Đánh giá về yếu tố Cấp trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao động lực làm việc cho nhân viên kinh doanh của khu vực miền nam tại công ty cổ phần hỗ trợ dịch vụ thanh toán việt phú (Trang 79 - 83)

Yếu tố Cấp trên Giá trị trung bình

Cấp trên ln biết gắn kết các thành viên 3.19

Cấp trên hỗ trợ, quan tâm nhân viên trong công việc. 4.21

Tôi học hỏi được nhiều từ cấp trên. 4.08

Cấp trên đối xử công bằng với cấp dưới. 3.53

(Nguồn: Khảo sát điều tra của tác giả)

“Trong vòng phỏng vấn sâu đối với nhân viên kinh doanh, các đáp viên cho

rằng họ quan niệm cấp trên phải là người có năng lực cơng việc và có kỹ năng giao tiếp tốt. Cấp trên phải là người được cấp dưới nể phục, làm gương cho cấp dưới noi theo. Có nhân viên kinh doanh được phỏng vấn cho rằng cấp trên của mình chưa đối xử công bằng với nhân viên cấp dưới trong việc đề bạt thăng tiến, tăng lương, thưởng cho nhân viên. Các nhân viên này cho rằng việc đề bạt thăng tiến, tăng lương, thưởng được cấp trên thực hiện dựa trên cảm tính và độc đốn, khơng được dân chủ trong việc đề bạt nên yếu tố “Cấp trên đối xử cơng bằng với cấp dưới” có giá trị trung bình thấp nhất trong các yếu tố (3.53). Họ mong muốn cấp trên của mình nên lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân viên cấp dưới trước khi thực hiện những vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến tổ chức. Hơn nữa về vấn đề phân phối thành quả lao động, nhân viên kinh doanh được phỏng vấn cho rằng mình là người tư vấn và bán hàng trực tiếp cho khách hàng nhưng khi chỉ tiêu của nhóm, vùng hồn thành thì người được Ban Giám Đốc khen ngợi lại là các Trưởng Vùng chứ không phải là nhân viên kinh doanh. Ngược lại, khi khơng đạt được doanh số thì người gánh chịu những lời phàn nàn lại là các nhân viên kinh doanh cấp dưới, đôi khi cịn phải chấp nhận việc khơng được tăng lương, cắt

giảm phúc lợi và quan trọng hơn là mất đi cơ hội thăng tiến. Ngược lại khi phỏng vấn những người quản lý cho rằng, họ đã đề xuất khen thưởng cho nhân viên kinh doanh khi hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc, khi nhân viên kinh doanh hồn thành tốt nhiệm vụ thì thành tích của họ được cơng ty ghi nhận, những nhân viên kinh doanh này là những người được đề bạt đầu tiên khi có cơ hội thăng tiến trong cơng việc.

Cơng ty Việt Phú đang triển khai Chương Trình Phúc Lợi với lãi suất 0% dành cho người lao động tại các khu cơng nghiệp, vì cơng ty tiên phong trong ngành nên sự uy tín và sự hài lịng trong q trình hợp tác với doanh nghiệp là điều kiện rất cần thiết. Đồng thời phải đảm bảo chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng như cam kết của nhân viên kinh doanh đối với khách hàng. Vì vậy nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh xuyên suốt và khơng tắt nghẽn ở bất kỳ khâu nào địi hỏi các trưởng vùng phải tương tác khá nhiều với nhân viên cấp dưới nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện công việc. Vấn đề hiện nay là ở Việt Phú đang có sự chồng chéo về việc quản lý nguồn nhân lực của từng vùng. Vì số lượng nhân viên kinh doanh có hạn, trong khi số lượng các doanh nghiệp cho phép triển khai mà công ty Việt Phú ký kết hợp đồng hợp tác tăng quá nhanh. Có trường hợp, nhân viên kinh doanh của vùng này phải tham gia bán hàng cho vùng khác, và chịu sự quản lý trực tiếp của một trưởng vùng khác. Tuy nhiên, ở cương vị cấp trên ai cũng muốn nhân viên kinh doanh của mình phải thực hiện nhiệm vụ của vùng ở mức độ ưu tiên cao nhất, điều này đã gây áp lực rất nhiều cho nhân viên kinh doanh. Nhiều lúc nhân viên kinh doanh cảm thấy họ chẳng khác gì là cơng cụ để thực hiện công việc cho người khác dẫn đến bị khủng hoảng về tinh thần làm việc vì bị áp lực cơng việc đè nặng. Cấp trên thì chỉ muốn cơng việc của vùng mình tốt nhất trong khi đó họ khơng quan tâm tới cấp dưới phải làm như thế nào để hồn thành cơng việc của mình.

“Yếu tố “Tôi học hỏi được nhiều từ cấp trên” có giá trị trung bình ở mức khá

4.08. Ở Việt Phú, các nhà lãnh đạo cao cấp như giám đốc kinh doanh, tổng giám đốc đều là người của các nhà đầu tư, hầu hết là những người nước ngoài nên tần suất tiếp xúc và làm việc với nhân viên kinh doanh khơng nhiều, bình qn hàng tháng nhân viên kinh doanh sẽ họp với lãnh đạo cấp cao một lần để trao đổi xem xét kết quả cơng

việc. Chính vì vậy, nhân viên kinh doanh thường ít có cơ hội cũng như khơng có cơ hội để tiếp xúc với các nhà lãnh đạo nhiều. Thêm vào đó, hầu như những nhân viên làm việc lâu năm thường phải tự làm việc và ít nhận được sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo cấp trên. Họ thấy rằng làm việc hiệu quả thường xuất phát từ chính bản thân của họ mà ít chịu sự giúp đỡ và hỗ trợ từ lãnh đạo cấp trên. Tuy nhiên, các Cấp trên trong đề tài này là các trưởng phòng kinh doanh hay giám sát vùng là những người có tuổi đời cịn khá trẻ nên rất gần gũi và quan tâm nhân viên. Họ luôn biết chia sẻ và giúp đỡ nhân viên ngay cả trong cơng việc và các việc cá nhân khác. Ngồi ra, họ còn hỗ trợ cho nhân biên kinh doanh khi làm việc với những khách hàng khó tính, những trường hợp mà chính bản thân người nhân viên kinh doanh đó khơng thể một mình giải quyết được. Đó là ngun nhân chính dẫn đến yếu tố này có giá trị trung bình khá tốt. Nhưng một số nhân viên kinh doanh họ kỳ vọng nhiều hơn nữa về vấn đề được có cơ hội học hỏi kinh nghiệm từ những nhà lãnh đạo cao cấp tại công ty Việt Phú.”

Yếu tố “Cấp trên luôn biết gắn kết nhân viên” cũng có giá trị trung bình khá (3.19). Nhân viên kinh doanh qua trao đổi nói rằng việc làm việc theo đội nhóm giúp cho các nhân viên trong đội gắn kết một cách thân thiết. Tuy nhiên, tại cơng ty việc gắn kết tồn thể nhân viên của phòng kinh doanh ở mức độ thấp. Họ chỉ hoạt động và trao đổi trong khn khổ đội nhóm và các trưởng nhóm, phó phịng. Trưởng vùng chưa biết cách và có những chính sách gắn kết các thành viên của đội mình và đội khác lại với nhau. Điều này làm cho nhân viên cảm thấy làm việc trong một mơi trường khơng đồn kết và gắn bó bền chặt với nhau.

Quản lý trực tiếp là người cùng làm việc và gắn bó với nhân viên kinh doanh, do đó đây là một trong những yếu tố quan trọng trong việc nâng cao động lực làm việc. Yếu tố “Cấp trên hỗ trợ, quan tâm nhân viên trong công việc” (4.21) cũng đang được thực hiện khá tốt tại công ty, nhân viên kinh doanh cảm nhận được sự quan tâm và hỗ trợ từ phía bộ phận quản lý, đặc biệt là cấp trên trực tiếp, tạo ra mối quan hệ gần gũi và thân thiết giữa người lao động và cấp trên trực tiếp. Điều này có được là nhờ bộ phận quản lý trực tiếp đa phần là những người nhân viên kinh doanh có kinh nghiệm tại cơng ty, nhờ đó họ hiểu được cơng việc và những khó khăn của những nhân viên kinh

doanh dưới quyền, từ đó họ đưa ra những thông tin phản hồi đúng đắn cho nhân viên kinh doanh, sẵn sàng giúp đỡ nhân viên kinh doanh cấp dưới và đứng ra bảo vệ quyền lợi hợp lý nhân viên kinh doanh. Hơn nữa, ban lãnh đạo của công ty thường xuyên nhắc nhở các cấp trên trực tiếp của công ty cố gắng hỗ trợ nhân viên kinh doanh dưới quyền khi gặp khó khăn. Cấp trên luôn đưa ra những quan điểm để hỗ trợ cho nhân viên kinh doanh làm việc với các phịng ban khác làm việc trơi chảy nhất hay rà soát lại các chỉ tiêu số liệu nhằm bảo vệ quyền lợi trong thu nhập, lương, thưởng cho nhân viên kinh doanh

Mặc khác, nhiều kỹ năng quản lý chưa được bộ phận quản lý trực tiếp thể hiện tốt, gây ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của nhân viên kinh doanh khi làm việc.

2.4.5. Yếu tố Đồng nghiệp

Hầu hết thời gian làm việc tại các khu công nghiệp hoặc công ty, nhân viên kinh doanh thường xuyên tiếp xúc giao tiếp với đồng nghiệp của mình, do đó quan hệ với đồng nghiệp là một nhu cầu không thể thiếu khi làm việc tại bất kỳ công ty, tổ chức nào. Tại công ty Việt Phú cũng vậy, đồng nghiệp là người thân thiện, hoà đồng, sẵn sàng giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên trong các công việc cần sự phối hợp giữa các phịng ban khác nhau thì cơng tác làm việc nhóm chưa được tốt. Điều này cho thấy mối quan hệ giữa các phòng ban ở Việt Phú chưa tốt, các nhân viên ở các phòng ban khác nhau khi làm việc chung với nhau họ chưa phối hợp tốt với nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ở Việt Phú các nhân viên hầu như chỉ có mối quan hệ với nhau trong phạm vi phịng ban của mình, mặc dù cơng ty cũng có các buổi dã ngoại, giao lưu để tạo khơng khí thân thiện giữa các phịng ban nhưng những buổi sinh hoạt nhưng thế này diễn ra rất ít, khơng thường xun nên chưa đủ để gắn kết nhân viên của các phòng ban với nhau.

“Theo kết quả đánh giá giá trị trung bình của các yếu tố Đồng nghiệp ở Bảng

2.21 cho thấy các ứng viên được khảo sát đánh giá mối quan hệ đồng nghiệp ở công ty Việt Phú ở mức khá. Tuy nhiên, đối với yếu tố “Tôi dễ dàng phối hợp với đồng nghiệp để hồn thành tốt cơng việc” chỉ có giá trị trung bình là 3.71, thấp nhất trong các thang đo. Giải thích cho điều này khi nhân viên kinh doanh để lộ thông tin cá nhân

và nhu cầu mua hàng của khách hàng cho đồng nghiệp biết, điều này dễ xảy ra tình trạng bị mất khách hàng. Hay nói một cách khác, khi nhờ đồng nghiệp tư vấn sản phẩm hay dịch vụ phù hợp với nhu cầu hiện tại của khách hàng, nhưng giá trị sản phẩm hay dịch vụ khá cao như xe máy, bảo hiểm dẫn đến lòng tham và chiếm khách hàng của những nhân viên kinh doanh khác xảy ra mặc dù trước đó họ khơng hệ có ý định như vậy. Điều này xảy ra thường xuyên vào những ngày cuối quý, đó là thời điểm chốt doanh số, xét KPIs và tăng cấp bậc. Nếu bất kỳ nhân viên kinh doanh nào không đủ doanh số của phịng kinh doanh đề ra trước đó sẽ khơng được thưởng KPI, lẫn xét thưởng cấp bậc. Vì chính sách của cơng ty như vậy nên các nhân viên kinh doanh phải làm mọi cách để đạt được doanh số, đôi khi họ bất chấp cả những mối quan hệ đồng nghiệp. Những điều này gây ra những ảnh hưởng khá nghiêm trọng cho việc xét hiệu suất lẫn hiệu quả làm việc của nhân viên kinh doanh.”

Đó cũng là một trong những lí do giải thích cho yếu tố “Đồng nghiệp rất thân thiện và sẵn sàng giúp đỡ nhau trong cơng việc” có giá trị trung bình thấp thứ hai, chỉ có 3.73. Một số đồng nghiệp thì rất nhiệt tình, hỗ trợ lẫn nhau để hồn thành tốt cơng việc vì mục tiêu chung của cơng ty nói chung, vì doanh số hay KPI của bộ phận kinh doanh nói riêng. Tuy nhiên bên cạnh đó, cũng cịn tồn tại khá nhiều nhân viên kinh doanh vì lợi ích và quyền lợi của bản thân mà quên đi mối quan hệ giữa các đồng nghiệp chung cơng ty. Điều này có thể gây ra những bất lợi khơng đáng có trong một tổ chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao động lực làm việc cho nhân viên kinh doanh của khu vực miền nam tại công ty cổ phần hỗ trợ dịch vụ thanh toán việt phú (Trang 79 - 83)