1.3.1 .Chuỗi cung ứng sản xuất đồ gỗ ở Bắc Carolina
3.3. Các giải pháp
3.3.1.3. Giải pháp nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm và xây dựng thƣơng
hiệu
- Nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm trên cơ sở tăng cường đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm tinh chế, sản phẩm gỗ nội thất có chất lượng cao.
- Tăng cường năng lực thiết kế nhằm đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm; tích cực tìm hiểu thị hiếu của thị trường nhập khẩu để có thể phát triển mẫu mã sản phẩm phù hợp với nhu cầu đồng thời tránh phụ thuộc vào mẫu mã đưa ra từ khách hàng. Doanh nghiệp có thể học hỏi từ các mẫu mã của nước ngồi nhưng phải có sự linh động sáng tạo để tạo ra nét độc đáo riêng cho sản phẩm. Ngồi ra, doanh nghiệp có thể thuê các chuyên gia thiết kế mẫu mã sản phẩm hoặc tập trung đẩy mạnh đào tạo bộ phận thiết kế sản phẩm, cả đào tạo trong và ngoài nước tuỳ theo năng lực của mình. Các doanh nghiệp nên liên kết lại với nhau để chia sẻ kinh nghiệm trong đầu tư đổi mới công nghệ cũng như thiết kế mẫu mã. Chỉ có liên kết lại với nhau thì các doanh nghiệp mới có thể nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm gỗ của mình. - Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, hiệp hội chế biến gỗ các tỉnh nên hàng năm tổ chức các cuộc thi về thiết kế mẫu sản phẩm gỗ. Đây là cầu nối hữu ích giữa doanh nghiệp và các nhà thiết kế. Qua đó phát huy khả năng sáng tạo mẫu mã của đội ngũ nhà thiết kế và những mẫu thiết kế độc đáo sáng tạo sẽ được doanh nghiệp mua bản quyền để đưa vào sản xuất.
- Doanh nghiệp cần hạn chế và giảm dần gia công, tiến đến xuất khẩu trực tiếp đến những nhà bán lẻ, đồng thời phải xây dựng thương hiệu sản phẩm. Trong xu thế cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới, đòi hỏi các doanh nghiệp phải coi việc xây dựng thương hiệu riêng cho mình là một trong những ưu tiên hàng đầu hiện nay. Xây dựng thương hiệu khơng phải việc một sớm một chiều có thể đạt được mà đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng của doanh nghiệp. Để đạt được điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư xây dựng kế hoạch lâu dài cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, chú trọng đầu tư công nghệ tiên tiến, đào đạo nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng kế hoạch ổn định nguồn nguyên liệu, không ngừng nâng cao
chất lượng sản phẩm, mẫu mã đa dạng phù hợp với nhu cầu thị trường, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tiến hành đăng ký nhãn hiệu sản phẩm tại thị trường nước ngồi. Việc xây dựng thương hiệu là vơ cùng cấp thiết, giúp doanh nghiệp chế biến gỗ nâng cao được giá trị xuất khẩu cho sản phẩm của mình và nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác.
- Trước thực tế chi phí đầu vào đang diễn biến theo chiều hướng bất lợi cho doanh nghiệp trong khi giá đầu ra không thay đổi tương xứng, doanh nghiệp cần tập trung tìm các biện pháp tiết kiệm chi phí và tăng năng suất lao động bằng cách cải tiến quản lý nguyên vật liệu, quản lý sản xuất, quản lý kỹ thuật, công nghệ, quản lý lao động, quản lý vốn. Theo tác giả tùy theo điều kiện của mỗi doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần thực hiện 5S (phương pháp quản lý nhằm cải tiến môi trường làm việc) và sản xuất tinh gọn Lean Manufacturing (một hệ thống các công cụ và phương pháp nhằm liên tục loại bỏ tất cả những lãng phí trong q trình sản xuất) đồng thời xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO là những giải pháp hiệu quả nhằm giảm chi phí của doanh nghiệp. Bài học kinh nghiệm từ Công ty Woodland Furniture, chuyên sản xuất đồ gỗ cao cấp có cơ sở ở Mỹ, cho thấy sau khi áp dụng Lean Manufacturing đã rút ngắn thời gian giao hàng từ 12 tuần xuống chỉ còn 11 tuần. Việc áp dụng các hệ thống này giúp doanh nghiệp chế biến gỗ giảm chi phí
sản xuất, rút ngắn thời gian, giảm giá thành và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm.