logistics ở mức 0.927 thấp hơn với beta thị trường là 7.3%. Tuy nhiên trong đó được chia thành 3 nhóm như sau
Nhóm các cổ phiếu có rủi ro cao là nhóm cổ phiếu có hệ số beta lớn hơn 1.2 như GMD 1.332, SFI 1.363. Nhóm cổ phiếu này có sự biến động giá cao hơn 20% so với mức biến động chung của tồn thị trường. Vì vậy nhóm cổ phiếu này phù hợp cho những nhà đầu tư thích mạo hiểm mong muốn có lợi nhuận cao mà khơng ngại rủi ro.
Nhóm các cổ phiếu có rủi ro trung bình là nhóm cổ phiếu có hệ số beta trong khoản từ 0.8 đến 1.2 như VFC 0.961, VFR 0.898, VSG 0.957 và PVT 1.078. Gía cổ phiếu của nhóm này có sự biến động thấp hơn 20% so với mức biến động chung của tồn thị trường. Vì vậy đây là nhóm các cổ phiếu có sự cân bằng về rủi ro và lợi nhuận.
Nhóm các cổ phiếu ít rủi ro là nhóm cổ phiếu có hệ số beta thấp hơn 0.8 như TMS 0.355, TCL 0.665 và VNL 0.737. Đây là nhóm cổ phiếu được cho là an tồn, tức là nếu thị trường có đi xuống thì các cổ phiếu ở nhóm này bị suy giảm ít. Tuy nhiên, đổi lại lợi nhuận từ việc đầu tư vào các cổ phiếu này cũng không cao.
3.2.3. Hệ số nguy cơ phá sản (Z score) của các doanh nghiệp ngành logistics
Các nhà đầu tư thường xem xét hệ số địn bẩy tài chính để đánh giá tình hình nợ nần của DN, từ đó quyết định mức độ rủi ro khi đầu tư vào DN đó. Tuy nhiên có một chỉ số có thể giúp các nhà đầu tư đánh giá rủi ro tốt hơn, thậm chí có thể dự đốn được nguy cơ phá sản của DN trong tương lai gần. Đó chính là hệ số nguy cơ phá sản, hay còn gọi là Z score do Giáo Sư Edward I. Altman, trường kinh doanh Leonard N. Stern, thuộc trường Đại Học New York thiết lập dựa vào việc nghiên cứu khá công phu trên số lượng nhiều công ty khác nhau tại Mỹ. Hệ số này chỉ áp dụng cho các DN chứ khơng áp dụng cho các định chế tài chính như ngân hàng hay là các cơng ty đầu tư tài chính. Mặc dù được phát minh ở Mỹ, nhưng hầu hết các nước vẫn có thể sử dụng với độ tin cậy khá cao.
Hệ số Z bao gồn 5 chỉ số X1,X2,X3,X4,X5:
X1 = Tỷ số Vốn lưu động trên Tổng tài sản (Working Capitals/ Total Assets) X2 = Tỷ số Lợi nhuận giữ lại trên Tổng tài sản (Retain Earnings/Total Assets) X3 = Tỷ số Lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên Tổng tài sản (EBIT/Total Assets) X4 = Giá trị thị trường của Vốn chủ sở hữu trên Giá trị sổ sách của Tổng nợ (Market value of Total Equity/ Book values of total Liabilities)
X5 = Tỷ số Doanh số trên Tổng tài sản (Sales/Total Assets)
Từ một chỉ số Z ban đầu, Giáo Sư Edward I. Altman đã phát triển ra Z’ và Z’’ để áp dụng theo từng loại hình và ngành của DN như sau:
Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hoá, ngành sản xuất:
Nếu Z > 2.99: DN nằm trong vịng an tồn, chưa có nguy cơ phá sản Nếu 1.8 < Z < 2.99: DN nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản Nếu Z < 1.8: DN nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao Đối với doanh nghiệp chưa cổ phần hóa, ngành sản xuất:
Z’ = 0.717X1 + 0.847X2 + 3.107X3 + 0.42X4 + 0.998X5
Nếu Z’ > 2.9: DN nằm trong vịng an tồn, chưa có nguy cơ phá sản Nếu 1.23 < Z’< 2.9: DN nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản Nếu Z’ < 1.23: DN nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao Đối với các doanh nghiệp khác:
Chỉ số Z” dưới đây có thể dùng cho hầu hết các ngành, các loại hình doanh nghiệp. Vì sự khác nhau khá lớn của X5 giữa các ngành, nên X5 đã được đưa ra. Cơng thức tính chỉ số Z” như sau:
Z” = 6.56X1 + 3.26X2 + 6.72X3 + 1.05X4
Nếu Z” > 2.6: DN nằm trong vịng an tồn, chưa có nguy cơ phá sản Nếu 1.2 < Z” < 2.6: DN nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản Nếu Z” < 1.2: DN nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao Kết quả tính tốn hệ số Z” của các doanh nghiệp Logistics:
Bảng 2.7: Hệ số Z”
GMD PVT SFI TMS VFC VFR VSG TCL VNL BQN
2.18 1.52 1.67 5.24 5.20 1.61 -1.44 4.05 7.06 2.03
(Nguồn: tác giả tính tốn từ số liệu trên TTCK của các DN năm 2011)
Qua kết quả trên ta thấy DN nằm trong vùng an tồn, chưa có nguy cơ phá sản có hệ số Z”> 2.6 bao gồm TMS, VFC, TCL và VNL. DN nằm trong vùng cảnh
báo, có nguy cơ phá sản có hệ số 1.2 < Z” < 2.6 gồm có GMD, PVT, SFI và VFR. DN nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao với hệ số Z” <1.1 có VSG với hệ số Z’’ là âm (-1.44). Ở Mỹ, hệ số Z đã dự đoán tương đối chính xác tình hình phá sản của các DN trong tương lai gần. Có khoảng 95% DN phá sản nhờ hệ số Z trước ngày sập tiệm một năm, nhưng tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 74% cho những dự báo trong vòng hai năm. Mặc dù vẫn có sai số khi tính tốn hệ số này nhưng nó cũng phản ánh được phần nào tình hình của DN. Vì thế phịng bệnh bao giờ cũng tốt chữa bệnh, các DN hãy luôn để ý đến hệ số này và hàng động ngay để tăng hệ số Z lên khi nó bắt đầu mấp mé khu vực cảnh báo.
3.2.4. Xếp hạng tín dụng của các doanh nghiệp ngành logistics
Xếp hạng tín dụng DN là việc đánh giá, xếp loại các DN với phương pháp và các tiêu chí đánh giá phù hợp nhằm làm rỏ thực chất hoạt động sản xuất kinh doanh cả về nguồn lực, tiềm năng, lợi thế kinh doanh cũng như những rủi ro tiềm ẩn, và khả năng trả nợ của DN. Xếp hạng tín dụng DN cũng nhằm đánh giá khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính của DN, mức độ rủi ro tín dụng. Mức độ rủi ro tín dụng thay đổi theo từng DN và được xác định thông qua đánh giá bằng thang điểm, tuân thủ theo các nguyên tắc nhất định, phù hợp với thông lệ quốc tế trên cơ sở dựa vào thơng tin tài chính, phi tài chính của DN đó và có đặt trong mối quan hệ biện chứng với môi trường kinh tế xã hội.
Theo trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp rất quan trọng đối với các tổ chức tín dụng, là cơ sở để lựa chọn và phân loại khách hàng, từ đó đề ra chính sách tín dụng hợp lý, phịng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các TCTD. Đối với các nhà đầu tư xếp hạng tín dụng DN sẽ giúp các nhà đầu tư có cơ sở lựa chọn đối tác phù hợp để thực hiện chiến lược đầu tư sao cho rủi ro thấp nhất nhưng kết quả đạt được như mong muốn, hạn chế đầu tư vào các DN yếu kém dễ gây lãng phí, thất thốt. Đối với các DN, xếp hạng tín dụng giúp họ biết được sự đánh giá khách quan của cơ quan bên ngồi vào khả năng tài chính và tình hình hoạt động
của mình. Tạo thuận lợi cho các DN trong việc tiếp cận các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Giúp các DN quảng bá hình ảnh của mình, đặc biệt đối với các DN làm ăn hiệu quả, được đánh giá, xếp hạng cao bởi những cơ quan xếp hạng có uy tín. Giúp các DN xây dựng chiến lược phát triển của mình, xây dựng cơ cấu tài chính, chính sách đầu tư thích hợp để đạt được mục tiêu của mình.
Có 9 bậc xếp hạng, theo thứ tự từ cao xuống thấp là AAA (loại tối ưu), AA (loại ưu), A (tốt), BBB (khá), BB (trung bình khá), B (trung bình), CCC (trung bình yếu), CC (yếu) và C (yếu kém).
Theo báo cáo xếp hạng tín dụng của các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2012, các DN logistics được xếp hạng loại ưu (AA) gồm có Cơng ty cổ phần kho vận giao nhận Ngoại Thương (AA+), Xếp dỡ Tân cảng (AA), loại tốt (A) gồm có Cơng ty Safi (A), Vận tải và Thương mại (A), Vinafco (A+) nghĩa là DN hoạt động có hiệu quả cao, khả năng tự chủ tài chính tốt, triển vọng phát triển lâu dài, tiềm lực tài chính mạnh, lịch sử vay nợ tốt, rủi ro thấp. Loại khá (BBB) có Cơng ty cổ phần đại lý Liên Hiệp Vận Chuyển (BBB-), nghĩa là DN hoạt động tương đối hiệu quả, tình hình tài chính ổn định, có hạn chế nhất định về tiềm lực tài chính, rủi ro trung bình. Loại trung bình khá (BB) có Cơng ty Vận tải dầu khí (BB), Vietfratch (BB-), nghĩa là DN hoạt động tốt trong hiện tại, nhưng dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động lớn trong kinh doanh do sức ép cạnh tranh, tiềm lực tài chính trung bình, rủi ro tương đối cao. Loại trung bình (B) có Cơng ty cổ phần Container Phía Nam (B) nghĩa là DN hoạt động chưa có hiệu quả, khả năng tự chủ tài chính thấp, rủi ro tương đối cao.
Từ hệ số Z ở phần trên, ngoài tác dụng cảnh báo phá sản, Giáo sư Edward I.Altman còn thiết lập tiếp hệ số Z” điều chỉnh. Hệ số này bằng với hệ số Z”+3.25 (các vùng cảnh báo phá sản vì thế cũng được tăng lên 3.25). Ơng đã nghiên cứu trên 700 cơng ty và tìm ra sự tương đồng giữa hệ số Z” điều chỉnh này với hệ số tín nhiệm S&P. Cơng thức Z” điều chỉnh được xác định như sau:
Vì vậy kết quả tính Z” điều chỉnh của các doanh nghiệp logistics như sau: