Đánh giá mối liên hệ giữa các mắt xích của chuỗi cung ứng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp hoàn thiện và phát triển chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ , Luận văn thạc sĩ (Trang 47 - 54)

1.3.1 .Chuỗi cung ứng sản xuất đồ gỗ ở Bắc Carolina

2.3. Thực trạng chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ

2.3.2. Đánh giá mối liên hệ giữa các mắt xích của chuỗi cung ứng

Xu hướng tồn cầu hóa càng mạnh mẽ thì cạnh tranh càng trở nên gay gắt. Michael Porter đã chỉ rõ “lợi thế cạnh tranh không chỉ nằm ở bản thân mỗi hoạt động, mà còn ở cả mối liên kết giữa các hoạt động với nhau, với các hoạt động của nhà cung cấp và cả hoạt động của khách hàng nữa”. Vì vậy từ mơ hình chuỗi cung ứng ở hình 2.2 tác giả tiến hành đánh giá tính chặt chẽ trong mối liên kết giữa các mắt xích của chuỗi, cụ thể là giữa nhà cung cấp đầu vào - doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ, giữa doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ - khách hàng đầu ra để đánh giá thực trạng của chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất khẩu vùng Đơng Nam Bộ, từ đó rút ra những vấn đề còn tồn tại của chuỗi.

Qua khảo sát thực tế của tác giả cho thấy chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất khẩu vùng Đơng Nam Bộ đang hình thành 3 nhóm như sau:

42.8% 38.1%

19.1%

DN có chuỗi cung ứng tương đối hồn chỉnh và bền vững DN mới chỉ bắt đầu một phần chuỗi cung ứng hồn chỉnh và bền vững

DN chưa có chuỗi cung ứng hồn chỉnh và bền vững

Hình 2.2. Tình hình xây dựng chuỗi cung ứng của doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu vùng Đơng Nam Bộ [18]

 Nhóm thứ nhất: Nhóm các doanh nghiệp có chuỗi cung ứng tƣơng đối hoàn

chỉnh và bền vững, chiếm 42,8% tổng số doanh nghiệp khảo sát.

Doanh nghiệp có chuỗi cung ứng tương đối hoàn chỉnh và bền vững là những doanh nghiệp có ký hợp đồng hợp tác lâu dài với nhà cung cấp nguyên liệu và phụ kiện đầu vào và với đối tác đầu ra (tổng hợp từ câu hỏi số 6 và 13 phụ lục 8).Tính

hoàn chỉnh và bền vững ở đây thể hiện ở sự chủ động của doanh nghiệp đối với nguồn nguyên liệu đầu vào và việc tiêu thụ sản phẩm đầu ra, đồng thời thể hiện ở sự kết nối khá chặt chẽ giữa doanh nghiệp chế biến gỗ với cả hai mắc xích này

Qua khảo sát cho thấy các doanh nghiệp có chuỗi cung ứng tương đối hồn chỉnh là những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan,..) và doanh nghiệp trong nước có quy mơ vốn từ 100 tỷ trở lên. 42,8% trong số các doanh nghiệp khảo sát đã xây dựng cho mình chuỗi cung ứng tương đối hoàn chỉnh. Đặc điểm chung của các doanh nghiệp thuộc nhóm này là họ đã đầu tư máy móc hiện đại nhằm nâng cao tính cạnh tranh và hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên trong số này cũng còn 12,5% doanh nghiệp vẫn chưa đầu tư mới máy móc sản xuất, dây chuyền cơng nghệ vẫn ở mức trung bình.

Các doanh nghiệp này đảm bảo sự ổn định đầu vào của mình bằng việc ký hợp đồng với nhà cung cấp gỗ nguyên liệu và phụ kiện. Họ mua nguyên liệu gỗ trực tiếp từ nhà cung cấp. Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi thì nguồn nguyên liệu gỗ này do cơng ty mẹ ở nước ngồi thu mua rồi phân phối về. Cả hai hình thức này đều được đảm bảo tính ổn định bằng những hợp đồng lâu dài. Điều này giúp họ chủ động được nguồn nguyên liệu trong tình hình nguồn ngun liệu ln có sự biến động về giá và nguồn cung hiện nay. Qua khảo sát cũng cho thấy các doanh nghiệp nhóm này đều hài lòng với chất lượng nguyên liệu/phụ kiện đầu vào (chất lượng ổn định và đúng tiêu chuẩn phân loại).

Bên cạnh việc gia công theo đơn đặt hàng của đối tác đưa ra, thì hầu hết các doanh nghiệp thuộc nhóm này đã có thể tự đầu tư nghiên cứu mẫu mã và phát triển sản phẩm mới cho riêng mình. Kết quả khảo sát cũng cho thấy các doanh nghiệp có hiểu rõ về chuỗi cung ứng và có nhận thức được lợi ích của việc tham gia chuỗi cung ứng. Những doanh nghiệp thuộc nhóm này đều cho biết họ đã tham gia chuỗi cung ứng đồ gỗ nhưng mới chỉ dừng lại ở khâu gia công nguyên vật liệu rồi bán cho nhà nhập khẩu. Chỉ có 21,7 % doanh nghiệp trong nhóm này bán sản phẩm trực tiếp đến nhà bán lẻ và ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm qua các năm. Một số khác có tham gia cả khâu thiết kế và gia công nhưng chiếm tỉ lệ thấp (23,9%). Trong chuỗi cung

ứng của mình, các doanh nghiệp đánh giá chất lượng cam kết và tình hình thực hiện cam kết của các đối tác là tốt. Đánh giá về chữ tín trong việc hợp tác, các doanh nghiệp cũng đánh giá mức độ uy tín cao của mình đối với các đối tác. Điều này đảm bảo cho sự hợp tác lâu dài và tính liên kết chặt chẽ giữa các mắt xích của chuỗi.

Về cơng tác marketing, hầu hết các doanh nghiệp đều có bộ phận marketing xuất khẩu đồ gỗ và có tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại để quảng bá hình ảnh và tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường. Họ cũng đã sử dụng phần mềm trong quản lý sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ nhằm chia sẻ thông tin với các đối tác về nhu cầu đầu vào, chi tiết mẫu mã của thiết kế sản phẩm, tình hình hồn thiện đơn hàng, thơng tin về vị trí của lơ hàng đang trên lộ trình phân phối,…

Như vậy qua phân tích kết quả khảo sát cho thấy đặc điểm chung của các doanh nghiệp có chuỗi cung ứng tương đối hồn chỉnh là mối liên kết giữa các mắt xích của chuỗi khá chặt chẽ, được thể hiện bằng hình thức ký kết hợp đồng lâu dài nhằm bảo đảm sự ổn định của đầu vào và đầu ra.

 Nhóm thứ hai: Nhóm các doanh nghiệp mới chỉ bắt đầu một phần chuỗi

cung ứng, chiếm 38,1% tổng số doanh nghiệp khảo sát

Doanh nghiệp mới chỉ bắt đầu một phần chuỗi cung ứng là doanh nghiệp hoặc là chỉ ký hợp đồng hợp tác lâu dài với nhà cung cấp gỗ nguyên liệu đầu vào và với khách hàng đầu ra nhưng khơng có ký hợp đồng lâu dài với các nhà cung cấp phụ kiện và ngược lại (tổng hợp từ câu hỏi số 6 và 13 phụ lục 8).

So với các doanh nghiệp đã có chuỗi cung ứng tương đối hồn chỉnh thì quy mơ của các doanh nghiệp thuộc nhóm này nhỏ hơn, đa số là những doanh nghiệp có quy mơ dưới 100 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 76,8% trong tổng số doanh nghiệp này; 23,2% cịn lại là những doanh nghiệp có quy mơ lớn hơn 100 tỷ đồng. Máy móc và cơng nghệ sản xuất của những doanh nghiệp này hầu hết là trung bình và lạc hậu, chiếm 89% trong tổng số các doanh nghiệp thuộc nhóm này; chỉ một số ít doanh nghiệp có máy móc hiện đại, chiếm 11%.

Khảo sát cho thấy có 38,1% các doanh nghiệp mới chỉ bắt đầu một phần chuỗi cung ứng hoàn chỉnh , thể hiện ở chỗ bên cạnh việc ký kết hợp đồng để đảm

bảo sự ổn định cho đầu vào thì giữa các mắt xích với nhau vẫn cịn tình trạng mua đứt bán đoạn. Cụ thể là các doanh nghiệp hoặc là có ký kết hợp đồng với nhà cung cấp gỗ ngun liệu nhưng đối với phụ kiện thì khơng có ký hợp đồng, chỉ mua theo đơn hàng, hoặc ngược lại chỉ ký kết hợp đồng với nhà cung cấp phụ kiện nhưng khơng có sự đảm bảo ổn định cho nguồn cung gỗ ngun liệu. Chính vì tình trạng mua ngun liệu theo đơn hàng phát sinh mà đôi khi doanh nghiệp lâm vào cảnh chạy đôn chạy đáo để tìm nguyên liệu và điều này cũng dẫn đến sự không ổn định của chất lượng nguyên liệu. Khảo sát cho thấy trong nhóm này có 21,6% doanh nghiệp trả lời rằng họ vẫn chưa hài lịng với chất lượng đầu vào vì chất lượng thấp và không đúng tiêu chuẩn phân loại. Đánh giá về chất lượng cam kết và tình hình thực hiện cam kết của các nhà cung ứng đầu vào, 33,3% doanh nghiệp trong nhóm này đánh giá chất lượng cam kết là khá cao nhưng mức độ thực hiện chỉ ở mức trung bình. Đây cũng là lý do khiến các doanh nghiệp không ký hợp đồng lâu dài với nhà cung ứng nguyên liệu gỗ hay phụ kiện đầu vào nên tính ổn định thấp, mối liên kết giữa các mắt xích của chuỗi vẫn chưa chặt chẽ. Cũng giống như nhóm các doanh nghiệp đã có chuỗi cung ứng hồn chỉnh, phần lớn các doanh nghiệp đã có thể tự đầu tư nghiên cứu và phát triển mẫu mã sản phẩm cho riêng mình. Tuy nhiên vẫn cịn 18,3% doanh nghiệp thuộc nhóm này phụ thuộc hồn toàn vào mẫu mã khách hàng đưa ra.

Về nhận thức đối với chuỗi cung ứng, kết quả khảo sát cho thấy có 47,6% doanh nghiệp đã hiểu rõ về chuỗi cung ứng và lợi ích của việc gia nhập chuỗi cung ứng. Vì vậy các doanh nghiệp này họ đã gia nhập chuỗi; tuy nhiên vẫn chỉ dưới hình thức gia cơng rồi bán cho nhà nhập khẩu. 52,4% các doanh nghiệp cịn lại chưa gia nhập chuỗi cung ứng vì lý do họ vẫn chưa có nhận thức về chuỗi cung ứng, hoặc khó khăn trong việc tiếp cận với chuỗi cung ứng để tham gia và khó theo kịp tiến độ hoàn thành của đối tác đưa ra.

Giống như các doanh nghiệp đã có chuỗi cung ứng tương đối hồn chỉnh, các doanh nghiệp nhóm này cũng đã quan tâm đến việc quảng bá và xúc tiến thương mại thông qua tham gia các tổ chức xúc tiến thương mại, hiệp hội ngành gỗ;

internet, hội chợ, triển lãm.

Như vậy đặc điểm phân biệt giữa các doanh nghiệp mới chỉ xây dựng một phần chuỗi cung ứng và các doanh nghiệp đã có chuỗi cung ứng tương đối hồn chỉnh là tính liên kết giữa các mắt xích của chuỗi trong nhóm thứ nhất chặt chẽ hơn, đảm bảo sự ổn định cao hơn so với nhóm thứ hai. Bên cạnh đó, nhận thức về chuỗi cung ứng của nhóm thứ nhất cũng tốt hơn so với nhóm thứ hai.

 Nhóm thứ ba: Nhóm các doanh nghiệp chƣa có chuỗi cung ứng hồn chỉnh

và bền vững, chiếm 19,1% trong tổng số doanh nghiệp khảo sát

Doanh nghiệp chưa có chuỗi cung ứng hồn chỉnh và bền vững là những doanh nghiệp khơng có ký hợp đồng hợp tác lâu dài với nhà cung cấp nguyên liệu và phụ kiện đầu vào (tổng hợp từ câu hỏi số 6 và 13 phụ lục 7) và với khách hàng đầu ra.

Mối liên kết giữa các mắt xích của chuỗi cịn yếu, chưa có mối quan hệ ràng buộc nào thể hiện qua tình trạng mua đứt bán đoạn tùy theo đơn hàng phát sinh. Doanh nghiệp chế biến gỗ chỉ mua nguyên liệu hay phụ kiện đầu vào khi có đơn hàng phát sinh mà khơng có ký hợp đồng lâu dài. Khảo sát cho thấy nhiều doanh nghiệp do phải mua khi có đơn hàng nên khi cần nguyên liệu để sản xuất thì nhà cung cấp khơng có hàng hoặc giao hàng chậm làm ảnh hưởng rất nhiều đến việc ký kết hợp đồng. Kết quả khảo sát cho thấy có 19,1% các doanh nghiệp chưa có thiết lập chuỗi cung ứng cho mình.

Khảo sát cũng cho thấy các doanh nghiệp thuộc nhóm này là những doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ. 58,5% doanh nghiệp thuộc nhóm này là doanh nghiệp có quy mơ vốn từ 5-10 tỷ, cịn lại 41,5% doanh nghiệp có quy mơ vốn dưới 100 tỷ đồng. Hầu hết các doanh nghiệp thuộc nhóm này có dây chuyền máy móc loại trung bình và lạc hậu.

Đối với nguồn nguyên liệu đầu vào chỉ có 19,5% doanh nghiệp thuộc nhóm này thực hiện mua trực tiếp với nhà cung cấp. 81,5% doanh nghiệp còn lại đều mua qua các đại lý và công ty môi giới. Trong lúc giá nguồn nguyên liệu đầu vào ln có sự biến động theo chiều hướng tăng từ 20-35% như hiện nay thì việc mua qua trung

gian lại càng làm cho giá đầu vào đội lên, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc cạnh tranh. Cũng giống như các doanh nghiệp thuộc nhóm thứ nhất và thứ hai, các doanh nghiệp ở nhóm này cũng xuất khẩu dưới hình thức gia cơng và có 63,4% doanh nghiệp nhóm này phụ thuộc vào mẫu mã của khách hàng đưa ra.

Qua khảo sát cho thấy khái niệm chuỗi cung ứng vẫn còn mới mẻ đối với các doanh nghiệp thuộc nhóm này. Chỉ có 9,8% doanh nghiệp thuộc nhóm này cho biết họ có biết về chuỗi cung ứng nhưng chỉ ở mức độ trung bình. Cịn lại hầu hết đều chưa có nhận thức rõ ràng về chuỗi cung ứng. Vì vậy, họ khơng có gia nhập chuỗi cung ứng và cũng chưa có thiết lập chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp mình.

Như vậy điểm khác biệt lớn của ba nhóm doanh nghiệp trên thể hiện ở tính chặt chẽ trong liên kết giữa các mắt xích của chuỗi. Nhóm thứ nhất thể hiện sự liên kết chặt chẽ giữa các mắt xích và sự chặt chẽ này giảm dần qua nhóm thứ hai và nhóm thứ ba. Cùng với sự giảm dần về tính liên kết chặt chẽ này là sự giảm dần về nhận thức đối với cụm từ “chuỗi cung ứng” qua các nhóm. Từ nhóm thứ nhất các doanh nghiệp có thể hầu hết hiểu rõ về chuỗi cung ứng, đến nhóm thứ hai và thứ ba thì tỷ lệ nhận thức giảm dần. Đặc điểm chung của ba nhóm doanh nghiệp này là đều xuất khẩu qua trung gian nhà nhập khẩu dưới hình thức gia cơng, dẫn đến giá trị gia tăng của sản phẩm giảm đi. Những đặc điểm chung của ba nhóm doanh nghiệp như phân tích ở trên được tổng hợp ở bảng 2.4.

Bảng 2.4. Tổng hợp những đặc điểm chung của ba nhóm doanh nghiệp

Nhóm thứ nhất Nhóm thứ hai Nhóm thứ ba

Mức độ hiện đại của dây

chuyền công nghệ 87,5 11 0

Mức độ nhận thức về

chuỗi cung ứng 100 47,6 9,8

Mức độ gia công xuất

khẩu 78,3 100 100

Khả năng tự thiết kế

mẫu mã 100 81,7 36,6

Nguồn: Khảo sát của tác giả

Mối liên hệ giữa các mắt xích của chuỗi cung ứng như phân tích được thể hiện ở hình 2.3

Hình 2.3: Chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ [19]

[19] Nguồn: Khảo sát của tác giả

Tên nhóm Nội dung đánh giá (tỷ lệ %) Gỗ nguyên liệu Nhà nhập khẩu Nhà bán lẻ Người tiêu dùng Phụ kiện (sơn, keo, ốc vít,..) Nhà sản xuất đồ gỗ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp hoàn thiện và phát triển chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ , Luận văn thạc sĩ (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)