Tình hình hoạt động của khối doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường chất lượng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng á châu , luận văn thạc sĩ (Trang 33 - 36)

ACB hiện nay là ngân hàng bán lẻ hàng đầu trong các ngân hàng thương mại với hai đối tượng khách hàng chính đó là khách hàng cá nhân và khách h ng doanh nghiệp. Riêng đối tượng khách hàng doanh nghiệp, ACB tập trung vào phân khúc các doanh nghiệp thương mại hay sản xuất vừa và nhỏ.

Tỷ trọng phân chia DN theo quy mô

DN vừa (ME) 21.19%

DN siêu nhỏ (SB), DN nhỏ (SE)

72.35% DN vừa quy mơ lớn

(MM), DN lớn (LC) 6.46%

Hình 3.1 Biểu đồ phân chia doanh nghiệp theo quy mô

(Nguồn: Nội bộ ACB. Phân chia doanh nghiệp theo quy mơ dựa vào hai yếu tố: loại hình doanh nghiệp và doanh thu, được trình bày ở phụ lục 01)

Hai mảng chính của ngân hàng hiện nay đó là huy động và cho vay, được cả hai khối khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp tập trung phát triển mạnh bên cạnh các nghiệp vụ khác. Tính đến cuối tháng 12/2011, tổng dư nợ vay của đối tượng khách hàng doanh nghiệp là 66.962.180 triệu đồng, chiếm 65.13% tổng dư nợ cho vay của ACB. Điều này cũng cho thấy thu nhập từ lãi vay do khách hàng doanh nghiệp khá cao.

Bảng 3.1 Dƣ nợ tín dụng phân chia theo các thành phần kinh tế Dƣ nợ (trđ) 2011 Tỷ lệ 2010 Tỷ lệ

Doanh nghiệp Nhà nước 3,316,785 3.23% 5,017,568 5.75%

Cty CP, công ty TNHH, DNTN 62,315,955 60.61% 48,978,636 56.17%

Công ty liên doanh 501,340 0.49% 388,615 0.45%

Công ty 100% vốn nước ngoài 807,489 0.79% 204,820 0.23%

Hợp tác xã 20,611 0.02% 21,412 0.02%

Cá nhân, khác 35,846,976 34.87% 32,584,054 37.37%

Tổng 102,809,156 100.00% 87,195,105 100.00%

(Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2011)

Qua bảng 3.1 dư nợ tín dụng phân chia theo các thành phần kinh tế, ACB tập trung vào các khách hàng là công ty cổ phần, công ty TNHH hay doanh nghiệp tư nhân, tỷ lệ vào các khách hàng là công ty cổ phần, công ty TNHH hay doanh nghiệp tư nhân, tỷ lệ dư nợ của nhóm đối tượng này chiếm 60.61% tổng dư nợ cho vay. Các tổ chức khác như doanh nghiệp nhà nước không phải là đối tượng khách hàng doanh nghiệp chính của ACB. Điều này càng thấy rõ hơn trong chiến lược phát triển dư nợ qua hai năm 2010 và 2011.

Riêng về mảng huy động thơng qua các sản phẩm tài khoản thanh tốn, tài khoản có kỳ hạn, ký quỹ … của khách hàng doanh nghiệp, năm 2011 ACB đã đạt được số dư huy động 38.693.669 triệu đồng, chiếm 27.21% trong tổng thể.

Bảng 3.2 Huy động phân chia theo các thành phần kinh tế

Huy động (trđ) 2011 Tỷ lệ 2010 Tỷ lệ

Doanh nghiệp nhà nước 473,463 0.33% 849,487 0.79%

Cty CP, công ty TNHH, DNTN 37,377,372 26.28% 14,537,693 13.59%

Công ty liên doanh 403,773 0.28% 568,057 0.53%

Cơng ty 100% vốn nước ngồi 415,870 0.29% 474,329 0.44%

Hợp tác xã 23,191 0.02% 20,512 0.02%

Cá nhân 102,498,322 72.07% 89,885,177 84.05%

Khác 1,026,100 0.72% 601,356 0.56%

Tổng 142,218,091 100.00% 106,936,611 100.00%

(Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2011)

Cũng như mục tiêu về tín dụng, các chỉ số về huy động cũng thể hiện hiệu quả của sự gia tăng huy động doanh nghiệp qua các năm. Năm 2010, tỷ lệ huy động doanh nghiệp chiếm 15.38% và đạt 27.21% trong năm 2011. ACB hiện nay đẩy mạnh thêm các sản phẩm khác ngồi tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp vì mục tiêu gia tăng thu nhập do đối tượng khách hàng doanh nghiệp mang lại.

Theo báo cáo thường niên 2011, lợi nhuận thu nhập từ phí dịch vụ mang lại trong năm 2011 chiếm 35.49% thu nhập sau thuế. Trong đó, các phí mang lại thu nhập cao như phí thanh tốn quốc tế, phí bảo lãnh… do khách hàng doanh nghiệp mang lại chiếm tỷ trọng hơn 90%. Chính vì thế, trong chiến lược lâu dài của ACB đối với khách hàng doanh nghiệp cũng như khách hàng cá nhân, ACB luôn hướng đến các sản phẩm dịch vụ mới, hiệu quả nhằm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và gia tăng lợi ích cho khách hàng và cho cả ACB.

Hiện nay, ACB đang triển khai một sản phẩm mới đó là việc kết hợp các sản phẩm lại với nhau gọi là “Bó sản phẩm”. “Bó sản phẩm doanh nghiệp (Bundle)” bao gồm nhiều sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp hiện hữu được bó lại trong một bó nhằm thỏa mãn nhu cầu tối đa của một nhóm khách hàng. Trong một bó sản phẩm, khách hàng doanh nghiệp phải tham gia sản phẩm cốt lõi quy định trong bó và tham gia thêm ít nhất một sản phẩm khác để có thể hưởng các ưu đãi về phí và lãi suất.

Đây cũng là các sản phẩm mới của ACB áp dụng cho khách hàng doanh nghiệp nhằm nâng cao CLDV và cạnh tranh so với các ngân hàng khác. Chi tiết về bó sản phẩm được trình bày ở phụ lục 02.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường chất lượng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng á châu , luận văn thạc sĩ (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)