Các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp hoàn thiện và phát triển chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ , Luận văn thạc sĩ (Trang 44 - 45)

1.3.1 .Chuỗi cung ứng sản xuất đồ gỗ ở Bắc Carolina

2.3. Thực trạng chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ

2.3.1.2. Các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu

Theo thống kê của Viforest, vùng Đơng Nam Bộ có tổng số 1.467 cơ sở chế biến gỗ. Trong đó các doanh nghiệp quy mô lớn chủ yếu tập trung ở thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai. Các doanh nghiệp tham gia ngành chế biến gỗ thuộc các loại hình doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp dân doanh và cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó chủ yếu là doanh nghiệp dân doanh chiếm 76,2% qua kết quả khảo sát của tác giả.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia vào ngành chế biến gỗ tại khu tam giác thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai chiếm 80,3% tổng số doanh nghiệp chế biến gỗ có vốn đầu tư nước ngồi; trong đó Bình Dương là tỉnh thu hút nhiều nhất FDI vào ngành này, chiếm 57,24% tổng số doanh nghiệp chế biến gỗ có vốn đầu tư nước ngồi cả nước. Vì giá lao động ngày càng tăng và khan hiếm nguồn nhân công trong nước nên các nhà sản xuất nước ngoài từ Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản đang tìm kiếm một mơi trường sản xuất kinh doanh phù hợp hơn ở Malaysia, Singapore, Thailand, Philippines, và gần đây là Việt Nam. Các cơng ty chế biến gỗ có vốn đầu tư nước ngồi đóng một vai trị quan trọng trong sự phát triển của ngành công nghiệp gỗ Việt Nam, không chỉ trong lĩnh vực xuất khẩu mà cịn trong lĩnh vực trình độ cơng nghệ, đào tạo nhân lực, đa dạng hố sản phẩm và thậm chí là nâng cao hình ảnh về ngành cơng nghiệp gỗ trên thị trường thế giới.

Các doanh nghiệp chế biến gỗ giữ vai trò nòng cốt trong chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất khẩu. Họ đầu tư trang thiết bị máy móc, mua nguyên liệu từ nhiều nguồn để sản xuất sản phẩm rồi xuất khẩu ra nước ngồi. Đồ gỗ Đơng Nam Bộ được xuất khẩu dưới hai hình thức chủ yếu sau:

đó các nhà xuất khẩu này tiếp tục xuất khẩu sang các quốc gia khác dưới nhãn hiệu của họ.

- Xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường Mỹ, Eu, Nhật…dưới nhãn hiệu của chính các doanh nghiệp chế biến gỗ vùng Đông Nam Bộ.

Việc phân phối trực tiếp tới người tiêu dùng vẫn còn vượt quá khả năng của hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu nên khách hàng chủ yếu của các doanh nghiệp chế biến gỗ là các nhà nhập khẩu và các nhà phân phối tại các thị trường trên thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp hoàn thiện và phát triển chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ , Luận văn thạc sĩ (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)